Sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của ngân hàng BIDV đang là 1 sự kiện nóng của thị trường tài chính Việt Nam. Sau khi IPO, theo lộ trình BIDV cũng sẽ lên niêm yết trên sàn Hose.
Cùng với Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG) đã niêm yết, xét về quy mô thì BIDV, VCB và CTG có thể được xếp vào hàng "đại gia" ngân hàng của Việt Nam trên Hose.
Ngày 6/12/2011, BIDV đã công bố giá khởi điểm đấu giá IPO là 18.500 đồng/cp; giá đóng cửa hôm nay của VCB là 22.200 đồng/cp; giá đóng cửa của CTG là 20.200 đồng/cp.
Dưới đây là hình ảnh của 3 đại gia dưới 1 số chỉ tiêu tiêu biểu.
Tài sản, Dư nợ, Huy động vốn
Tổng tài sản/Dư nợ/Huy động của 3 ngân hàng đến cuối Q3/2011
(Số liệu hợp nhất theo BCTC)
Các chỉ tiêu về tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn thì dẫn đầu là Vietinbank (CTG), tiếp đến là BIDV và VCB.
Duy nhất chỉ có VCB là tăng trưởng dương về huy động tiền gửi của khách hàng (tăng 8,49%) trong khi tiền gửi của BIDV và VCB đều giảm.
Tăng trưởng tổng tài sản của Vietinbank cũng cao hơn so với 2 ngân hàng kia.
CAR, Nợ xấu
(CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)
(Số liệu đến cuối Q3/2011)
| BIDV | VCB | CTG |
CAR | 10.28% | 10% | 9.86% |
Nợ xấu (tỷ đồng) | 7,403 | 7,478 | 3,932 |
Tỷ lệ nợ xấu | 2.67% | 3.94% | 1.44% |
Nợ xấu (nợ nhóm 3-4-5) của BIDV và VCB tương đương nhau với hơn 7.400 tỷ đồng, trong khi của CTG chưa đến 4.000 tỷ đồng.
Xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, CTG thấp nhất đạt 1,44%. Của VCB và BIDV lần lượt là 3,94% và 2,67%.
Quy mô nhân lực
Đến 30/9, CTG có hơn 18.300 nhân viên, hơn gấp rưỡi so với VCB. Số nhân viên của BIDV là hơn 16.500 người.
Lợi nhuận, ROA, ROE
Đv: Tỷ đồng | BIDV | VCB | CTG |
LNTT Năm 2010 | 4,626 | 5,479 | 4,598 |
LNTT 9T 2011 | 3,182 | 4,615 | 5,957 |
LN ròng 9T 2011 | 2,531 | 3,479 | 4,494 |
ROA 9 tháng | 0.64% | 1.04% | 1.08% |
ROE 9 tháng | 10.27% | 12.19% | 18.48% |
Năm 2010, VCB có lợi nhuận trước thuế hợp nhất lớn nhất, đạt gần 5.500 tỷ đồng. Lợi nhuận của BIDV và CTG xấp xỉ nhau (~4.600 tỷ đồng).
Trong 9 tháng đầu năm nay thì lợi nhuận của CTG tăng vọt lên gần 6.000 tỷ đồng, cao hơn 30% so với cả năm 2010.
VCB đạt 4.615 tỷ đồng, lợi nhuận có thể tăng mạnh trong Q4 khi hạch toán lợi nhuận từ việc bán cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina.
BIDV đạt 3.182 tỷ đồng LNTT 9 tháng. Theo như công bố thông tin cổ phần hóa thì LNTT 11 tháng đầu năm của ngân hàng BIDV đạt 4.100 tỷ đồng.
Theo “tiền lệ” thì lợi nhuận của VCB và CTG đã tăng mạnh sau khi cổ phần hóa.
Lượng vốn huy động qua đấu giá lần đầu
Tính theo khối lượng vốn cần huy động (khối lượng đấu giá nhân với giá khởi điểm) thì đợt đấu giá của BIDV dự kiến huy động 1.568 tỷ đồng.
Vốn hóa
Tính theo giá khởi điểm 18.500 đồng và vốn điều lệ dự kiến thì vốn hóa của BIDV đạt hơn 52.265 tỷ đồng - lớn nhất trong số 3 ngân hàng.
Vốn hóa của CTG đã tạm tính lượng cổ phiếu đang chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Cơ cấu dư nợ
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại BIDV, VCB và CTG
Cơ cấu dư nợ của 3 ngân hàng đều tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn tuy nhiên phân bổ tỷ lệ có sự khác nhau. Trong khi dư nợ ngắn hạn tại BIDV và VCB chỉ 54-55% thì tỷ lệ này ở CTG lên xấp xỉ 60%.
Dư nợ cho vay dài hạn tại BIDV và VCB đều trên 33% thì tại CTG chỉ 29,54% dư nợ dài hạn. Dư nợ dài hạn cao tại BIDV do đây là ngân hàng bán buôn và được Chính phủ chỉ định là ngân hàng giản ngân các khoản vay ODA. Trong khi đó CTG sau cổ phần hóa đã chuyển hóa và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Mạng lưới
Mạng lưới của các ngân hàng
Theo thông tin từ các ngân hàng thì đến năm 2011 mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của 3 ngân hàng đều phủ khắp cả nước. Trong đó CTG phát triển mạnh số lượng PGD, tuy nhiên VCB và BIDV thì tăng trưởng mạnh số ượng ATM.
Số lượng chi nhánh của BIDV vượt qua VCB và lọt vào top 3 ngân hàng có số lượng chi nhánh và PGD trên cả nước, sau Agribank và CTG.
Theo TTVN
No comments:
Post a Comment