Friday, December 30, 2011

Lợi ích của Kiểm toán độc lập vai trò và trách nhiệm của các bên

LỢI ÍCH CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

Bùi Văn Mai – CPA VN, FCPA

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VACPA


1. Lợi ích của kiểm toán độc lập

Ngày nay, vốn, tài sản của doanh nghiệp không chỉ do thành viên sáng lập đóng góp mà còn huy động của các nhà đầu tư, cổ đông, vay ngân hàng, nợ người bán hàng, mua chịu, mua hàng trả góp, nợ người lao động, nợ tiền thuế…Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân có mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính (BCTC) là tài liệu phản ánh tổng hợp bằng giá trị tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động, có thể là từng quý, 6 tháng, 9 tháng hay cả năm. Theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, Báo cáo tài chính năm là bản quyết toán kết quả ăn chia quyền lợi, nghĩa vụ sau một năm kinh doanh giữa doanh nghiệp với Nhà nước, các cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ và quyền lợi với doanh nghiệp.

Cho dù có trình độ nghiệp vụ cao, cho dù có quyền lực điều hành doanh nghiệp…thì cũng không phải có tổ chức, cá nhân nào có thể tự kiểm tra, đánh giá xem bản Báo cáo tài chính – Báo cáo quyết toán một năm kinh doanh đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân mình hay chưa.

Do đó, từ gần 100 năm nay trên thế giới, và từ 20 năm qua ở Việt Nam đã hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán, trong đó có hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL).

KTĐL là hoạt động hành nghề của các kiểm toán viên (KTV) độc lập, của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), thực hiện kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các bản BCTC, làm cơ sở cho các cổ đông, nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; cổ đông có cơ sở nhận cổ tức, quyết định đầu tư thêm hay rút vốn về; ngân hàng có cơ sở tiếp tục cho vay hoặc thu hồi nợ vay; người bán hàng chịu có thể tiếp tục cung ứng hàng hóa hoặc ngừng; Nhà nước có cơ sở quyết toán thuế và các nghĩa vụ của doanh nghiệp; người lao động tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động…

Ngày nay, thông qua bản BCTC năm đang niêm yết có xác nhận của KTV, các nhà đầu tư có thể chấp nhận mua cổ phiếu của doanh nghiệp với giá cao hơn hoặc bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ…Nếu BCTC có sai phạm, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền hoặc ngừng niêm yết…

Để thực sự đạt được lợi ích của KTĐL, để có cuộc kiểm toán chất lượng cao, phải xác định rõ và thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mỗi bên, theo chúng tôi gồm 5 đối tượng chính sau:

> Kiểm toán viên/doanh nghiệp kiểm toán;

> Doanh nghiệp/đơn vị được kiểm toán;

> Cơ quan quản lý nhà nước;

> Các tổ chức nghề nghiệp;

> Cổ đông/nhà đầu tư và xã hội.

2. Lựa chọn kiểm toán viên/doanh nghiệp kiểm toán như thế nào?

Ở các nước được phép hành nghề cá nhân thì lựa chọn KTV là quan trọng nhất. Ở Việt Nam, pháp luật chỉ cho phép pháp nhân hành nghề KTĐL, cho nên quan trọng hơn là lựa chọn DNKT, tiếp theo là lựa chọn KTV.

KTĐL hành nghề bằng uy tín, danh tiếng và niềm tin. Uy tín, danh tiếng và niềm tin là tài sản vô hình hình thành theo thời gian, từ thực tế và không mua được bằng tiền. Do đó, các doanh nghiệp hãy lựa chọn KTV/DNKT phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp mình theo các tiêu thức sau:

> Nếu thực sự mong muốn nhận được một ý kiến kiểm toán chất lượng cao, hãy mời các công ty kiểm toán lớn, hoạt động lâu năm, có nhiều khách hàng; các KTV có danh tiếng…và phải chấp nhận giá phí cao phù hợp. Đối với DNKT mới thành lập vài năm nhưng bao gồm các KTV có nhiều năm kinh nghiệm, xuất thân từ các DNKT lớn thì cũng rất tốt. Trong đấu thầu không nên lựa chọn thầu theo tiêu chí giá phí thấp. Trong nghề kiểm toán không có khái niệm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

> Các DNKT nhỏ hoặc mới thành lập vẫn có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng khá cao cho các khách hàng phù hợp khi giá phí đủ bù đắp chi phí. Các thủ tục kiểm toán cho một khách hàng nhỏ không giảm bao nhiêu so với cuộc kiểm toán một khách hàng trung bình.

(Về chi tiết, cần lựa chọn các DNKT, KTV phải đủ điều kiện hành nghề trong năm, có tên trong danh sách công khai của Bộ Tài chính, UBCKNN hoặc VACPA; Ban lãnh đạo, bộ máy tổ chức ổn định, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp, số lượng KTV nhiều hoặc càng ít chuyển đổi càng tốt; làm việc có kế hoạch, giữ lời hứa; mạnh dạn khi chào giá phí cao vừa phải; quan điểm rõ ràng, dứt khoát khi xử lý các vấn đề chuyên môn với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao…)

Trách nhiệm cụ thể của KTV/DNKT

> Tuân thủ nguyên tắc KTĐL là: độc lập, trung thực, khách quan; bảo mật thông tin; tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

> Thực hiện cuộc kiểm toán theo hợp đồng đã ký, phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý theo trách nhiệm nghề nghiệp.

> Từ chối cuộc kiểm toán khi khách hàng có yêu cầu trái đạo đức nghề nghiệp, trái yêu cầu chuyên môn, trái pháp luật.

> Tính đủ phí để thực hiện đúng trách nhiệm của KTV…

> Bố trí đủ nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ, thông báo cho khách hàng khi phát hiện vi phạm.

> Bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp đưa ý kiến kiểm toán sai, gây thiệt hại cho khách hàng.

3. Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp/đơn vị được kiểm toán

Trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp/đơn vị được kiểm toán là tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống kiểm soát nội bộ sao cho có thể lập và trình bày trung thực và hợp lý bản BCTC phản ánh đầy đủ, đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp mong muốn lập bản BCTC trung thực và hợp lý nhưng thực tế vẫn bị sai sót, phản ánh sai lệch thực tế do (1) Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ quản lý, (2) Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả, (3) Cá nhân một vài người không có quyền lực cao nhất cố tình làm sai…thì DNKT và KTV sẽ hỗ trợ, tư vấn sửa đổi và hoàn thiện thông qua quá trình kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận thì KTV cũng không có trách nhiệm phát hiện và kết luận về gian lận đó…

Trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp:

> Nhận thức đúng mục tiêu và lợi ích của KTĐL;

> Đấu thầu, lựa chọn DNKT phù hợp, chất lượng tốt;

> Cần ký hợp đồng kiểm toán càng sớm càng tốt, tốt nhất là ký hợp đồng kiểm toán trước khi kết thúc kỳ kế toán, ký cho nhiều năm liên tục (từ 3 năm trở lên), giá phí phù hợp;

> Bố trí nhân sự phù hợp để phục vụ cuộc kiểm toán;

> Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin theo yêu cầu của KTV;

> Giải trình đầy đủ, trung thực;

> Có tinh thần hợp tác, xem xét nghiêm túc, kỹ lưỡng đối với những phát hiện của KTV để thực hiện những điều chỉnh cần thiết;

> Trả phí kiểm toán đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng.

4. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

> Ban hành đầy đủ, kịp thời, cụ thể, rõ ràng văn bản pháp luật;

> Truyên truyền, phổ biến và thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ văn bản pháp luật, xử lý nghiêm khắc và công khai các sai phạm;

> Tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV đủ nhu cầu của xã hội; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho KTV, DNKT; công khai dach sách KTV và doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề…


5. Vai trò và trách nhiệm của Hội nghề nghiệp

> Tham gia xây dựng văn bản pháp luật;

> Thực hiện tuyên truyền, quảng bá về nghề nghiệp, phổ biến văn bản pháp luật;

> Đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên cho KTV, trợ lý KTV;

> Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành và cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cho kiểm toán viên, hội viên và doanh nghiệp;

> Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ, xử lý và tham gia xử lý các sai phạm của hội viên…

6. Vai trò và trách nhiệm của cổ đông/nhà đầu tư

> Yêu cầu phải kiểm toán BCTC, phải lựa chọn KTV/DNKT phù hợp với muc tiêu kiểm toán;

> Yêu cầu công khai kết quả kiểm toán;

> Yêu cầu KTV giải trình khi cần thiết;

> Yêu cầu xử lý kịp thời và nghiêm túc các sai phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Một cuộc kiểm toán độc lập có chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan là mong mỏi của tất cả chúng ta, nhưng mỗi tổ chức, cá nhân đều phải cùng thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình thì mới hy vọng đạt được điều mình mong muốn.

(Theo VACPA)

Chất lượng kiểm toán độc lập sẽ gia tăng

Chất lượng kiểm toán độc lập sẽ gia tăng

Bà Trần Thúy Ngọc

Bức tranh tài chính của các DN, trong đó có cả DN niêm yết, CTCK sẽ trung thực và minh bạch hơn khi Luật Kiểm toán độc lập sẽ có hiệu lực từ 01/01/2012. Liên quan đến vấn đề này, ĐTCK có cuộc trao đổi với bà Trần Thúy Ngọc, phó Tổng giám đốc phụ trách dịch vụ kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam.

Hữu Hòe

Điểm mới quan trọng trong Luật KTĐL là quy định rõ quyền và trách nhiệm của DN được kiểm toán đối với quá trình kiểm toán BCTC. Điều này sẽ góp phần tạo ra những thay đổi quan trọng nào về chất lượng BCTC được kiểm toán, đặc biệt là đối với DN niêm yết, thưa bà?

Luật KTĐL có những quy định rõ ràng, đầy đủ về nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị được kiểm toán, các công ty kiểm toán (CTKT) và kiểm toán viên (KTV) hành nghề. Việc phân vai rất rõ ràng về nghĩa vụ pháp lý của các đối tượng này là điểm mới rất quan trọng để tạo sự minh bạch hơn trong hoạt động kiểm toán độc lập, nhất là minh bạch về trách nhiệm với kết quả kiểm toán BCTC. Theo đó, tạo nền tảng để nâng cao chất lượng của BCTC đã được kiểm toán.

Chất lượng thông tin BCTC do các đơn vị được kiểm toán lập ra là yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng của BCTC đã được kiểm toán.

Chỉ BCTC có thông tin đầy đủ, chính xác và tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán mới là cơ sở đảm bảo để KTV đưa ra ý kiến xác nhận về tính trung thực và hợp lý của báo cáo. Điều 39, Luật KTĐL quy định về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán, trong đó, nhấn mạnh đến đơn vị được kiểm toán phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của KTV và CTKT; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của các thông tin và tài liệu đã cung cấp... Đây là điều mà trước đây chưa được quy định rõ ràng. Với quy định này, những hạn chế trong phạm vi kiểm toán gây ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán do không được cung cấp đầy đủ tài liệu, hoặc được cung cấp đầy đủ liệu, hoặc được cung cấp tài liệu không kịp thời sẽ được hạn chế rất nhiều.

Đặc biệt, Luật quy định DN được kiểm toán, người chịu trách nhiệm lập ra BCTC phải điều chỉnh các sai sót của BCTC theo kiến nghị của các KTV để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có các ý kiến ngoại trừ. Quy định này được hiểu rằng, các đơn vị được kiểm toán không chỉ lập BCTC để cung cấp cho các KTV và CTKT, mà họ còn phải có trách nhiệm lập lại BCTC để thực hiện các kiên nghị điều chỉnh do KTV đưa ra. Do đó, BCTC sẽ không còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan (nếu có) của người lập ra BCTC. Qua đó, hạn chế rất nhiều những ý kiến ngoại trừ trên báo cáo của KTV. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng bởi, nếu có ý kiến ngoại trừ thì công chúng đầu tư và người đọc rất cần thiết phải lưu ý phân tích sâu các thuyết minh BCTC của các DN này. Các cổ đông sẽ có quyền đòi hỏi DN giải trình rõ về trách nhiệm pháp lý của ban lãnh đạo DN đối với ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán. Yêu cầu này thực sự là một sức ép không nhỏ với lãnh đạo DN nếu muốn có một BCTC được kiểm toán "chấp nhận toàn phần". Đây cũng là điều kiện quan trọng để KTV không đưa ra ý kiến ngoại trừ, gây khó hiểu cho người đọc BCTC.

Vậy còn trách nhiệm của các CTKT được thể hiện cụ thể ra sao trong quá trình kiểm toán để đảm bảo đưa ra BCTC có chất lượng cao?

Khi các đơn vị được kiểm toán và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho việc lập BCTC theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành có liên quan về kế toán và đã cung cấp tài iệu trong quá trình kiểm toán theo quy định của luật và thực hiện điều chỉnh sau khi có ý kiến của KTV, thì trách nhiệm còn lại đối với chất lượng của BCTC đã được kiểm toán sẽ thuộc về các KTV và CTKT.

Các CTKT phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình kiểm toán theo đúng các chuẩn mực kiểm toán, phải bố trí nhân sự có đủ trình độ chuyên môn để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.

Các CTKT ngày càng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn nếu muốn được chấp thuận kiểm toán các DN niêm yết. Theo bà, điều này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho TTCK, NĐT như thế nào?

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lựa chọn CTKT được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra xin ý kiến mới đây đã bổ sung một số quy định mới mang tính "khắt khe" hơn đối với CTKT về vốn, KTV hành nghề và số lượng khách hàng tối thiểu trong năm.

Theo tôi, việc đưa ra yêu cầu cao hơn về quy mô vốn, số lượng KTV hành nghề và số lượng khách hàng của các CTKT được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán là rất cần thiết. Điều này để đảm bảo rằng các CTKT được chấp thuận cần nâng cao nguồn lực và có cam kết cao về chất lượng kiểm toán, thể hiện chất lượng này trên báo cáo kiểm toán phát hành được sử dụng rộng rãi trong công chúng, nhà đầu tư.

Ví dụ, như quy định về yêu cầu số lượng KTV hành nghề tối thiểu phải là 7 người (thay vì đang là 5 người), thậm chí có một số ý kiến cho rằng, cần tăng lên 10 người. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán, không chỉ có KTV thực hiện kiểm toán, mà còn cần có KTV độc lập thực hiện soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro,... Hay quy định về vốn của các CTKT, đề cập đến vốn pháp định tối thiểu phải tử 4 tỷ đồng hoặc 5 tỷ đồng trở lên là nhằm đảm bảo các công ty có nguồn lực tài chính tốt, để có thể tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đầu tư công nghệ để hỗ trợ hệ thống đánh giá rủi ro, kiểm soát nội bộ...

Các quy định về việc công khai thông tin nhiều hơn và bắt buộc công khai qua website của các CTKT cũng sẽ là một kênh thông tin quan trọng để NĐT có thể thêm nhiều thông về các CTKT. Một điều khá quan trọng trong việc đảm đánh giá/thẩm định chất lượng của các BCTC đã được kiểm toán phát hành ra công chúng là cần có một bộ phận giám sát chất lượng kiểm toán, sẽ thực hiện việc thẩm định các báo cáo này, đánh giá khi cần thiết và xử lý các bất đồng hoặc tranh chấp khi có những ý kiến khác nhau về chất lượng của BCTC.

(Theo ĐTCK)
NGUON: VACPA

Thursday, December 29, 2011

Cà rốt (2 bài)

Bài 1. Cà rốt - siêu thực phẩm cho mùa đông


Theo VietnamNet

Ăn cà rốt sẽ giúp tốt cho sức khỏe toàn thân, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như mắt, da, hệ tiêu hóa, răng, đặc biệt là vào mùa đông. Đó là lý do tại sao mà loại củ này được cả thế giới ưa chuộng từ hàng ngàn năm qua...

Dưới đây là những công dụng của củ cà rốt mà bạn có thể chưa biết:

Ngăn ngừa ung thư

Nhiều công trình nghiên cứu cho biết, ăn cà rốt giúp hạ thấp nguy cơ ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết. Gần đây, các nhà khoa học đã cô lập một hợp chất có tên gọi là falcarinol trong cà rốt được cho là có tác dụng chống lại ung thư.

Falcarinol là loại “thuốc trừ sâu tự nhiên”(natural pesticide) có chức năng bảo vệ gốc củ cà rốt không bị bệnh nấm bệnh. Trong bữa ăn hàng ngày, cà rốt gần như là thực phẩm duy nhất có chứa những hợp chất này. Một nghiên cứu được thực hiện ở chuột cho thấy, khi chúng được cho ăn cà rốt sống hoặc chất falcarrinol thì giảm được 33% nguy cơ ung thư ruột kết so với những con chuột không được ăn.

Cải thiện thị lực

Võng mạc của mắt cần vitamin A để hoạt động, nếu thiếu vitamin A sẽ gây ra mù quáng vào ban tối. Cà rốt là thực phẩm giàu beta-carotene, chất được chuyển thành vitamin A ở gan.

Ở võng mạc, vitamin A được chuyển thành rhodopsin, sắc tố màu tía cần thiết cho thị lực ban đêm. Hơn nữa, beta-carotene chống lại sự suy hóa võng mạc và sự phát triển của bệnh đục nhân mắt. Một nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn giàu beta-carotene giảm được 40% nguy cơ suy hóa võng mạc so với những người ăn ít.

Ngăn đau tim

Các ngiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống giàu chất carotenoids có liên quan đến nguy cơ ít mắc bệnh đau tim. Người ta cũng tin rằng, thường xuyên ăn cà rốt giảm được nồng độ cholesterol trong máu. Các chất xơ hòa tan trong cà rốt có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ các axit mật

Ngăn ngừa tai biến mạch máu não

Bạn mắc bệnh tai biến mạch máu não? Lời khuyên của các nhà khoa học ở Trường đại học Harvard, Mỹ là nên ăn nhiều cà rốt. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, những người ăn hơn 6 củ cà rốt mỗi tuần giảm được nguy cơ tai biến mạch máu não đáng kể so với những người ăn mỗi tháng 1 củ hoặc ít hơn.

Giúp làn da tươi đẹp

Cà rốt có chứa thành phần làm sạch rất mạnh mà có thể giải độc cho gan, điều này cũng góp phần làm giảm mụn trứng cá gây ra bởi các độc tố xuất phát từ máu. Cà rốt cũng thường được sử dụng để điều trị làn da nhăn nheo và thô ráp mùa đông. Vitamin A và các dinh dưỡng khác có chứa trong củ cà rốt giúp chăm sóc làn da rất hiệu nghiệm, giup chống lại sự khô da và mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho bạn.

Giúp trẻ lâu

Cà rốt có chứa nhiều beta-carotene, thành phần hoạt động như chất chống oxi hóa để giúp cơ thể chống lại sự tổn thương ở các tế bào do cơ thể hít phải không khí độc hại hoặc máu bị “nhiễm bẩn”. Nó cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào và nhiều tác động tiêu cực liên quan đến lão hóa. Do vậy, muốn trẻ lâu, bạn nên chăn ăn cà rốt hoặc uống sinh tố cà rốt.

Giúp răng chắc khỏe

Cà rốt được xem như loại kem đánh răng tự nhiên vì nó giúp răng miệng sạch và là cách tốt nhất để cho miệng của bạn sạch sau mỗi bữa ăn. Chúng hoạt động như chất cọ rửa tự nhiên, giúp loại bỏ những chất bẩn bám ở răng. Chúng cũng giúp cơ thể tiết ra nhiều nước miếng, điều này sẽ giúp lau chùi những vết nhơ ở răng. Các chất khoáng ở cà rốt giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở răng và ngăn chặn răng tổn thương.

Cải thiện huyết áp

Nhờ giàu hàm lượng chất xơ hòa tan nên khi ăn cà rốt sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm hãm sự hiện diện của những cholesterol có hại(LDL) đồng thời làm tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể(HDL). Hệ quả là nó giúp làm nguy cơ máu đóng cục(tắc nghẽn mạch máu) và đau tim.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Cà rốt hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường nước miếng đồng thời cung cấp khoáng chất, vitamin và enzyme cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên ăn cà rốt giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Một số công dụng khác của cà rốt:

- Cà rốt sống hoặc chín đều có thể sử dụng để điều trị vết thương, đứt tay và nhiễm trùng.

- Cà rốt giàu chất carotenoids nên giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

- Thường xuyên ăn cà rốt sẽ giúp phụ nữ nuôi con có nhiều sữa và chất lượng sữa hơn.

- Phụ nữ chăm ăn cà rốt cũng sẽ giúp giảm rối loạn kinh nguyệt và khí hư.

- Cuối cùng là cà rốt có thể giúp cải thiện vẻ đẹp của tóc, móng tay, chân và da.

Bài 2. Nên ăn cà rốt thế nào để không ngộ độc?


Cà rốt là loại rau củ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bổ sung vitamin A cho trẻ, nhưng vì sao lại gây ngộ độc? Và ăn cà rốt thế nào để không ngộ độc?

Thông tin một bé gái suýt tử vong vì ăn nhiều cà rốt dẫn đến ngộ độc methemoglobine máu, đang làm nhiều phụ huynh lo lắng.

Thủ phạm gây ngộ độc cà rốt

Trên cơ sở khai thác bệnh sử em bé này (bé N), bình thường gia đình hay nấu canh xúp có cà rốt cho bé N. ăn để bổ sung vitamin A và bé cũng thích ăn cà rốt sống, các bác sĩ đã đi đến nhận định bệnh nhi bị methemoglobine máu do ăn nhiều cà rốt.

“Nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt. Khi ăn nhiều và lâu ngày sẽ gây methemoglobin ở trẻ nhỏ, biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, đưa đến tăng methemoglobine máu, làm bệnh nhân tím tái, khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời”, bác sĩ Tiến nói.

Cũng theo bác sĩ Tiến, ngoài cà rốt, một số loại rau củ khác cũng có nồng độ chất nitrate nhiều, có khả năng gây ra tình trạng methemoglobine máu cao nếu lạm dụng thái quá như củ dền, cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường…

“Bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng cần dinh dưỡng đúng cách và đa dạng. Nếu muốn bổ sung dưỡng chất cho các bé, phụ huynh nên đưa bé đi khám sức khoẻ trước để xem tình trạng ra sao, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có những chỉ định bổ sung dưỡng chất hợp lý”, bác sĩ Tiến khuyên.

TS.BS Lê Thị Phương Dung, giảng viên bộ môn dinh dưỡng, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM cho biết cà rốt là một loại rau củ rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là beta-caroten (tiền vitamin A), khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng phòng ngừa bệnh khô mắt, quáng gà, mù loà ở trẻ em...

Gọt vỏ, cắt hai đầu khi sử dụng

Ngoài ra, trong cà rốt còn có nhiều dưỡng chất giá trị khác như canxi, sắt, magiê, axít folic, kali, sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). “Không nên vì những thông tin ngộ độc cà rốt, mọi người đâm ra tẩy chay loại thực phẩm bổ dưỡng này.

Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng hợp lý để tận dụng được tối đa những mặt lợi và hạn chế mặt hại của cà rốt”, bác sĩ Dung nói và đưa ra một số lời khuyên cho người dùng cà rốt:

Gọt vỏ, cắt bỏ hai đầu trước khi ăn: Chọn mua những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng. Cà rốt có màu cam càng đậm càng chứa nhiều betacarotene. Cắt bỏ cành, lá càng sớm càng tốt vì chúng sẽ rút đi vitamin, muối khoáng và nước từ phần củ.

Để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên cà rốt, trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu.

Nên nấu chín hay xay ép cà rốt: Khác với một số loại rau củ khác phải ăn sống mới hấp thu được dưỡng chất, cà rốt nấu chín hay đã xay ép thành nước đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn.

Ăn đủ lượng cần thiết, không liên tục: Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...

Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết.

Liều dùng phù hợp nhất trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ). Khi ăn nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói… nên ngưng ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.

Theo afamily.vn

Những thực phẩm nên ăn tùy theo tâm trạng

Các thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta theo những cách khác nhau. Có những loại thực phẩm nên được tiêu thụ phù hợp với tâm trạng sẽ phát huy tác dụng cao hơn.

Có khi nào bạn tự hỏi, tại sao bạn thèm một thanh sô-cô-la khi cảm thấy tinh thần trì trệ? Hoặc có bao giờ bạn thắc mắc tại sao bạn thèm ăn các loại hạt khi bạn căng thẳng?... Đó là do tâm trạng của bạn khác nhau.

Đây là lý do tại sao các thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta theo những cách khác nhau. Có những loại thực phẩm nên được tiêu thụ phù hợp với tâm trạng sẽ phát huy tác dụng cao hơn. Thứ nhất, sẽ tốt cơ thể, thứ hai sẽ làm thay đổi tâm trạng theo chiều hướng tốt hơn (hoặc cũng có thể ngược lại).

Khi bạn căng thẳng

Thời gian cho công việc của bạn sắp kết thúc, và bạn còn một mớ công việc chưa hoàn thành xong, và bạn có xu hướng "bấn loạn" và làm lẫn lộn với nhau. Làm sao để thoát khỏi tình trạng này, nhất là vào những ngày cuối năm?

Chỉ cần tạo cho mình thói quen hít thở sâu và bổ sung thêm các loại thực phẩm như hạt bí ngô, hạt lanh, quả óc chó... Những thực phẩm giàu omega 3 còn giúp cơ thể của chúng tôi tăng cường magiê làm tăng khả năng của cơ thể để đối phó với sự căng thẳng, stress và mệt mỏi.

Vào một ngày đặc biệt và bạn cảm thấy quá căng thẳng, hãy lên kế hoạch ăn cá nướng cho bữa ăn tối. Cách hay này sẽ giúp làm dịu thần kinh của bạn.

Khi bạn lo lắng, bồn chồn

Ví dụ như trước buổi phỏng vấn, trước một sự kiện trọng đại, bạn có cảm giác bồn chồn, lo lắng. Bạn muốn thoát khỏi cảm giác này để không phải xấu hổ với mọi người? Đơn giản chỉ cần nhâm nhi một ít nước vôi hoặc ăn món ăn yêu thích của bạn là khoai tây. Những thực phẩm này rất giàu vitamin B tổng hợp và vitamin C giúp bạn thư giãn.

Tuy nhiên, hãy cố gắng tránh những thực phẩm chiên hoặc thực phẩm có caffeine, bởi chúng có thể làm giảm bớt sự lo lắng của bạn. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt gà nướng cũng có thể tác động lên dây thần kinh, giúp bạn giảm sự kinh bồn chồn. Protein giúp cơ thể của bạn để tạo ra dopamine và làm cho bạn bình tĩnh hơn.

Khi bạn buồn

Thời gian gần đây bạn cảm thấy u ám và luôn có cảm giác mang mác buồn, dù là không rõ lý do. Theo các chuyên gia tâm lý, trong những trường hợp như này, chỉ cần ăn một miếng sô-cô-la đen, ngay lập tức sẽ tăng mức năng lượng của bạn và để lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm hơn. Các loại thực phẩm giàu magiê như chuối và mơ cũng sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm buồn. Axit folic trong rau bina hoặc một ly nước ép cam cũng sẽ làm cho tâm trạng của bạn vui hơn.

Khi bạn tức giận

Để kiểm soát sự bình tĩnh của bạn, hãy tiêu thụ những thức ăn có tính chất làm mát như dưa chuột hoặc một cốc sữa chua. Chúng ta cũng nên tránh xa các đồ uống có ga và cồn vì chúng sẽ làm trầm trọng thêm những cảm xúc khó chịu này.

Những tâm trạng khác nhau ở những thời điểm khác nhau là khó tránh, và nhiều khi bạn muốn thoát khỏi những tâm trạng đó không được. Hãy ghi nhớ những hướng dẫn thực phẩm nói trên để có thể dễ dàng kiểm soát tâm trạng của mình tốt hơn!

Theo afamily.vn

Những thời điểm ăn uống cần lưu ý trong ngày

Bạn nghĩ rằng mình có chế độ ăn uống lành mạnh? Chưa chắc. Bởi có thể bạn đang mắc sai lầm ăn những loại độ ăn không thích hợp thời điểm. Vậy ăn uống đúng thời điểm là thế nào?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé:

Trước giờ tập thể dục

Cho dù bạn chọn tập thể dục vào buổi sáng hay sau giờ làm việc thì chắc chắn bạn cũng không muốn đi đến phòng tập với một dạ dày trống rỗng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước khi tập luyện, bạn nên cung cấp carbohydrates để cung cấp nhiên liệu cho cơ bắp của mình. Để cung cấp carbohydrate và protein, bạn chỉ cần ăn một chút bánh Muffin với bơ đậu phộng hoặc bột yến mạch với hoa quả hoặc bánh ngũ cốc nguyên hạt...

Sau buổi thể dục

Sau khi thể dục, cơ thể bạn có nhu cầu khác nhau. Cơ thể bạn đang tiêu hóa carbohydrate, vì vậy bạn có thể bắt đầu xây dựng năng lượng cũng như đang hấp thụ một số protein, giúp sửa chữa cơ bắp - theo Bethany Thayer, RD, một phát ngôn viên của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ. Lúc này, sẽ là tốt hơn nếu bạn uống một ly sữa. Sữa là một trong các loại thực phẩm tốt nhất sau khi tập thể dục. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sô-cô-la sữa để cung cấp carbohydrate nhiều hơn một chút. Các đồ ăn nhẹ sau khi tập luyện khác bao gồm bánh quy giòn với bơ đậu phộng, rau xắt nhỏ...

Bữa trưa ăn nhanh

Cho dù bạn đang rất bận trong công việc hoặc bận họp ở đúng giờ nghỉ trưa thì cũng không có nghĩa là bạn có thể bỏ bữa trưa. Một bữa trưa ăn nhanh cũng tốt hơn là không ăn gì. Vậy nên, bạn có thể chọn những thực phẩm ăn nhanh mà vẫn cung cấp một sự cân bằng lành mạnh của các chất dinh dưỡng cho cơ thể như bánh quy giòn, bánh pizza Muffin, trứng luộc, cá ngừ đóng hộp...

Sau bữa trưa

Vào khoảng 3-4 giờ chiều, có thể bạn đã thèm ăn uống một cái gì đó. Một tách cà phê vào cuối buổi chiều lúc này có thể sẽ khiến bạn mất ngủ về đêm. Vậy nên, thay vào đó, hãy chọn một cái gì đó có mùi thơm ngon, như một quả cam chẳng hạn. Cam vừa dễ tiêu hóa, lại không bắt cơ thể phải hấp thụ nhiều đường nhưng lại giàu vitamin C.

Trước khi ăn tối

Một lần nữa, chưa đến giờ ăn tối mà bạn đã cảm thấy đói khát do làm việc mệt mỏi. Nếu không thể chờ được đến bữa ăn tối thì bạn có thể ăn một chút pho mát, bánh quy giòn. Bạn cũng có thể ăn hoa quả, miễn sao để hạn chế cảm giác đói mà không ảnh hưởng gì tới bữa ăn tối. Thêm vào đó, bạn nên chọn những đồ ăn có lượng calo thấp để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể.

Bữa đêm, sau bữa tối

Cho dù đã ăn tối, nhưng trước giờ đi ngủ bạn vẫn thèm ăn. Điều quan trọng là, bạn không nên ăn quá nhiều ở thời điểm này vì nó có thể gây trở ngại cho giấc ngủ của bạn. Nếu thực sự muốn, bạn chỉ nên uống một cốc sữa ấm hoặc ăn một chút ngũ cốc.

Một trong những cạm bẫy của một buổi tối là thèm một bữa ăn nhẹ ban đêm không lành mạnh. Tuy nhiên, bánh pizza hay mì ống không phải là lựa chọn hay. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế thì, chúng ta có thể uống một cốc nhỏ đồ uống có lượng cồn thấp, ví dụ như cocktails. Thứ đồ uống này vừa có tác dụng dưỡng ẩm cho cơ thể lại ít natri nên sẽ không bắt gan phải cố gắng xử lý như xử lý các loại rượu khác.

Sáng hôm sau

Nếu bạn cảm thấy một chút rượu vang tối hôm trước có thể khiến bạn hơi váng đầu vào sáng hôm sau thì bạn có thể dùng nước ép trái cây với những đặc tính giải độc của nó để cảm thấy tỉnh táo hơn. Quả việt quất có thể đảm nhiệm khả năng này, hơn nữa nó lại là loại quả tuyệt vời cho dạ dày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại trà thơm như màu xanh lá cây bạc hà, trà hoa cúc... vừa có khả năng chống ôxy hóa lại có thể chống viêm rất tốt.

Theo afamily.vn

7 tư thế có hại cho sức khoẻ chị em

Dù ngồi hay đứng, dù đi bộ hay chạy thể dục.... nếu không chú ý tư thế sẽ rất dễ đau mỏi và lâu dài có thể gây các bệnh cột sống, đầu gối...

Tư thế ngồi làm việc

Nhiều người khi làm việc hay cong lưng để nhìn rõ máy tính. Việc này rất hại cho sức khoẻ, có thể dẫn đến các bệnh đau đốt sống cổ, đau vai, lưng và eo…

Lời khuyên: Nên chọn loại ghế có thể điều chỉnh độ cao và góc của lưng ghế vuông. Khi ngồi cần đảm bảo cho đầu gối, đùi và lưng tạo góc 90 độ, giữ ngực và vai mở rộng mang lại tác dụng hỗ trợ cho quá trình hô hấp được bình thuờng.

Tư thế xem ti vi

Xem ti vi có thể coi là hoạt động thư giãn của chị em. Chị em thường chọn tư thế thật thoải mái để có thể vừa xem ti vi vừa thưởng thức món ăn vặt yêu thích. Tuy nhiên, tư thế này cũng vô cùng có hại cho sức khoẻ. Ngồi lâu đến tê người sẽ có hại cho hệ tiêu hoá. Tư thế ngồi lười trong ghế sô-fa không chỉ chèn ép nội tạng, mà còn dễ khiến các cơ ở vùng eo bị đau mỏi.

Lời khuyên: Nên chọn loại ghế sô-fa cao và cứng một chút. Nếu ghế quá mềm, khoảng cách ngồi và lưng ghế quá sâu có thể đặt thêm gối tựa lưng giữ cho lưng và eo thẳng.

Tư thế suy ngẫm

Nhiều người có thói quen nâng quai hàm khi suy nghĩ để có cảm giác não bộ tập trung hơn vào vấn đề. Tuy nhiên tư thế này dễ khiến lưng bị đau mỏi. Đây là tư thế không có lợi cho cột sống, cũng dễ gây bệnh đau đầu.

Lời khuyên: Khi cần suy ngẫm việc gì, nên đứng dậy đi lại; hoặc đặt 2 tay sau gáy, xoay chuyển vùng cổ giúp cho máu ở não bộ lưu thông.

Tư thế đứng

Chị em hay đi giầy cao gót có thói quen đứng lệch trọng tâm về một bên, khi mỏi dồn trọng tâm về bên còn lại. Tư thế này dễ khiến cột sống bị tổn thương, làm cho hai bên eo phải chịu lực không cân bằng, gây đau lưng mỏi eo.

Lời khuyên: Nên đứng hơi dồn trọng tâm về phía trước, hai chân hơi khép vào nhau, mắt nhìn thẳng.

Tư thế đi

Nhịp sống nhanh khiến nhiều người khi đi có thói quen cúi đầu đi nhanh về phía trước, không để ý tới xung quanh. Cúi đầu, co ngực lại sẽ làm ảnh hưởng đến tim phổi, dễ gây cảm giác mệt mỏi.

Lời khuyên: Ngẩng đầu, nhìn ngang về phía trước, bước những bước ngắn, nhanh để tăng tần suất vận động của hai chân sẽ có tác dụng kích hoạt chức năng tim phổi.

Tư thế xuống cầu thang

Nhiều người có thói quen đá chân khi xuống cầu thang. Tư thế này tạo gánh nặng cho các khớp, đặc biệt làm tổn thương đầu gối.

Lời khuyên: Đầu gối và mũi chân nên ở cùng đường thẳng, để trọng lượng cơ thể dồn vào bàn chân khi đi.

Tư thế chạy

Chạy bộ buổi sáng vừa giúp rèn luyện sức khoẻ, lại có thể hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên tư thế chạy không đúng cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Nhiều người khi chạy chỉ nhấc cẳng chân, không vận động cả chân sẽ dễ gây mệt mỏi, có hại cho đầu gối.

Lời khuyên: Khi chạy nên kết hợp vận động của cả cẳng chân, đùi, xương chậu và cánh tay trên để giúp các cơ tiết kiệm lực, giảm áp lực cho đầu gối và rèn luyện tim phổi.

Theo afamily.vn

8 kiểu phụ nữ dễ sinh con trai

Nếu bạn giàu, hoặc bạn có chí tiến thủ, hoặc luôn có chồng quấn quýt bên cạnh, bạn sẽ có nhiều khả năng sinh con trai hơn.

Các chuyên gia y tế đã tổng kết, 8 kiểu phụ nữ sau đây dễ sinh con trai.

1. Phụ nữ có trí nhớ tốt

Theo một nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc ĐH Simon Fraser, Canada, phụ nữ mang bầu bé trai thường có trí nhớ, khả năng tính toán tốt hơn các chị em mang thai con gái. Nghiên cứu này được tiến hành trong 18 tháng, từ khi sản phụ mới có bầu tới sau sinh nở vài tháng. Các chuyên gia đánh giá, giới tính của thai nhi ảnh hưởng nhất định tới trí tuệ, khả năng nhận biết của người mẹ.

2. Phụ nữ có thời gian chuẩn bị mang thai dài

Nhóm nghiên cứu tới từ ĐH Maastricht, Hà Lan đã phát hiện ra quy luật thú vị này. Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu với 5.283 sản phụ. Kết quả cho thấy, trong số 498 phụ nữ chuẩn bị hơn một năm trước khi mang bầu, có tới 58% sinh con trai, trong khi tỷ lệ này ở số phụ nữ có bầu trong thời gian sớm hơn chỉ đạt 51%. Các chuyên gia lý giải, những phụ nữ có nhiều dịch nhầy trong tử cung tuy khó thụ thai nhưng trong thời gian dài, nó sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ giúp tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y dễ dàng gặp trứng.

3. Phụ nữ luôn có chồng ở bên

Tiến sĩ Karen Norberg, chuyên gia y tế thuộc Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ sau khi tiến hành nghiên cứu với 86.436 sản phụ đã chỉ ra rằng, nếu trong thời gian mang bầu, người vợ luôn nhận được tình yêu và sự săn sóc của chồng, tỷ lệ sinh con trai sẽ cao hơn 14% so với các bà mẹ đơn thân. Kết quả này bước đầu cho thấy, phương thức sống ảnh hưởng phần nào tới giới tính của thế hệ sau.

4. Phụ nữ ăn nhiều ngũ cốc trước khi mang bầu

Có 740 phụ nữ tham gia nghiên cứu này. Các chuyên gia của ĐH Exeter và ĐH Oxford, Anh đã yêu cầu họ liệt kê tỉ mỉ thực đơn mỗi tuần trước khi mang bầu, bao gồm số lượng và thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Kết quả cho thấy, có tới 59% phụ nữ ăn sáng bằng ngũ cốc và bỏng ngô trước và trong thời gian mang thai con trai. Chỉ có 43% trong số những người không mặn mà với các thực phẩm này hạ sinh quý tử. Điều này cho thấy, thực phẩm có mối liên hệ nhất định tới giới tính thai nhi.

5. Phụ nữ giàu có

Một nghiên cứu mới đây của giới khoa học Mỹ chỉ rõ, những phụ nữ gia cảnh sung túc, điều kiện kinh tế dư dả, trình độ văn hóa cao có tỷ lệ sinh con trai cao hơn so với các chị em eo hẹp tiền nong, sức khỏe yếu ớt.

6. Sản phụ làm công việc của nam giới

Kiến trúc sư, kế toán… là những công việc vốn thuộc về đàn ông, nhưng không ít phụ nữ trong xã hội hiện đại vẫn đảm nhận thành công các vị trí này. Nhóm chuyên gia tại Học viện kinh tế London đã tiến hành điều tra với 3.000 phụ nữ và rút ra kết luận, tỷ lệ sinh con trai so với con gái trong nhóm sản phụ làm kiến trúc sư, kế toán… là 140/ 100.

7. Phụ nữ có chí tiến thủ cao

Theo giới khoa học Trung Quốc, những phụ nữ có chí tiến thủ cao, tính cách cứng rắn, bản lĩnh thường dễ sinh con trai hơn các chị em nhu mì. Các chyên gia lý giải, phụ nữ thuộc tuýp mạnh mẽ thường có chỉ số testosterone trong buồng trứng tương đối cao. Đó là điều kiện thuận lợi giúp nhóm sản phụ này có nhiều khả năng mang bầu bé trai.

8. Phụ nữ ăn nhiều

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ và Thụy Điển, những sản phụ trong thời gian mang thai nạp nhiều thực phẩm sẽ có tỷ lệ sinh con trai cao hơn những nhóm khác. Chuyên gia Rulla Tamimi thuộc trường y Harvard là người đứng đầu nghiên cứu này. Họ tiến hành điều tra với 244 sản phụ trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy, testosterone tiết ra từ tinh hoàn nam thai nhi có liên quan trực tiếp tới lượng thức ăn lớn mà sản phụ hấp thu vào người. Đặc biệt, bà bầu ăn nhiều cơm càng có nhiều cơ hội sinh quý tử. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, trong thời gian thai kỳ, sản phụ phải tiêu hao lượng lớn calo và protein. Do vậy, chị em nên chú ý bổ sung các thực phẩm chứa carbohydrate và chất béo động thực vật.

Nguồn: Đất Việt

Tử vi năm Nhâm thìn 2012


Giáp Tý (02.02.1984 – 19.021.985) – Dương Nam
Canh Tý (28.01.1960 – 14.02.1961) – Dương Nữ
Canh Tý (28.01.1960 – 14.02.1961) – Dương Nam
Bính Tý (19.02.1996 – 06.02.1997) – Dương Nam
Bính Tý (19.02.1996 – 06.02.1997) – Dương Nữ
Giáp Tý (02.02.1984 – 19.02.1985) – Dương Nữ
Mậu Tý (10.02.1948 – 28.01.1949) – Dương Nam
Mậu Tý (10.02.1948 – 28.01.1949) – Dương Nữ
Nhâm Tý (15.02.1972 – 02.02.1973 ) – Dương Nam
Nhâm Tý (15.02.1972 – 02.02.1973) – Dương Nữ
Sửu
Ất Sửu (20.02.1985 – 08.02.1986) – Âm Nam
Ất Sửu (20.02.1985 – 08.02.1986) – Âm Nữ
Kỷ Sửu (29.01.1949 – 16.02.1950) – Âm Nam
Kỷ Sửu (29.01.1949 – 16.02.1950) – Âm Nữ
Quý Sửu (03.02.1973 – 22.02.1974) – Âm Nam
Quý Sửu (03.02.1973 – 22.02.1974) – Âm Nữ
Tân Sửu (15.02.1961 – 04.02.1962) – Âm Nam
Tân Sửu (15.02.1961 – 04.02.1962) – Âm Nữ
Dần
Bính Dần (09.02.1986 – 28.01.1987) – Dương Nam
Bính Dần (09.02.1986 – 28.01.1987) – Dương Nữ
Canh Dần (17.02.1950 – 05.02.1951) – Duong Nam
Canh Dần (17.02.1950 – 05.02.1951) – Dương Nữ
Giáp Dần (23.01.1974 – 10.02.1975 )- Dương Nam
Giáp Dần (23.01.1974 – 10.02.1975) – Dương Nữ
Nhâm Dần (05.02.1962 – 24.01.1963) – Dương Nam
Nhâm Dần (05.02.1962 – 24.01.1963) – Dương Nữ
Mão
Ất Mão (11.02.1975 – 30.01.1976) – Âm Nam
Ất Mão (11.02.1975 – 30.01.1976) – Âm Nữ
Đinh Mão (29.01.1987 – 16021988) – Âm Nam
Đinh Mão (29.01.1987 – 16.02.1988) – Âm Nữ
Quý Mão (25.01.1963 – 12.02.1964) – Âm Nam
Quý Mão (25.01.1963 – 12.02.1964) – Âm Nữ
Tân Mão (06.02.1951 – 26.01.1952) – Âm Nam
Tân Mão (06.02.1951 – 26.01.1952) – Âm Nữ
Thìn
Bính Thìn (31.01.1976 – 17.02.1977) – Dương Nam
Bính Thìn (31.01.1976 – 17.02.1977) – Dương Nữ
Giáp Thìn (13.02.1964 – 01.02.1965) – Dương Nam
Giáp Thìn (13.02.1964 – 01.02.1965) – Dương Nữ
Mậu Thìn (17.02.1988 – 05.02.1989) – Dương Nam
Mậu Thìn (17.02.1988 – 05.02.1989) – Dương Nữ
Nhâm Thìn (27.01.1952 – 13.02.1953) – Dương Nam
Nhâm Thìn (27.01.1952 – 13.02.1953) – Dương Nữ
Tỵ
Ất Tỵ (02.02.1965 – 20.01.1966) – Âm Nam
Ất Tỵ (02.02.1965 – 20.01.1966) – Âm Nữ
Đinh Tỵ (18.02.1977 – 06.02.1978) – Âm Nam
Đinh Tỵ (18.02.1977 – 06.02.1978) – Âm Nữ
Kỷ Tỵ (06.02.1989 – 26.01.1990) – Âm Nam
Kỷ Tỵ (06.02.1989 – 26.01.1990) – Âm Nữ
Quý Tỵ (14.02.1953 – 02.02.1954) – Âm Nam
Quý Tỵ (14.02.1953 – 02.02.1954) – Âm Nữ
Ngọ
Bính Ngọ (21.01.1966 – 08.02.1967) – Dương Nam
Bính Ngọ (21.01.1966 – 08.02.1967) – Dương Nữ
Canh Ngọ (27.01.1990 – 14.02.1991) – Dương Nam
Canh Ngọ (27.01.1990 – 14.02.1991) – Dương Nữ
Giáp Ngọ (03.02.1954 – 23.01.1955) – Dương Nam
Giáp Ngọ (03.02.1954 – 23.01.1955) – Dương Nữ
Mậu Ngọ (07.02.1978 – 27.01.1979) – Dương Nam
Mậu Ngọ (07.02.1978 – 27.01.1979) – Dương Nữ
Mùi
Ất Mùi (24.01.1955.-.11.02.1956) – Âm Nam
Ất Mùi (24.01.1955 – 11021956) – Âm Nữ
Đinh Mùi (09.02.1967 – 29.01.1968) – Âm Nam
Đinh Mùi (09.02.1967 – 29.01.1968) – Âm Nữ
Kỷ Mùi (28.01.1979 – 15.02.1980) – Âm Namf
Kỷ Mùi (28.01.1979 – 15.02 1980) – Âm Nữ
Quý Mùi (04.02.1943 – 24.01.1944) – Âm Nam
Quý Mùi (04.02.1943 – 24.01.1944) – Âm Nữ
Tân Mùi (15.02.1991 – 03.02.1992) – Âm Nam
Tân Mùi (15.02.1991 – 03.02.1992) – Âm Nữ
Thân
Bính Thân (12.02.1956 – 30.01.1957) – Dương Nam
Bính Thân (12.02.1956 – 30.01.1957) – Dương Nữ
Canh Thân (16.02.1980 – 04.02.1981) – Dương Nam
Canh Thân (16.02.1980 – 04.02.1981) – Dương Nữ
Giáp Thân (25.01.1944 – 12.02.1945) – Dương Nam
Giáp Thân (25.01.1944 – 12.02.1945) – Dương Nữ
Mậu Thân (30.01.1968 – 16.02.1969) – Dương Nam
Mậu Thân (30.01.1968 – 16.02.1969) – Dương Nữ
Nhâm Thân (04.02.1992 – 22.01.1993) – Dương Nam
Nhâm Thân (04.02.1992 – 22.01.1993) – Dương Nữ
Dậu
Ất Dậu (13.02.1945 – 01.02.1946) – Âm Nam
Ất Dậu (13.02.1945 – 01.02.1946) – Âm Nữ
Đinh Dậu (31.01.1957 – 17.02.1958) – Âm Nam
Đinh Dậu (31.01.1957 – 17.02.1958) – Âm Nữf
Kỷ Dậu (17.02.1969 – 05.02.1970) – Âm Nam
Kỷ Dậu (17.02.1969 – 05.02.1970) – Âm Nữ
Quý Dậu (23.01.1993 – 18.02.1994) – Dương Nam
Quý Dậu (23.01.1993 – 18.02.1994) – Dương Nữ
Tân Dậu (05.02.1981 – 24.01.1982) – Âm Nam
Tân Dậu (05.02.1981 – 24.01.1982) – Âm Nữ
Tuất
Bính Tuất (02.02.1946 – 21.01.1947) – Dương Nam
Bính Tuất (02.02.1946 – 21.01.1947) – Dương Nữ
Canh Tuất (06.02.1970 – 26.01.1971) – Dương Nam
Canh Tuất (06.02.1970 – 26.01.1971) – Dương Nữ
Giáp Tuất (10.02.1994 – 30.01.1995) – Dương Nam
Giáp Tuất (10.02.1994 – 30.01.1995) – Dương Nữ
Mậu Tuất (18.02.1958 – 07.02.1959) – Dương Nam
Mậu Tuất (18.02.1958 – 07.02.1959) – Dương Nữ
Nhâm Tuất (25.01.1982 – 12.02.1983) – Dương Nam
Nhâm Tuất (25.01.1982 – 12.02.1983) – Dương Nữ
Hợi
Ất Hợi (31.01.1995 – 18.02.1996) – Dương Nam
Ất Hợi (31.01.1995 – 18 02 1996) – Dương Nữ
Đinh Hợi (02.01.1947 – 09.02.1948) – Âm Nam
Đinh Hợi (02.01.1947 – 09.02.1948) – Âm Nữ
Kỷ Hợi (08.02.1959 – 27.01.1960) – Âm Nam
Kỷ Hợi (08.02.1959 – 27.01.1960) – Âm Nữ
Quý Hợi (13.02.1983 – 01.02.1984) – Âm Nam
Quý Hợi (13.02.1983 – 01.02.1984) – Âm Nữ
Tân Hợi (27.01.1971 – 14.02.1972) – Âm Nam
Tân Hợi (27.01.1971 – 14.02.1972) – Âm Nữ

UBCKNN CÔNG BỐ DANH SÁCH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN NĂM 2012 (ĐỢT 2)


Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Danh sách các Công ty kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2012 (đợt 2):

1. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

3. Công ty TNHH BDO Việt Nam

4. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - TDK

5. Công ty TNHH Kiểm toán KSI Việt Nam

6. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

7. Công ty TNHH Kiểm toán Vaco

8. Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT

(Danh sách cụ thể Công ty kiểm toán và kiểm toán viên mời xem file đính kèm)

(UBCKNN)

NGUON: VACPA
File kèm theo

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2011: Miễn thuế cũng như không

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2011:

Miễn thuế cũng như không

TT - Từ tháng 8 đến nay, nhiều người chỉ có thu nhập tính thuế từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân như cách hiểu lâu nay. Theo tính toán sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi danh sách miễn thuế. Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn xác định thu nhập để làm căn cứ xác định miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm tháng cuối năm 2011. Điều bất ngờ là căn cứ để miễn thuế TNCN dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng trong năm chứ không dựa vào thu nhập năm tháng cuối năm 2011, thời gian được miễn thuế theo nghị quyết của Quốc hội.

Theo tính toán, với cách tính trên sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi danh sách miễn thuế.

Chỉ miễn cho thu nhập bậc 1

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chỉ những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng mới được miễn thuế TNCN. Nếu thu nhập tính thuế cao hơn 5 triệu đồng thì không được miễn.

Bộ Tài chính cũng nêu rõ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012 do đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp cũng được miễn thuế. Trước đây một số DN có quyết định chia cổ tức trước ngày 1-8-2011 nhưng cổ đông thực nhận sau 1-8 đã làm văn bản hỏi cục thuế địa phương thì được trả lời do việc chia cổ tức được thực hiện trước 1-8 nên không được miễn thuế. Ngoài ra, trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu (được trả thay cho cổ tức) từ ngày 1-8-2011 đến hết 31-12-2012 cũng được miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giảm 50% số thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân trong giai đoạn từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012.Với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng trong thời gian từ ngày 1-8 đến hết ngày 31-12, hằng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn phải kê khai thuế nhưng tạm thời không khấu trừ thuế. Với cá nhân có thu nhập tính thuế lớn hơn 5 triệu đồng/tháng, tổ chức trả thu nhập phải khấu trừ thuế trên toàn bộ thu nhập chịu thuế.

S ố thuế được miễn

=

Thu nhập tính thuế cảm năm 2011 ở bậc 1

x

Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần

x

5 Tháng

12 tháng

Thiệt cho người lao động?

Nghị quyết quy định 5 tháng

Nghị quyết Quốc hội quy định: miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1 tháng 8-2011 đến hết ngày 31 tháng 12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.

Nghị định 101 của Chính phủ quy định thêm: thu nhập tính thuế làm căn cứ xác định việc miễn thuế là thu nhập tính thuế bình quân tháng của cá nhân thực nhận trong năm 2011.

Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cách xác định công thức tính số thuế được miễn đối với thu

nhập từ tiền lương, tiền công; từ kinh doanh của cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 theo cách tính bình quân thu nhập 12 tháng trong năm 2011.

Do chỉ ưu đãi với cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần, tức nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng, nên theo các chuyên gia, cách tính dựa trên thu nhập trung bình các tháng trong năm không có lợi cho người nộp thuế bằng cách tính thu nhập trung bình năm tháng cuối năm.

Lý do là thu nhập của những tháng đầu năm, đặc biệt tháng 1, tháng 2, thường cao hơn những tháng cuối năm do đây là thời điểm đơn vị chi trả thu nhập thưởng tết cho người lao động. Do vậy, nếu căn cứ trên thu nhập bình quân các tháng trong năm để miễn thuế sẽ có nhiều trường hợp người lao động có thu nhập tính thuế bình quân năm tháng cuối năm nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng nhưng lại bị loại khỏi danh sách miễn thuế.

Theo luật sư Trần Xoa - giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, theo tinh thần của nghị quyết 08 của Quốc hội và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn 10790 của Bộ Tài chính, cơ quan chi trả đã không thu thuế của các lao động có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1-8 đến hết ngày 31-12-2011.

Do vậy, trong trường hợp trên, khi quyết toán năm, cá nhân trên sẽ bị truy thu thuế. Theo ông Xoa, như vậy là không công bằng vì tinh thần nghị quyết của Quốc hội là miễn thuế TNCN năm tháng cuối năm với người có thu nhập tính thuế ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần do tình hình kinh tế cuối năm khó khăn. Hướng dẫn như nghị định 101 và thông tư 154 dẫn đến người lao động bị mất quyền lợi.

Trước kia theo dự thảo nghị định, người lao động được chọn lựa cách tính có lợi cho mình: thu nhập bình quân các tháng trong năm hoặc bình quân năm tháng cuối năm. Tuy nhiên khi ban hành nghị định chính thức chỉ còn một cách tính là lấy bình quân thu nhập 12 tháng trong năm, làm triệt tiêu quyền lợi chính đáng của người lao động đã được Quốc hội cho.

Hiện nay các cơ quan chi trả cũng rối với hướng dẫn mới. Trước đây, sau khi Quốc hội có nghị quyết về miễn thuế TNCN cho cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần, Bộ Tài chính đã có công văn 10790 chỉ đạo các cục thuế địa phương thông báo cho các doanh nghiệp không được tạm thu trước của người lao động. Nay sắp phải quyết toán năm, nhiều lao động thuộc diện phải truy thu thuế năm tháng cuối năm đã nghỉ việc thì ai sẽ chịu trách nhiệm nộp số thuế truy thu?

So sánh cách tính thu nhập chịu thuế dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng và thu nhập của 5 tháng cuối năm:

Thời điểm

Tổng thu nhập

(triệu đồng/tháng)

Thu nhập tính thuế

(triệu đồng/tháng)

Số thuế TNCN phải nộp (đồng/tháng)

Tháng 1- tháng 7

10

6

350.000

Tháng 8- tháng 12

9

5

Được miễn

Trung bình 12 tháng

9,85

5,58

308.000(*)

Giả sử ông C có thu nhập bình quân bảy tháng đầu năm là 10 triệu đồng/tháng, năm tháng cuối năm 9 triệu đồng/tháng, không có người phụ thuộc.

(*) Nếu tính riêng thu nhập bình quân năm tháng cuối năm thì năm 2011 ông C chỉ nộp thuế TNCN bảy tháng đầu năm: 350.000 đ x 7 = 2.450.000 đồng. Năm tháng cuối năm được miễn thuế.

Nếu tính bình quân cả năm thì ông C phải nộp: 308.000 đ x 12 tháng = 3.696.000 đồng, tức tăng thuế phải nộp là 1.246.000 đồng.

(ÁNH HỒNG - Tuổi trẻ online)
NGUON: VACPA