Thursday, May 31, 2012

Thông báo danh sách thành viên may mắn trong Event tháng 5


            Các thành viên đăng kí tham gia dự án Lamgiau24h trong tháng 5 theo thứ tự tròn chục ( tính từ thành viên thứ 30) may mắn được nhận quà đã được tặng thẻ cào vào số điện thoại của các bạn. Dưới đây là ảnh chụp lại thứ tự đăng kí của các bạn.

















Quà tặng đã được chuyển tới các thành viên số: 30,40,50,60.





Trong tháng 6 sẽ có chương trình đồng hành cùng F1 mời các bạn tham gia.





                                                                                Trân trọng





                                                                 Admin: Kiemtien365.com

Sunday, May 27, 2012

Khám phá Product Placement trong MV: "Where Do We Go" - Thanh Bùi

Product Placement có vẻ xa lạ và hàn lâm nhưng chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp hình thức quảng cáo này trong đời sống thường nhật tại Việt Nam mà không hề hay biết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hình thức này với MV của Thanh Bùi và Tata Young: Tìm về nơi đâu - We Do We Go.




Chuyện vui sau khi xem MV: hai nhân vật chính trong bài hát : chàng họa sĩ AJ đẹp trai, lãng tử và người mẫu thời trang Catherine thực ra không dùng điện thoại di động, vì họ dùng số bàn để gọi cho nhau.
Product Placement - Catherine
Bạn hãy chú ý, trên di động hiện không có cột sóng 3G nhé
Product Placement - AJ
Avata của bạn này khá ngầu ha!
Bạn có nhận ra hai nhân vật chính trong MV này sử dụng smartphone của thương hiệu nào không?
Hãy xem lại hình ảnh và MV lần nữa!
Bạn có đếm số lần xuất hiện của thương hiệu này trong MV dài 4 phút 15 giây?

Nếu tính cả những lần sản phẩm xuất hiện mà không kèm thương hiệu thì bạn sẽ kinh ngạc: 20 lần. Điều này có nghĩa là mỗi phút bạn đang nhìn ngắm sản phẩm của Samsung khoảng 5 lần một cách vui vẻ và chăm chú. Bạn không bao giờ mường tượng mình đang xem film quảng cáo, bạn đang nghĩ bạn xem MV ca nhạc phải không?

Đến đây thì bạn có thể hiểu vì sao sản phẩm của Samsung dày đặc trong MV của Thanh Bùi và Tata Young rồi phải không.

Target Audience
Theo bạn, Samsung sẽ bán sản phẩm trong MV này cho ai?
Không quá khó! Những người trẻ, sành điệu, có thu nhập cao, muốn thể hiện phong cách và sự thành đạt.

Rất nhiều thương hiệu hướng tới đối tượng A, A+ với đủ các tiêu chí phức tạp nhưng bị "tắc" ở phần thể hiện. Làm thế nào để cho người dùng thấy:  dùng sản phẩm của tôi bạn sẽ trở nên sành điệu?

Samsung đã rất thông minh chọn một phân khúc cụ thể, với đối tượng người nghe cụ thể thông qua việc chọn lựa ca sĩ và dòng nhạc phù hợp. Đầu tư một cách hiệu quả cho MV, khai thác yếu tố giai nhân và nghệ sĩ đầy thuyết phục để xây dựng hình ảnh cho thương hiệu, cho không gian mà sản phẩm sẽ hiện hữu và tỏa sáng. Đây chính là "product placement" mà chúng ta sẽ tìm hiểu.

Product placement
Product placement hay embedded marketing là một hình thức quảng cáo với việc sản phẩm, dịch vụ thương hiệu xuất hiện trong bối cảnh thường không có quảng cáo như phim ảnh, âm nhạc, các sản phẩm truyền hình hoặc tin tức. Các sản phẩm dịch vụ này thường không được giới thiệu về đặc tính hay điểm nổi trội của sản phẩm như cách quảng cáo thông thường.

Lý do dùng hình thức này, đặc biệt trong các chương trình thương mại là tạo ra một kết nối mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc với những nội dung liên quan hoặc nhắm vào một đối tượng cụ thể, xác định.

Product placement có thể được xem là xuất hiện sau chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà những công ty hàng đầu về hàng tiêu dùng như Proter & Gamble đã đầu tư cho những vở kịch truyền hình nhiều kỳ (soap operas) với sự xuất hiện sản phẩm của mình trong kịch bản.

Vị trí của Product placement trong Marketing Mix được hình dung như sau:
Marketing Mix gồm
  • Sản phẩm - Product
  • Kênh phân phối - Place
  • Giá - Price
  • Chiêu thị - Promotion: nghĩa là sản phẩm nào người mua đang cần, nơi nào bán sản phẩm đó, với mức giá ra sao và làm thế nào để người mua biết thông tin về sản phẩm đó.
Promotion được chia ra thành những phần khác nhau và được gọi là phối thức chiêu thị (Promotion mix):
  • Bán hàng trực tiếp
  • Khuyến mãi
  • Quảng cáo
  • Quan hệ cộng đồng
Công cụ để thực hiện chức năng Quan hệ cộng đồng có rất nhiều loại, tuy nhiên có một công cụ chưa được đề cập đến, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì nó ngày càng được phổ biến hơn, đó là  Product placement.

Các thương hiệu đã sử dụng hình thức này

Bạn có biết vào năm 2010, Apple là công ty sử dụng phương thức này nhiều nhất thế giới? Trong số các 30 bộ phim số 1 có đến 10 bộ phim có sự xuất hiện của sản phẩm Apple. Nike, Chevrolet and Ford ở vị trí số 2 với khoảng 24% các bộ phim hàng đầu. Sony, Dell, Land Rover,Glock chỉ xuất hiện khoảng 15% các bộ phim.


Bạn có thể xem các thương hiệu xuất hiện trong các film bom tấn gầy đây nhất tại đây.
Có thể kể một vài bộ phim để bạn tham khảo
  • The Avengers:  ABC, Acura, aussieBum, Bose, CNN, Colantotte, C-SPAN, Dr. Pepper, Farmers Insurance, Harley-Davidson, Jansport, LG, MAC Cosmetics, MSNBC, NASA, NY1, Oracle, Plantronics, Southwest Airlines
  • Underworld Awakening: Taurus Judge 
  • Mission: Impossible - Ghost Protocol :  Apple, BBC, BMW, Bulgari, Burj Khalifa, Canon, Casio, Coca-Cola, Dell, Dos Equis, Ferrari, LG, Oakley, Panasonic, Persol, Prada, Rimowa, Zippo 
  • The Social Network - bộ phim nói về Facebook: Adidas, Apache, Apple, Arm & Hammer, Boston University, Brooks Brothers, Cadillac, Cambridge University, Columbia University, Cornell University, Dell, Disney, Exeter Academy, Facebook, Friendster, Gap, Google, Harvard University, LiveJournal, London School of Economics, Macy's, match.com, Microsoft, Mountain Dew, MySpace, Napster, Network Solutions, New England Patriots, NFL, Nike, Oxford University, Patagonia, Philips, Polaroid, Polo Ralph Lauren, Porsche, Range Rover, Red Bull, Samsung, Sony VAIO, Stairmaster, Stanford University, The Harvard Crimson, The North Face, The Unlimited, Thirsty Scholar, Tower Records, Ty Nant, Under Armour, Victoria's Secret, Yale University
Hầu hết các bộ phim, chương trình tivi hay mv âm nhạc sử dụng product placement vì 3 lý do sau
  1. thứ nhất, chương trình hay bộ phim của họ sẽ trở nên thật (realism) hơn
  2. thứ hai, giảm chi phí
  3. thứ ba, không phải quảng cáo không công cho bất cứ một nhãn hiệu nào cả
Cá biệt có lẽ là bộ phim Young Adult (2011) có đến hơn 60 thương hiệu xuất hiện. Bạn có thể xem một số hình ảnh từ bộ phim này




Chưa dừng lại ở đó, bộ phim này mang cả túi xách đặc trưng của Victoria's Secret lên cả poster để quảng bá

Có thể bạn sẽ giống tôi, dù biết rằng MV mới của Thanh Bùi là một sản phẩm hợp tác nhưng trên hết đó là một sản phẩm âm nhạc được đầu tư nghiêm túc và điều đó không ngăn được tôi nghe đi nghe lại hàng trăm lần bài hát này. 


Dù quảng cáo ẩn mình xung quanh chúng ta thì chúng ta vẫn phải sống, nhìn ngắm mọi thứ đẹp đẽ và thưởng thức cuộc sống của chính mình, phải không bạn?

Saturday, May 26, 2012

Thay đổi trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới

Vào đầu những năm 2000, một số vụ gian lận Báo cáo tài chính (BCTC) lớn xảy ra trên thế giới như: Enron, Worldom đã khiến các nhà lập pháp chú trọng hơn tới việc kiểm toán của các công ty niêm yết và chất lượng của các chuẩn mực kiểm toán. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của dự án ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới ("Clarity Project") do ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAASB) đảm nhiệm. Mục tiêu của dự án là để phục vụ lợi ích công chúng, làm cho các chuẩn mực dễ hiểu, rõ ràng và có thể áp dụng nhất quán. Trong năm 2009, IAASB đã hoàn tất dự án này. Kiểm toán viên trên khắp thế giới giờ đây có thể sử dụng 36 chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) mới và một chuẩn mực về kiểm soát chất lượng, có hiệu lực từ 15 tháng 12 năm 2009. Trong 36 chuẩn mực, có 16 chuẩn mực được sửa đổi và bổ sung, 19 chuẩn mực được bổ sung và 1 chuẩn mực được xây dựng mới.

Các ISA mới được xây dựng với những yêu cầu chi tiết hơn được coi là sẽ có những ảnh hưởng lớn tới bản chất và phạm vi các thủ tục kiểm toán, ghi chép hồ sơ kiểm toán và chi phí của cuộc kiểm toán. Bài viết này nhằm đề cập đến một số thay đổi cơ bản trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới này.

TS. Lê Thị Thu Hà

Trường Học viện Ngân hàng

Cấu trúc của các chuẩn mực

Về cấu trúc, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) mới được chia thành các phần riêng biệt:

- Giới thiệu: bao gồm thông tin về mục đích, phạm vi và vấn đề được đề cập trong chuẩn mực, trách nhiệm của KTV và các bên khác liên quan đến vấn đề trình bày trong chuẩn mực.

- Mục tiêu: mục tiêu của KTV trong lĩnh vực được đề cập trong chuẩn mực

- Định nghĩa: Các thuật ngữ chính được sử dụng chuẩn mực

- Yêu cầu: mỗi mục tiêu được làm rõ bằng những yêu cầu cụ thể

- Hướng dẫn áp dụng: giải thích chính xác hơn ý nghĩa của các yêu cầu hoặc cung cấp ví dụ về các thủ tục thích hợp trong các tình huống cụ thể.

Một trong những mục đích chính của hệ thống chuẩn mực là khuyến khích KTV xem xét mục tiêu và các thủ tục kiểm toán trong từng trường hợp cụ thể, thay vì thực hiện kiểm toán một cách máy móc. KTV cần phân tích mục đích của cuộc kiểm toán dựa trên đặc điểm của từng khách hàng, thay vì việc chỉ tích vào các bảng câu hỏi đã được lập sẵn. Vì vậy, các KTV cần tích cực hơn trong việc xem xét các rủi ro lớn và duy trì mức độ hoài nghi nghề nghiệp phù hợp trong quá trình kiểm toán. Trong phần lớn các trường hợp, KTV có thể đạt được các mục tiêu bằng cách tuân thủ theo các quy định của chuẩn mực, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là KTV không phải xem xét hoàn cảnh cụ thể và các thủ tục cần thiết để đạt được mục tiêu.

Cách diễn đạt trong các chuẩn mực cũng rõ ràng với việc nêu rõ các yêu cầu đối với KTV, sử dụng cụm từ KTV phải, thay vì KTV nên và động từ thì hiện tại như trong các chuẩn mực cũ.

Mục tiêu tổng thể của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Một trong những bổ sung đáng chú ý của dự án xây dựng chuẩn mực kiểm toán mới là việc xác định mục tiêu tổng thể của cuộc kiểm toán trong ISA 200, trong đó nêu rõ trách nhiệm của KTV và khách hàng trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. KTV có thể không phát hiện được hết các sai sót tại đơn vị kiểm toán, do một số nguyên nhân khác nhau như việc sử dụng các ước tính kế toán, sự không cung cấp đầy đủ thông tin của đơn vị, các hành vi gian lận, thông đồng được che đậy tinh vi, giới hạn về thời gian và chi phí, và một cuộc kiểm toán không phải là một cuộc điều tra, thanh tra về sai phạm. ISA 200 cũng nêu rõ trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban giám đốc liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, và cung cấp thông tin tài liệu cần thiết cho KTV trong quá trình kiểm toán.

Việc tuân theo các yêu cầu trong các chuẩn mực cũng cho phép KTV xác định những điều kiện tiên quyết khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, ví dụ ban giám đốc đơn vị được kiểm toán phải cam kết cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho KTV, nếu không, KTV không nên chấp nhận cuộc kiểm toán.

Ghi chép hồ sơ kiểm toán

Việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán mới sẽ dẫn đến KTV phải ghi chép quá trình xét đoán và thủ tục kiểm toán một cách chi tiết hơn, đánh giá rủi ro và duy trì thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp phù hợp. Mục đích của việc ghi chép là để một KTV có kinh nghiệm, không tham gia vào cuộc kiểm toán cũng có thể hiểu bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán và bằng chứng kiểm toán, những vấn đề chính phát sinh, các kết luận đưa ra, và các xét đoán nghề nghiệp được sử dụng để đưa ra kết luận. Ví dụ KTV cần ghi chép lại cơ sở của việc đưa ra ý kiến về sự hợp lý của các ước tính kế toán và việc liệu có những dấu hiệu nào cho thấy sự thiên lệch của ban quản lý.

Các chuẩn mực mới cũng chú trọng vào việc nhận biết, ghi chép các rủi ro và kết nối các rủi ro vào kế hoạch kiểm toán. KTV cần trao đổi với ban quản lý đơn vị về sự cần thiết có một qui trình quản lý và theo dõi rủi ro chính thức tại đơn vị.

Kiểm toán ước tính kế toán

ISA 540 về kiểm toán ước tính kế toán đã được mở rộng, bao gồm cả kiểm toán giá trị hợp lý, thay thế cho ISA 545. ISA 540 thừa nhận thực tế là các báo cáo tài chính hiện nay có nhiều ước tính kế toán hơn là các chuẩn mực cũ dự tính. ISA 540 đã được sửa đổi nhằm gia tăng sự chặt chẽ trong việc kiểm toán các ước tính kế toán và hướng đến sự tuân thủ phương pháp kiểm toán, trên cơ sở định hướng rủi ro. Một số yêu cầu mới trong ISA 540 bao gồm:

- Tìm hiểu cách thức ban giám đốc xác định các giao dịch, sự kiện và điều kiện có thể dẫn đến sự ghi nhận các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính;

- So sánh các ước tính trong kỳ kế toán trước với kết quả thực tế, và phù hợp, xem xét việc thực hiện lại ước tính đó, cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính kỳ hiện tại;

- Đánh giá mức độ không chắc chắn trong các ước tính, có thể làm phát sinh rủi ro đáng kể;

- Xem xét các xét đoán và quyết định của giám đốc khi lập ước tính kế toán nhằm xác định liệu có dấu hiệu về sự thiên lệch của ban giám đốc hay không

Các bên liên quan với việc xem xét rủi ro gian lận

Chuẩn mực ISA 550 về các bên liên quan đưa ro một số yêu cầu mới nhấn mạnh tới phương pháp kiểm toán trên cơ sở định hướng rủi ro. Quan hệ và giao dịch với các bên liên quan là một lĩnh vực quan trọng, dễ nảy sinh gian lận, cần được đội kiểm toán xem xét kỹ càng khi đánh giá rủi ro gian lận.

KTV cần thu thập, hiểu biết về các thủ tục kiểm soát đối với giao dịch với các bên liên quan. Chuẩn mực mới cũng yêu cầu KTV đánh giá sự giải trình của ban quản lý về việc liệu giao dịch với các bên liên quan có được thực hiện trên cơ sở giá thị trường hay không.

Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ.

ISA 265 là một chuẩn mực được xây dựng mới, đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm của KTV trong việc trao đổi với ban quản trị và ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về các khiếm khuyết củ kiểm soát nội bộ của đơn vị. Khi kiểm toán tại một khách hàng, KTV phải xác định những loại hình kiểm soát cần thiết được áp dụng phù hợp với bản chất, qui mô, mức độ phức tạp của khách hàng. Nếu những kiểm soát cần thiết đó không được áp dụng tại đơn vị, thì KTV cần trao đổi về các khiếm khuyết này với ban quản trị và các nhà quản lý của đơn vị.

Kiểm toán báo cáo tài chính

Một trong những thách thức lớn nhất đối với KTV từ các chuẩn mực kiểm toán mới là kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn, qui định trong ISA 600. Nếu như trước kia, KTV áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên với việc thu thập và tổng hợp báo cáo tài chính của công ty thành viên, thì bây giờ KTV phụ trách kiểm toán tập đoàn chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát và thực hiện cuộc kiểm toán cả tập đoàn. Trong cách tiếp cận từ trên xuống này, KTV phụ trách kiểm toán tập đoàn sẽ tham gia nhiều hơn vào công việc của KTV các đơn vị thành viên. Họ phải có hiểu biết về KTV của các đơn vị thành viên, bao gồm cả trình độ chuyên môn và sự tuân thủ của KTV thành viên đối với các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp trong việc kiểm toán tập đoàn. Đối với các đơn vị thành viên quan trọng, KTV tập đoàn phải tham gia vào việc đánh giá rủi ro của KTV đơn vị thành viên, thảo luận các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, soát xét tài liệu, hồ sơ của KTV đơn vị thành viên về các rủi ro đáng kể phát hiện được.

Ảnh hưởng của chuẩn mực mới đến hoạt động kiểm toán.

Với mục đích chung nhất là nâng cao chất lượng kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới đã được sửa đổi, bổ sung thêm nhiều yêu cầu chi tiết đối với KTV. Việc áp dụng hệ thống chuẩn mực này được cho là sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động kiểm toán. Chất lượng sẽ được nâng cao, rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, tuy nhiên chi phí kiểm toán cũng sẽ gia tăng. Theo nghiên cứu của nhóm cố vấn cho IAASB, các yêu cầu của chuẩn mực tăng lên khoảng 60%, và gần 30% các tuyên bố trước kia để ở thì hiệu tại thì nay trở thành các yêu cầu bắt buộc. Còn theo một nghiên cứu của Ủy ban Thực hành Kiểm toán của UK và Ireland đối với các công ty kiểm toán, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực mới sẽ làm gia tăng thời gian và chi phí cho một cuộc kiểm toán. Cụ thể là chi phí kiểm toán tăng trung bình 9,6% đối với khách hàng nhỏ và vừa, 1,9% đối với các khách hàng lớn, chi phí kiểm toán năm đầu tiên tăng 13,9% đối với khách hàng nhỏ và vừa, 5% với khách hàng lớn. Ảnh hưởng cụ thể lên các công ty kiểm toán khác nhau cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào qui trình kiểm toán mà các công ty đã thực hiện trước đó như thế nào. Đối với những công ty kiểm toán nhỏ, chưa thực hiện đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, kiểm soát chất lượng, thì sự thay đổi sẽ rất đáng kể.

Ở Việt Nam hiện nay, các KTV và công ty kiểm toán vẫn đang sử dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ban hành từ năm 1999 đến 2004. Các chuẩn mực này đều được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũ, ban hành trước năm 2005, do vậy không còn phù hợp với nội dung và kết cấu của hệ thống các chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới. Được sự ủy quyền của Bộ tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã thành lập ban nghiên cứu, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, gồm các chuyên gia từ văn phòng VACPA, Bộ Tài chính, các công ty kiểm toán và các trường đại học. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sẽ được cập nhật, bổ sung phù hợp với sự thay đổi của hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới sẽ là văn bản pháp lý quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động nghề nghiệp của các công ty kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán và tạo ra sự thừa nhận của quốc tế đối với hoạt động nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam.

(Theo TCKT)

Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân th

Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị chuẩn mực 400 (VSA 400).

Th.S Hoàng Thị Hồng Vân

Học viện Ngân hàng

M

ột hệ thống KSNB mạnh, phát huy hiệu quả trong hoạt động là mong muốn của nhiều doanh nghiệp (DN), tổ chức. Khi thiết kế hệ thống KSNB cần phải đảm bảo các nguyên tắc toàn diện, phân công phân nhiệm, phân chia trách nhiệm thích hợp Một trong những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm soát đó là nguyên tắc cân nhắc lợi ích và chi phí.

Theo đó, yêu cầu của nhà quản lý trong thiết kế và hoạt động kiểm soát là những chi phí cho kiểm tra phải hiệu quả, nghĩa là phải ít hơn tổn thất do những sai phạm gây ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào chi phí cũng nhỏ hơn lợi ích mà các hoạt động kiểm soát mang lại nên nhiều nhà quản lý DN có thể không chấp nhận với bất kỳ phương án kiểm soát nào nếu chi phí lớn hơn lợi ích mà các hoạt động kiểm soát đó mang lại. Tính hiệu của hoạt động của một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý. Các nhà quản lý DN có thể là những người chú trọng hoặc không quan tâm nhiều tới các hoạt động kiểm soát trong DN, điều này có ảnh hưởng lớn tới việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của DN, thể hiện thông qua việc tạo ra môi trường kiểm soát lành mạnh và các thủ tục kiểm soát thích hợp, hiệu quả.

Mong muốn có một hệ thống KSNB mạnh trong cả tổ chức và trong hoạt động là nhu cầu cấp thiết của hầu hết các DN không kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động của DN. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có được một hệ thống KSNB mạnh. Một hệ thống KSNB được coi là mạnh khi hệ thống đó được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và do đó có thể phát huy được hiệu quả và hiệu lực trong quá trình hoạt động. Điều quan trọng hơn là hệ thống đó có thể kiểm soát một cách tốt nhất các hoạt động trong chính đơn vị. Tuy nhiên, khi tổ chức và vận hành hệ thống KSNB, vấn đề mà các nhà quản trị DN gặp phải, cần cân nhắc và đưa lên bàn cân đó là vấn đề về chi phí và lợi ích của mỗi hoạt động, mỗi chốt kiểm soát được thiết lập.

Thiết kế thêm các chốt kiểm soát trong một số hoạt động cũng là một phương án mà nhiều nhà quản lý DN quan tâm. Với các đơn vị kinh doanh bán lẻ nhiều mặt hàng như siêu thị, các hoạt động kiểm soát hiện tại như tạo khu vực gửi đồ của khách hàng, thiết lập cửa ra, cửa vào riêng rẽ, thực hiện kiểm kê hàng hóa khi kết thúc ca vẫn chưa làm cho các nhà quản lý yên tâm trong việc kiểm soát tốt nhất đối với tài sản DN, tránh được tối đa sự tổn thất cho DN từ phía khách hàng và nhân viên của DN. Giả sử, để có thể kiểm soát tốt hơn đối với hàng hóa bán ra, ngoài các quy định đã có, các nhà quản lý lên phương án thiết kế thêm một số chốt kiểm soát. Theo đó, các nhà quản lý sẽ bố trí thêm một nhân viên kiểm soát tại cửa ra siêu thị. Khi khách hàng đã thanh toán xong, trước khi ra cửa, nhân viên kiểm soát này sẽ thực hiện công việc kiểm tra lại số lượng, chủng loại hàng trong giỏ hàng của khách, so sánh với hóa đơn do bộ phận thu ngân in ra. Chốt kiểm soát này có thể kiểm soát tốt hoạt động bán hàng của siêu thị, ngăn chặn gian lận cả từ phía khách hàng và nhân viên thu ngân. Tuy nhiên, thêm chốt kiểm soát này, các nhà quản lý DN phải đối mặt với bài toán về chi phí cho công tác kiểm soát và lợi ích mà hoạt động kiểm soát đó mang lại. Rõ ràng các nhà quản lý DN có thể nhận thấy vai trò, tác dụng của chốt kiểm soát nêu trên đối với hoạt động bán hàng nhưng không phải nhà quản lý nào cũng có thể đưa ra quyết định tăng cường hoạt động kiểm soát này.

Hay với một DN khác, có hoạt động sản xuất đặc thù với các sản phẩm nhỏ như những đồ chơi trẻ em, các con vật, con thú với kích thước nhỏ, việc thất thoát những sản phẩm, tài sản là không tránh khỏi. DN mong muốn kiểm soát đối với những tài sản của mình, tránh bị các nhân viên, người lao động trong DN lấy mang ra ngoài DN. Ban lãnh đạo DN đưa ra nhiều phương án tạo chốt kiểm soát tại khu vực bảo vệ tại cửa ra vào của công ty. Chốt kiểm soát có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra mỗi nhân viên khi ra khỏi cửa công ty. Cách làm này có thể gặp phải sự phản ứng từ những người lao động và có thể DN cũng cần phải chi trả thêm một khoản tiền cho việc bổ sung nhân sự nam hoặc nữ để thực hiện công tác kiểm soát trên. Một phương án khác có thể được đưa ra đó là DN sẽ bố trí một thiết bị có thể giúp phát hiện những tài sản bị lấy trộm mang ra ngoài. Tuy nhiên, chi phí cho việc đầu tư thiết bị có thể giúp phát hiện những tài sản bị lấy trộm mang ra ngoài. Tuy nhiên, chi phí cho việc đầu tư thiết bị này là không nhỏ. Khi đó các nhà quản lý DN lại một lần nữa phải cân nhắc về chi phí cho hoạt động kiểm soát trong ngắn hạn, các phương án này có thể không được thực thi.

Thực tế cho thấy, để kiểm soát tốt các hoạt động ngoài việc lập hàng loạt các thủ tục kiểm soát, DN cũng cần phải bố trí nhân sự một cách khoa học, không để một nhân viên thực hiện đồng thời nhiều công việc thực hiện đồng thời nhiều công việc có liên quan vơi snhau để tránh tạ ra các hành vi gian lận. Ví như với hoạt động bán hàng và hoạt động thu ngân càn phải tách biệt. Tuy nhiên để tạo được sự tách biệt này có thể DN phải tăng thêm nhân viên thông qua tuyển dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc DN phải đối mặt với những khoản chi phí tăng thêm. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo DN cũng sẽ phải cân nhắc lại phương án tăng thêm nhân sự, mặc dù biết rằng điều đó có thể giúp DN hạn chế được các hành vi gian lận đối với các tài sản của DN. Do đó, trong điều kiện hạn chế, DN có thể vẫn sẽ duy trì hoạt động kiểm soát như cũ và có nghĩa là các sai phạm vẫn sẽ tiếp diễn.

Rõ ràng một hệ thống KSNB mạnh, hiệu quả là mong muốn của mọi DN. Một hệ thống KSNB mạnh, hiệu quả sẽ giúp DN kiểm soát tốt các hoạt động, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, bảo vệ an toàn cho tài sản, thông tin của DN không bị lạm dụng. Hơn ai hết, các nhà quản lý DN là người nhận thức rõ vai trò quan trọng của một hệ thống KSNB mạnh, hiệu quả. Mặc dù vậy, khi thiết kế và vận hành hệ thống này, các nhà quản lý DN phải đối mặt với nhiều vấn đề như quy mô, đặc thù ngành nghề của DN; trình độ, năng lực của nhân viên, người lao động, trong đó quan trọng hơn cả đó là vấn đề chi phí cần thiết trang trải cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB. Trong ngắn hạn, chi phí cho các hoạt động kiểm soát có thể lớn hơn lợi ích mà hoạt động kiểm soát này mang lại, điều đó lý giải cho sự băn khoăn của các nhà quản lý DN khi muốn thiết kế thêm các chốt kiểm soát mới. Để có một hệ thống KSNB mạnh, xét trong dài hạn, các nhà quản lý cũng cần có sự quyết toán và mạnh tay trong vấn đề thiết kế các hoạt động kiểm soát trong DN, ngay cả khi chi phí mà DN phải trang trải lớn hơn lợi ích mà các hoạt động kiểm soát này mang lại. Bởi những hoạt động kiểm soát này không chỉ hát huy vai trò ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, bảo vệ tài sản và thông tin của DN, làm lành mạnh hóa các hoạt động trong chính DN, làm lành mạnh hóa các hoạt động trong chính DN mà còn góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, nâng cao ý thức, thay đổi nếp nghĩa, thói quen của một số lượng lớn người lao động nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

(Theo TCKT)


Sunday, May 20, 2012

(Event) Đăng kí liền tay nhận ngay quà tặng


Chương trình tri ân: Đăng kí liền tay - Nhận ngay quà tặng 


Các bạn thân mến! Kể từ ngày dự án lamgiau24h.vn khởi động. Đại lý Sim Đa Năng Đông Bắc nhận được sự quan tâm của đông đảo thành viên. Dự án này thực sự đã đem lại cơ hội kiếm tiền tại nhà cho tất những ai quan tâm đến kinh doanh kiếm tiền tại nhà. Kể từ ngày 20/5/2012 các thành viên tạo tài khoản trên www.lamgiau24h.vn theo link dưới đây sẽ có cơ hội nhận được quà tặng là thẻ điện thoại trị giá từ 10.000Đ đến 100.000Đ.





Điều kiện tham gia như sau:





         1. Các thành viên đăng kí tài khoản ( Miễn phí) có số thứ  tự là số tròn chục ví dụ: 30,40,50....sẽ nhận được thẻ cào điện thoại trị giá 10.000Đ.


         2. Các thành viên đăng kí tài khoản ( Miễn phí) có số thứ  tự là số tròn trăm ví dụ: 100,200,300....sẽ nhận được thẻ cào điện thoại trị giá 100.000Đ.


         Lưu ý: 1. Số thứ tự đăng kí sẽ được kiemtien365.com chụp ảnh lại và cập nhập tại mục này.


                    2. Phần thưởng sẽ được gửi trực tiếp về số điện thoại khai báo trong tài khoản của các bạn.


                   3. Các tài khoản nào nâng cấp lên bạc, hoặc vàng, hoặc kim cương sẽ được tặng luôn 10.000Đ, 30.000Đ, 50.000Đ ( theo thứ tự loại tài khoản). Vào tài khoản mà không cần phải tính theo số thứ tự đăng kí.  








Thứ tự đăng kí từ 7-19/5/2012 ( từ 1 - 20). Chương trình áp dụng từ thành viên thứ 21 trở đi. Như vậy thành viên đăng kí thứ 30 sẽ là người may mắn đầu tiên.







Ảnh chụp danh sách thành viên ngày 20/5/2012





Chương trình sẽ kết thúc vào ngày 31/5/2012. Các thành viên may mắn nhận giải thưởng sẽ được thông báo tại đây.


( Từ 1/6/2012 sẽ có chương trình hỗ trợ thành viên đã tham gia. Các thành viên tích cực truy cập mục này để biết thông tin) 




















 

Thursday, May 17, 2012

Chưa yên tâm với chất lượng kiểm toán


Cùng với chất lượng kiểm toán, biểu hiện “cá lớn nuốt cá bé” giữa các doanh nghiêp kiểm toán cũng được đặt ra tại buổi họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán tổ chức hôm 15.5, tại Hà Nội.

Thảo Nguyên

“Hôm qua tôi nhận được đơn kiện của cổ đông một công ty niêm yết về việc kiểm toán không chính xác”, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính Hà Thị Ngọc Hà đưa dẫn chứng khi bày tỏ băn khoăn về chất lượng kiểm toán. Mặc dù, theo đánh giá của Bộ Tài chính, nhìn nhận một cách khái quát, thông tin từ các báo cáo tài chính sau khi có ý kiến của kiểm toán đã được các tổ chức, cá nhân tin cậy làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, song “xã hội chưa thực sự hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng kiểm toán và làm giảm lòng tin của người sử dụng vào báo cáo kiểm toán”. “Các anh có chia hoa hồng như thông lệ không?”

Phát biểu của bộ Tài chính đã đi thẳng vào một trong những vấn đề mà Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cũng như các hội viên đang trăn trở. Tổng giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Võ Hùng Tiến chỉ ra rằng, báo cáo về tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán của VACPA chưa đề cập đến vấn đề “cực kỳ đáng xấu hổ” trong kiểm toán xây dựng cơ bản. Theo đó, các công ty kiểm toán trong lĩnh vực này sẵn sàng chia từ 30 – 40%, thậm chí đến 50% hoa hồng kiểm toán cho các đối tác để nhận được hợp đồng và để cho các đơn vị này tự làm, tự ký đánh giá kiểm toán. “Khi chúng tôi làm việc với một doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng cơ bản, đai diện đơn vị này đã hỏi thẳng chúng tôi: Công ty anh có chi hoa hồng như thông lệ các công ty kiểm toán xây dựng cơ bản vẫn làm không? Chúng tôi đã từ chối việc chi hoa hồng, đồng nghĩa từ chối luôn hợp đồng với đơn vị này”, ông Tiến kể.

Kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2011 tại 30 công ty kiểm toán được VACPA công bố mới đây cũng cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế, từ chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ký kết hợp đồng dịch vụ và quản lý khách hàng, quy trình kiểm toán và hồ sơ làm việc… Chẳng hạn, liên quan đến quy trình kiểm toán và hồ sơ làm việc, báo cáo nêu rõ: “Phần lớn các hồ sơ được kiểm tra đều chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán quan trọng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành”. Chẳng hạn, liên quan đến bằng chứng kiểm toán, nhiều công ty không thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận đối với số dư tiền gửi ngân hàng, tiền vay, nợ phải thu, nợ phải trả mà chỉ kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở các tài liệu khách hàng cung cấp (như công ty kiểm toán KTV, HANCO, AAFC, ASCO, AACC…). VACPA cũng cho rằng, đa số các hồ sơ được kiểm tra chưa thể hiện các thủ tục đánh giá rủi ro về gian lận và sai sót cũng như xây dựng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã không được công ty kiểm toán phát hiện, kiến nghị và xử lý kịp thời. Đơn cử như trường hợp công ty Dược Viễn Đông (DVD – sàn HSX), kinh doanh thua lỗ song báo cáo tài chính vẫn thể hiện kết quả ấn tượng, song cả hai công ty kiểm toán lớn là là A&C và Ernst & Young đều không phát hiện ra, khiến cho hàng ngàn nhà đầu tư “chết đứng” vì tin tưởng vào báo cáo đã “qua tay” công ty kiểm toán. Gần đây nhất, ngày 28.4, các nhà đầu tư của Ngân hàng Habubank cũng rơi vào tình trạng “ngã ngửa” khi nhận thông tin, theo đánh giá đặc biệt của ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của Habubank liên tới 32,6%, lợi nhuận trước thuế âm 4.197 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 195 tỷ đồng. Trong khi đó, báo cáo kiểm toán của Ernst & Young tại ngày 29.2.2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này là 16,06%, vốn chủ sở hữu còn 3.741 tỷ đồng – được cho là theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đáng ngạc nhiên là, kết quả kiểm toán cũng của Ernst &Young, cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Habubank chỉ là 4,42%, vốn chủ sở hữu vẫn còn 4.390 tỷ đồng!

Doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép từ hai phía

Cùng với những tồn tại, hạn chế trong chất lượng kiểm toán, các doanh nghiệp cũng bày tỏ bức xúc về tình trạng phân biệt đối xử, thậm chí có biểu hiện “cá lớn nuốt cá bé” trong ngành.

Tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng thành viên công ty AASC Ngô Đức Đoàn, nêu ý kiến: các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng lớn luôn đặt yêu cầu đối tác phải là một trong 4 hãng kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới, bao gồm PWC, Deloitte, E&Y và KPMG (Big4). Bản thân Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng đặt ra rào cản cho các công ty trong nước khi chỉ định Big4 kiểm toán tại các công ty có vốn nhà nước mà SCIC quản lý. Báo cáo của VACPA cũng cho thấy, kết quả kinh doanh của nhóm Big4 vẫn tăng trưởng nhanh trong năm 2011, trong khi các công ty kiểm toán trong nước chững lại.

Tổng Giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Võ Hùng Tiến bổ sung: cơ quan quản lý có biểu hiện nương nhẹ với vi phạm của nhóm Big4, trong khi lại mạnh tay với các công ty kiểm toán trong nước, nhất là nhóm nhỏ và vừa. Ông Tiến lấy ví dụ, kết quả kiểm toán ngân hàng Habubank của công ty kiểm toán Ernst & Young có sự chênh lệch vô cùng lớn chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn (từ có lợi nhuận đến âm vốn nặng nề), song đến nay vẫn “chưa có vấn đề gì”. Theo ông Tiến, nếu trường hợp này, rơi vào các công ty kiểm toán trong nước sẽ bị “xử lý tới bến”. Đơn cử như trường hợp báo cáo kiểm toán của một công ty trong nước thiếu thuyết minh về chi phí sản xuất cho yếu tố, Bộ Tài chính đã xử phạt, treo bằng kiểm toán viên mà theo ông Tiến, sai sót này chỉ đáng ở mức nhắc nhở.

Trong khi đó, nhóm Big4 có biểu hiện “cư xử không đẹp” khi cạnh tranh không lành mạnh với các công ty kiểm toán trong nước. Theo quy định, giá trị hợp đồng kiểm toán năm nay không được thấp hơn năm ngoái. Song có công ty trong nhóm Big4 đã ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp chỉ là 30.000 USD, trong khi hợp đồng họ ký với một công ty kiểm toán trong nước năm trước là 50.000 USD. “Đây là một biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp nhỏ”, ông Tiến bức xúc.

(Theo báo điện tử: Sài Gòn tiếp thị)

BBT: Do có thông tin trái chiều trong cuộc họp nên Ban Biên tập web cho đăng bài này để các Kiểm toán viên và bạn đọc rộng đường dư luận./.

Kreston ACA Việt Nam vẫn kiểm toán doanh nghiệp niêm yết, vì sao?

Trên BCTC năm 2011 của CTCP Xây dựng điện Việt Nam (mã CK VNE), Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC) có lưu ý: "Số liệu tài chính năm 2011 của công ty con -CTCP Xây dựng điện VNECO 3 (VE3), đơn vị đang được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội để hợp nhất là số liệu từ BCTC đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam (Công ty không nằm trong danh sách kiểm toán được chấp thuận kiểm toán năm 2012 cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán)".

Phan Hằng Phương

Không được chấp thuận, Kreston ACA Việt Nam vẫn kiểm toán DN niêm yết

Việc Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam không có tên trong danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận năm 2012 trên TTCK, nhưng vẫn đường hoàng ký tên trên báo cáo kiểm toán của một số DN niêm yết đã gây không ít băn khoăn cho người đọc BCTC của VNE.

Tìm thông tin trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) thì được biết, Kreston ACA Việt Nam là tên gọi mới của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (IFC - ACA Group), đơn vị được chấp thuận kiểm toán trong năm 2011. Theo tìm hiểu của ĐTCK, không chỉ với VE3, Kreston ACA Việt Nam còn cung cấp dịch vụ cho một số công ty niêm yết khác như CTCP khoáng sản Na Rì Hamico (KSS). Vì sao Kreston ACA Việt Nam không có tên trong danh sách được chấp thuận kiểm toán trên TTCK mà vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ này cho một số DN niêm yết?

Trao đổi với ĐTCK, một lãnh đạo cấp vụ UBCK cho biết: "Kreston ACA Việt Nam không được chấp thuận kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết trong năm 2012 do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn số lượng kiểm toán viên tối thiểu. Tuy nhiên, UBCK đã có công văn chấp thuận cho công ty được thực hiện nốt một số hợp đồng kiểm toán đang dang dở".

Ý kiến này cho rằng, việc gia hạn cho Kreston ACA Việt Nam được căn cứ trên cơ sở của Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Được biết, tại điều 12, Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ Tài chính có quy định: "DN kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách kiểm toán có thời hạn tiếp tục được thực hiện các hợp đồng đã ký và đang thực hiện, nhưng không được ký thêm các hợp đồng mới... đến ngày được chấp thuận lần sau".

Cũng theo ý kiến từ UBCK, quyết định chấp thuận gia hạn cho Công ty Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam tiếp tục thực hiện một số hợp đồng kiểm toán đang thực hiện dang dở được đưa ra sau khi rà soát kỹ lưỡng các hợp đồng này. UBCK không chỉ căn cứ vào ngày ký hợp đồng kiểm toán, mà còn căn cứ vào việc công ty kiểm toán này đã thực hiện soát xét BCTC bán niên. "Vấn đề xử lý DN kiểm toán không được tiếp tục chấp thuận vướng phải thực tế là công sức doanh nghiệp kiểm toán đã bỏ ra trong 6 tháng đầu năm, liên quan đến giá phí. Việc xử lý những trường hợp này phải đảm bảo có lý, có tình", lãnh đạo UBCK chia sẻ.

Ai chịu trách nhiệm nếu "Sự cố" xảy ra?

Ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho rằng, hiện nay, đang thiếu câu trả lời dứt khoán từ phía cơ quan chức năng về phương án xử lý đối với trường hợp công ty kiểm toán không tiếp tục được chấp thuận, nhưng hợp đồng kiểm toán vẫn đang tiến hành dở dang. Theo ông Mai, nếu công ty kiểm toán đang thực hiện hợp đồng thì nên tiếp tục cho thực hiện, nhưng điều này phải căn cứ vào những hợp đồng cụ thể, phải xem xét khối lượng công việc mà DN kiểm toán đã thực hiện, tránh trường hợp DN kiểm toán thỏa thuậ với DN niêm yết lùi ngày trên hợp đồng kiểm toán để lách việc tuy không đủ tiêu chuẩn kiểm toán trên TTCK, nhưng vẫn "được tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký" như trong Thông tư 89/2007.

Theo một số công ty kiểm toán, việc thiếu rõ ràng trong quy định tại Quy chế kiểm toán được chấp thuận sẽ khó tránh những hệ lụy phát sinh. Bởi lẽ, thị trường dịch vụ kiểm toán cũng như TTCK Việt Nam còn rất non trẻ, số lượng kiểm toán viên mỏng. Các công ty kiểm toán đa phần ở quy mô nhỏ, trong đó, nhiều công ty chỉ đáp ứng đủ tiêu chí tối thiểu về số lượng kiểm toán viên. Chỉ cần biến động của 1 nhân sự, công ty kiểm toán sẽ "rơi" khỏi danh sách được chấp thuận. Không riêng Công ty Kreston ACA Việt Nam mất tên khỏi danh sách, mà mới đây, UBCK đã có công văn nhắc nhở Công ty TNHH Mazars Việt Nam về việc nếu công ty này không đăng ký bổ sung kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận để đảm bảo số lượng 7 kiểm toán viên trong vòng 6 tháng (kể từ ngày rút 1 kiểm toán viên 28/3/2012), UBCK sẽ rút tên Công ty khỏi danh sách các công ty kiểm toán được chấp thuận năm 2012.

Trước hiện trạng ngành kiểm toán như vậy, Kreston ACA Việt Nam có thể sẽ không phải là trường hợp duy nhất tuy rơi khỏi danh sách kiểm toán được chấp thuận, nhưng vẫn được tiến hành kiểm toán DN niêm yết nhờ độ mở của quy định pháp lý.

Tuy nhiên, xét trên góc độ nhà đầu tư và TTCK Việt Nam, điều gì sẽ xảy ra khi DN niêm yết kiểm toán bởi 1 công ty kiểm toán không có tên trong danh sách được chấp thuận? Bất luận vì lý do gì, nếu DN niêm yết có vấn đề về số liệu tài chính thì trách nhiệm trước tiên với nhà đầu tư, với thị trường sẽ không phải của công ty kiểm toán theo logic thông thường như hiện nay nữa, mà sẽ là của cơ quan cho phép công ty kiểm toán không đủ tiêu chuẩn, được kiểm toán DN niêm yết này.

Sẽ sửa quy định pháp lý.

Theo ông Mai, vào thời điểm ban hành, cơ quan có thẩm quyền có thể chưa lường hết những tình huống cụ thể phát sinh. Do vậy, Bộ Tài chính đã dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC.

Tại dự thảo, có quy định: "Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán không được tiếp tục thực hiện các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác đã ký và không được ký thêm các hợp đồng mới với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán kể từ ngày có thông báo của UBCK đến ngày được chấp thuận lần sau". Hiện dự thảo quy chế sửa đổi đang trong quá trình lấy ý kiến các bên liên quan.

(Theo ĐTCK)

THÔNG BÁO VỀ KỲ THI KTV VÀ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN NĂM 2012

Trong công văn số 073-2012/VACPA ngày 26/4/2012 của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam về việc mời tham dự lớp học ôn thi KTV và hành nghề kế toán năm 2012 tại Hà Nội và TP.HCM đã nêu trong phần đối tượng học:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 10% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khoá học trở lên; Hoặc có chứng chỉ kế toán, kiểm toán do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định được Bộ Tài chính chấp nhận; Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 02 năm trở lên tính từ năm tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến năm đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kiểm toán…”.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Tài chính tại cuộc họp Giám đốc các công ty kiểm toán ngày 15/5/2012, đối tượng học và dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kiểm toán được điều chỉnh như sau: “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khoá học trở lên; Hoặc có chứng chỉ kế toán, kiểm toán do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định được Bộ Tài chính chấp nhận; Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 03 năm trở lên tính từ năm tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến năm đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kiểm toán…”.

Do “Thông tư quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán” đang trong quá trình xét duyệt ban hành để áp dụng cho kỳ thi năm 2012 nên có thể có sự thay đổi. VACPA sẽ thông báo kịp thời để bạn đọc xem xét quyết định.

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam sẽ kịp thời thông báo ngay sau khi có văn bản chính thức từ Bộ Tài chính.

Wednesday, May 9, 2012

BẠN CÓ BIẾT? 10 CÔNG TY KIỂM TOÁN LỚN NHẤT VIỆT NAM NĂM 2011

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) vừa ban hành "Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012 của các công ty kiểm toán" trong cả nước.

Chi tiết xem mục Kiểm soát chất lượng Báo cáo tổng kết hàng năm tại đây.

Theo số liệu báo cáo, 10 công ty kiểm toán lớn nhất năm 2011 theo từng chỉ tiêu như sau:

10 CTKT CÓ DOANH THU LỚN NHẤT

10 CTKT CÓ KHÁCH HÀNG LỚN NHẤT

10 CTKT CÓ SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN LỚN NHẤT

10 CÔNG CTKT CÓ SỐ LƯỢNG KIỂM TOÁN VIÊN LỚN NHẤT
(Theo VACPA)

Tuesday, May 1, 2012

Thu nhập osin "đè bẹp" lương thạc sĩ Toán

Chị Thu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội than thở: “Lương thạc sĩ như tôi mỗi tháng cũng chỉ được tầm 3 triệu đồng, thế mà vẫn phải bù lỗ để trả lương tới 4 triệu cho osin".

Làm không đủ trả lương cho osin

Nhiều gia đình ở Hà Nội sẵn sàng trả mức lương, thưởng cao ngất ngưởng để có được những osin chu đáo, làm việc tận tâm. Hiện nay, lương của các osin ở mức trung mình là 3 triệu đồng/tháng, nhiều người may mắn có thu nhập 4-5 triệu/tháng, cộng với thưởng, phụ cấp, ăn ở, tiền đi lại, về quê, mua quà. Chỉ cần một phép liệt kê đơn giản cũng có thể thấy được lương osin ngày nay hậu hĩnh như thế nào.

Gia đình chị Thu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thuê một osin tên Vy (51 tuổi) để phụ giúp gia đình làm việc nhà và trông hai con nhỏ. Có nhiều kinh nghiệm trông trẻ nhỏ, tính tình chu đáo, bà Vy được chị Thu "giữ chân" 5,6 năm nay. Chị Thu than thở: “Lương thạc sĩ như tôi mỗi tháng cũng chỉ được tầm 3 triệu đồng, thế mà vẫn phải bù lỗ để trả lương tới 4 triệu cho osin".

Chị Thu còn cho biết, ngoài lương, mỗi tháng chị cũng phải lo chi phí ăn, ở, tiền quần áo, thuốc men, chi phí đi lại, mua quà về quê, thưởng các ngày lễ. "Nếu tính tất cả các khoản đó, lương của bà Thu lên tới hơn 6 triệu/tháng, cao gấp đôi lương tôi chứ ít gì”, chị Thu than thở. Dịp Tết vừa rồi, mỗi ngày chị Thu phải chi 500 nghìn để giữ bà Vy ở lại chăm lo cho cả nhà.

Ở vào hoàn cảnh khác, gia đình chị Thanh, anh Vinh (quê Bắc Ninh) đang trọ ở khu Nguyễn Phong Sắc kéo dài, quận Cầu Giấy cũng phải lao đao lo tiền lương cho osin. Hai vợ chồng phải ở trọ chật chội với bao chi phí sinh hoạt lại phải thuê thêm một osin. Chị Thanh chia sẻ: “Nhà có con nhỏ, hai vợ chồng lại đi suốt, nếu không thuê cũng không biết phải làm thế nào”. Tuy nhiên, thuê osin làm được việc đã khó, họ lại toàn đòi lương cao. Lương của cả hai vợ chồng mỗi tháng chưa đầy chục triệu thế mà vẫn phải bấm bụng trả cho osin mỗi tháng 3,2 triệu đồng. Anh Thanh chia sẻ: nếu không trả thế thì osin đi mất, chỉ có khổ mình thôi!

Với mức lương 3,2 triệu đồng, cộng với ăn ở, sinh hoạt phí của một osin ở Hà Nội đã “ăn đứt” lương một thạc sĩ dạy Toán của trung tâm luyện thi đại học Thăng Long như anh Thanh.

Có một thực tế là, nhiều osin được trả lương cao rồi nhưng lại không ngừng vòi vĩnh dùng đủ chiêu trò, thủ đoạn để bắt chủ nhà tăng lương. Đòi về quê vì mùa vụ sắp đến, đi làm công nhân, về thăm nhà liên tục, chuyển sang chỗ làm mới có lương cao hơn... là các chiêu của osin luôn khiến các chủ nhà phải “lùi bước” và bấm bụng tăng thêm lương để giữ chân vì “sống thiếu gì cũng được chứ không thể thiếu osin”.

Vò đầu bứt tai mãi cuối cùng chị Hương, Cầu Giấy, Hà Nội cũng đành tăng lương của osin nhà mình từ 3 triệu lên 3,6 triệu với hi vọng người giúp việc ở lại. Chị Hương tâm sự: “Nếu không tăng lương cứ khoảng nửa tháng osin lại đòi về quê đi làm công nhân thì còn ai mà giúp trông nom ông bà, con nhỏ trong khi vợ chồng mình cứ đi công tác suốt”.

Chạy đua làm osin

Với những người dân ở nông thôn thậm chí các vùng ngoại thành ở Hà Nội, việc trở thành osin đang trở thành mốt và là nghề “hốt ra tiền”. Không cần bằng cấp, chi phí xin việc, công việc nhẹ nhàng, hưởng lương cao… nghề osin là nghề dễ kiếm ra tiền nhất trong xã hội hiện nay.

Lương cộng thưởng hàng năm của osin có thể gấp đôi lương của một thạc sĩ tốt nghiệp ngành chính trị học ở Việt Nam. Lương của bà Vy cả năm cũng lên tới hơn 50 triệu đồng, nếu tính thưởng nữa có thể lên tới gần 70 triệu đồng. Số tiền lương của một osin làm được việc có thể “đánh đổ” bức tường lương của một thạc sĩ trong xã hội Việt Nam với một phép tính đơn giản “lương osin + thưởng = 2 lương Thạc sĩ”. Tất nhiên đó chỉ là một số các osin may mắn có được khoản lương cao hơn bởi mặt bằng chung thuê người giúp việc ở Việt Nam là khoảng 3 triệu/tháng.

Tự hào vì công việc của mình, bà Vy chia sẻ: “Cũng may mắn có cái nghề này tôi đã nuôi được cháu nhà học hành nên người. Hơn nữa, nghề cũng nhẹ nhàng, toàn công việc nhà cả”.

Nhiều người cho rằng, lương của osin cao hơn lương cơ bản của một thạc sĩ là một nghịch lý. Anh Vinh cho biết: “Đường đường là một thạc sĩ Toán học ra trường mà lương không bằng một osin”.

Chính vì lương cao, công việc không vất vả khiến các em gái mới lớn, các bà, các mẹ ở quê chạy đua làm osin. Người ta sẵn sàng nghỉ việc đồng áng, làm ăn thậm chí bắt cả những em gái mới lớp 6, lớp 7 nghỉ học để đi làm osin kiếm tiền với suy nghĩ “học làm gì nhiều cho tốn tiền, ra trường lương chẳng bằng 1 đứa osin”…

Theo Vietnamnet

MỜI THAM DỰ LỚP HỌC ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN NĂM 2012


Nhằm hỗ trợ cho các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề năm 2012, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam được Bộ Tài chính ủy quyền, sẽ tổ chức lớp học và hướng dẫn ôn thi theo hai hình thức: (1) Học trong giờ hành chính (cả ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu) và (2) Học ngoài giờ hành chính (học các buổi tối từ thứ Hai đến thứ Sáu và các ngày thứ Bảy, Chủ nhật).

Kính gửi: Những người quan tâm

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) xin thông báo và kính mời các thí sinh tham dự kỳ thi KTV 2012 và dự thi 4 môn lấy chứng chỉ hành nghề kế toán đăng ký tham gia lớp học ôn thi, như sau:

1/ Đối tượng học : Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 10% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khoá học trở lên; Hoặc có chứng chỉ kế toán, kiểm toán do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định được Bộ Tài chính chấp nhận; Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 02 năm trở lên tính từ năm tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến năm đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kiểm toán hoặc thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 05 năm trở lên tính từ năm tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến năm đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán.

2/ Giảng viên: Là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ôn thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề đạt kết quả cao.

3/ Tài liệu học:

- Nội dung ôn thi theo tài liệu do Hội đồng thi Bộ Tài chính phát hành cho kỳ thi năm 2012, có bài thi mẫu năm 2009, 2010, 2011 để tham khảo.

- Học viên có thể tải tài liệu học do Bộ Tài chính phát hành trên trang web của Bộ (www.mof.gov.vn) hoặc VACPA (www.vacpa.org.vn). VACPA sẽ phát tài liệu học trong ngày đầu tiên của từng môn học.

4/ LỚP HỌC TẠI HÀ NỘI:

· Khai giảng :

- Lớp ngoài giờ hành chính: Bắt đầu từ 7h30 Thứ Bảy, ngày 02/06/2012

- Lớp trong giờ hành chính: Bắt đầu từ 7h30 Thứ Hai, ngày 04/06/2012

· Thời gian học từng môn: Theo chương trình đính kèm tại đây.

· Địa điểm: Hội trường tầng 8-Toà nhà Dự án Số 4, Ngõ 1 Hàng Chuối, Hà Nội.

· Thủ tục đăng ký học:

- Người đăng ký học nộp “Phiếu đăng ký học(theo Mẫu đính kèm tại đây)

· Phí học ôn: Tính cho từng môn học chi tiết ghi trong phiếu Đăng ký học (theo mẫu đính kèm tại đây).

- Người tham dự học sẽ đăng ký học và đóng tiền học theo: (1) Bằng tiền mặt tại Văn phòng Hội ở địa chỉ: Phòng 304, Nhà Dự án, số 4, ngõ I Hàng Chuối, Hà Nội hoặc (2) Chuyển khoản trước ngày 25/05/2012 theo địa chỉ:

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Số TK: 10201 0000 229865

Tại: Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, Hà Nội

Để biết rõ thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng VACPA Hà Nội: ĐT: (04) 39724334 (Máy lẻ 102- Chị Nguyễn Phương Ngọc); Fax: (04) 39724354

Email: vacpahn@mof.gov.vn; Hoặc xem trên Website: www.vacpa.org.vn.

5/ LỚP HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH:

· Khai giảng: 08h00’ Sáng ngày Thứ 7, 09/06/2012

· Lịch học từng môn: Theo chương trình đính kèm tại đây.

· Địa điểm: Hội trường A, lầu 06, Nhà Khách Người Có Công, 168 Hai Bà Trưng, P.ĐaKao, Q.1, TP.Hồ Chí Minh.

· Thủ tục đăng ký:

+ Người đăng ký học nộp “Phiếu đăng ký học(theo mẫu đính kèm tại đây)

· Phí học ôn: Tính cho từng môn học chi tiết ghi trong phiếu Đăng ký học (theo mẫu đính kèm tại đây).

+ Đăng ký và nộp phí bằng tiền mặt tại Văn phòng VACPA-HCM tại địa chỉ: Phòng 24, Lầu 1, 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh hoặc chuyển khoản trước ngày 05/06/2012 theo địa chỉ:

Người thụ hưởng : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Số tài khoản: 9325 9399

Tại: Ngân hàng Á Châu – ACB TP.HCM

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Văn phòng VACPA – HCM, ĐT: (08) 3930 6435 – (08) 3930 7236

Email: vacpahcm@mof.gov.vn. Xem thông tin trên web: www.vacpa.org.vn

Người tham dự học sẽ được phát Thẻ học viên để đảm bảo việc quản lý, kiểm tra lớp học của Văn phòng Hội và chịu trách nhiệm bảo quản Thẻ trong suốt thời gian học.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng học, tăng cơ hội thi đạt các môn của kỳ thi, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam rất mong các thí sinh tham dự học đầy đủ để kỳ thi đạt kết quả cao.

ĐỂ THEO DÕI THÔNG TIN VỀ CUỘC THI NĂM 2012, ĐỀ NGHỊ THƯỜNG XUYÊN XEM TRÊN WEBSITE: www.vacpa.org.vn

Xin trân trọng cảm ơn!

File kèm theo
THEO VACPA