Wednesday, March 12, 2014

Công Bùi : Product tốt sẽ giải quyết nhu cầu của business và user cùng lúc

Chưa bao giờ Startup lại nóng như thế tại Việt Nam. Phát triển sản phẩm, launching, gọi vốn và gặt hái thành công là giấc mơ của biết bao nhiêu bạn khởi nghiệp.

VietnamWorks sau 10 năm đã xây dựng được cho mình một vị thế quan trọng, là cầu nối hiệu quả giữa người tìm việc và các nhà tuyển dụng, giúp cho họ  đạt được giấc mơ của chính họ. Rất nhiều bạn hiểu rằng thành công của VietnamWorks là vì website được thiết kế đẹp, tiện dụng nhưng trên thực tế những yếu tố đó chỉ đóng góp một phần vào thành công của VietnamWorks.

Product Manager at VietnamWorks
Website VietnamWorks chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, với rất nhiều hoạt động khác nhau mà một production manager cần vận hành trơn tru và hiệu quả. Những hoạt động này thường được rất ít người biết đến. Bài phỏng vấn với anh Bùi Bá Công - Product Manager của VietnamWorks sẽ hé mở thêm về những bí mật của công việc production manager rất hấp dẫn hiện nay.

Chào anh Công, làm product cái vui nhất là gì anh?
Khi bạn nhận được một nhận xét về sản phẩm mà không thể nói điều gì về nó. Thường thì các nhận xét rất hữu ích và vui, nhưng nhiều góp ý mình đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện rồi. Trong tình huống đó thì cùng một lúc có thể cảm thấy: vui, buồn, giận dữ, thoải mái và không thoải mái. Vì vậy, làm product phải kiên định với quyết định và lựa chọn của mình,  phải tin tưởng tuyệt đối mặc ai nói ngả nói nghiêng.

Làm thế nào để trở thành production manager giỏi?
Đầu tiên thì phải nhìn xa trông rộng, phải cover được hết mọi thứ. Tiếp theo, phải biết cái nào nặng cái nào nhẹ, tức là priority và phải có khả năng thuyết phục, truyền cảm hứng cho người khác làm cái mà bạn muốn và tin tưởng. Có thể xem Steve Jobs là hình mẫu hoàn hảo. Một trong những thách thức lớn nhất là làm cho người khác hiểu tại sao, vì cách suy nghĩ của product và kỹ thuật thường khác nhau.

Ở vn không có trường dạy để làm Product Manager, làm thế nào để trở thành prodution?
Theo anh thì cái này không có trường nào dạy được, chỉ có làm và tự tìm ra câu trả lời thôi.

Hiện nay mọi người bàn tán rất nhiều về sản phẩm giải quyết những vấn đề thực tế
Bàn nhiều nhất có lẽ là công nghệ nhưng làm sao để có một sản phẩm tốt thì khó hơn nhiều, không chỉ là công nghệ.

Theo anh, thế nào là product tốt?
Nhìn chung, sản phẩm tốt là sản phẩm giải quyết được điều mà business cần và cái user cần cùng một lúc.

Để làm product tốt, điểm mấu chốt và khó khăn nhất là gì anh?
Điểm mấu chốt thì quay lại vấn đề sản phẩm tốt phía trên, một product manager giỏi phải hiểu được hết cả 2 nhu cầu đó [business và user cần]. Điểm khó khăn cần giải quyết kế tiếp là làm sao để team [product] cũng hiểu được hết cả hai nhu cầu đó

Một cái khó khăn nữa là phải có khả năng loại bỏ những cái không cần thiết
Đúng vậy, không phải sản phẩm tốt là có nhiều chức năng. Product manager tốt cũng không nhất thiết phải là người nghĩ được nhiều chức năng. Việc loại bỏ còn khó khăn nhiều hơn việc tạo ra cái mới.

Trong ux: less is more hay less is less ?
Less is more.  Ít tính năng nhưng tạo được nhiều giá trị hơn cho cả user business mới tốt nhất. Nói chung anh đi theo trường phái đơn giản. Một ví dụ là anh không thích Android vì có quá nhiều option để chọn lựa.  Người dùng có vẻ được hưởng lợi từ việc có nhiều lựa chọn nhưng thực tế họ đang bị rối và và không thật sự happy với lựa chọn nào.

Có phải ý anh là đặt người dùng vào tình huống "don't make me think" là cách tiếp cận tốt?
Đúng vậy. Chỉ một lựa chọn tốt nhất luôn là cách tối ưu. Ví dụ như Apple theo định hướng cải tiến sản phẩm ngày càng tốt hơn, tạo ra sản phẩm tốt nhất chứ không theo hướng tạo ra nhiều lựa chọn để người dùng tự chọn lựa.

Được biết là anh rất yêu thích các sản phẩm của Apple, vì sao thế?
Anh thích anh sử dụng iPhone và Macbook, không có ý định dùng Android và máy tính Windows. Anh thích concept quản lý khép kín tất cả sản phẩm của Apple, ví dụ  như iMessage có thể hoạt động với iPhone hoặc có thể tiếp tục cuộc trao đổi bằng Macbook. iPhoto cũng tương tự, chụp hình bằng iPhone sẽ tự động tải lên iCloud, vào Macbook sẽ thấy hình vừa chụp, không cần thêm hành động gì khác.

Dĩ nhiên iMessage và iPhoto không phải là khái niệm mới nhưng Apple đã phát triển lên một cấp độ mới khi đưa vào hệ sinh thái của họ, làm cho mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cảm ơn anh đã dành thời gian trao đổi và mang lại những thông tin thú vị!

Friday, March 7, 2014

Năng lực trực thăng

"Lý Quang Diệu có thể gọi một cách chính xác là cha đẻ của nước Singapore hiện đại. Ông đã thực hiện nhiều chính sách được cả châu Á học hỏi, và ông đã nâng cao đáng kể uy tín, vị thế của Singapore. Di sản đó sẽ tồn tại mãi."

-- John Major, thủ tướng Anh 1990 - 1997 --


Sau một khoảng thời gian dài thường hỏi những đồng nghiệp của mình: "Mục tiêu lớn nhất mà em muốn đạt được là gì?", câu trả lời mà tôi nhận được có khi là không biết mình muốn gì, cho dù là mục tiêu dài hạn 3-5 năm hay 6 tháng ngắn ngủi.

Trong quyển sách "Đối thoại với Lý Quang Diệu", Tom Plate đã gợi mở cho chúng ta cách để tìm thấy tầm nhìn của chính mình.

Tom Plate viết rằng
Nếu Singapore không có mối quan hệ tốt với những thế lực lớn mạnh hơn Singapore thì đất nước này càng nhỏ bé hơn, có thể bị thụt lùi hoặc thậm chí bị nước khác nuốt chửng - và thế là hết. Lý Quang Diệu thường xuyên nói đến việc Singapore nhỏ bé cần thiết phải nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh và hành động.
Với mỗi người, tầm nhìn là rất khác nhau. Có người nhìn thấy bức tranh rộng hơn, có người nhìn thấy những chi tiết, có người nhìn thấy 10 năm sau, có người chỉ nhìn thấy lương tháng hiện tại. Lý Quang Diệu nói:
Tập đoàn đa quốc gia Shell Oil đã cho tôi ý tưởng từ cụm từ "năng lực trực thăng". Có nghĩa là người đó có thể nhìn thấy một vấn đề trong tổng thể, có thể nhìn vào chi tiết cần giải quyết và tập trung vào đó. Khả năng đó gọi là 'năng lực trực thăng'. Vậy nếu anh ở vị trí quá thấp thì 'năng lực trực thăng' của anh cũng thấp, anh không thể thấy được toàn cảnh bức tranh và cũng không có khả năng đi sâu vào chi tiết.
Ông giải thích thêm về bức tranh rộng lớn ở góc độ một quốc gia với tầm nhìn 20-30 năm sau:
Bức tranh rộng lớn ở đây có nghĩa là: anh có thể thấy được vấn đề này là một phần của vấn đề khác. Lấy Singapore làm ví dụ. Singapore không tồn tại riêng biệt. Cái anh thấy ở Singapore là sự phản chiếu của cả thế giới chứa đựng nó, thế giới có mối dây liên kết với nó. Thế giới mà Singapore có kết nối đang mở rộng hơn nhờ công nghệ. 
Do đó, bức tranh rộng lớn hơn là như thế này: Singapore không chỉ phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Johor, ở Indonesia hay ở Asean mà còn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Mỹ - với trật tự thế giới như hiện nay. Nếu là ba mươi năm trước thì tôi sẽ nói Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là những động cơ phát triển của thế giới. Dần dần mọi thứ thay đổi. Ngày nay, Mỹ vẫn là số một, Nhật Bản là số hai, châu Âu là số ba và tiềm năng thuộc về Trung Quốc - số bốn, có lẽ họ sẽ là số hai trong 20 năm nữa, và Ấn Độ, hiện có lẽ là số bảy nhưng sẽ chỉ xếp sau Trung Quốc sau 20, 30 năm tới. Tức là anh phải xét đến các yếu tố đó trong phép tính của anh khi tiến hành các chính sách.  
Với tầm nhìn đó, ngoài quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Singapore cũng giống các quốc gia trong khu vực : "Không một nước nào trong khu vực lại muốn đánh cược tất cả vào Trung Quốc" vì "có thể Trung Quốc sẽ đi theo con đường "trỗi dậy hoà bình" hoặc "một ngày nào đó Trung Quốc sẽ tỉnh giấc và theo chân những người khổng lồ trong lịch sử nuốt tươi những quốc gia bé nhỏ xung quanh". Khi đó, Ấn Độ sẽ có vai trò hữu ích. Và Lý Quang Diệu nói đến chuyện trăm năm
Đối trọng sẽ là ai? Không thể là Nhật Bản. Họ không có đủ năng lực. Nhật Bản cộng với Mỹ thì được, có thể là một đối trọng cả về mặt kinh tế, tự nhiên và quân sự. Nhưng chỉ trong châu Á thôi thì sẽ là ai, vì trong 100, 200 năm nữa, Mỹ sẽ ngày càng ít khả năng chi phối châu Á? Ấn Độ sẽ đóng vai trò đó.
Vì vậy chúng tôi xây dựng mối quan hệ với Ấn Độ. Trong hàng chục năm, Thủ tướng Manmohan Singh và tôi nỗ lực đưa người Ấn Độ tham gia vào Đông Nam Á. Từ tận thời Indira Gandhi cơ.
Khi bạn nhìn thấy trước bức tranh toàn cảnh, nhìn thấy vấn đề cần phải giải quyết và tập trung vào đó, bạn sẽ đi xa. Với tầm nhìn của riêng mình, bạn sẽ có một ngọn hải đăng của tương lai, giúp bạn biết bạn nên lựa chọn công việc nào, nên quyết định ra sao, cái gì nên giữ lại và cái gì nên bỏ đi để tiến nhanh về nơi bạn đã chọn.