Thuyết minh BCTC của các CTCK:“Khoảng trống” thông tinCTCK là các tổ chức đóng vai trò trung gian, tư vấn và tham gia trực tiếp vào sự vận hành của TTCK. Việc minh bạch thông tin của CTCK không chỉ giảm thiểu rủi ro cho cổ đông của các DN này, mà còn góp phần quan trọng tạo dựng niềm tin cho các chủ thể tham gia thị trường, giúp thị trường phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính (BCTC) bán niên năm 2011 được kiểm toán soát xét của một số CTCK đã xuất hiện những con số mập mờ, tiềm ẩn rủi ro với công chúng đầu tư. Đó cũng là nguyên nhân khiến UBCK mới đây phải yêu cầu CTCK SME phải gửi công văn giải trình, thuyết minh chi tiết về các khoản phải thu và phải trả khác trên BCTC bán niên năm 2011 đã được kiểm toán soát xét.
heo quy định, các CTCK khi lập BCTC phải tuân thủ chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các nghiệp vụ đặc thù trong hoạt động của CTCK được hạch toán theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC và Thông tư số 162/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu trình bày chi tiết các thông tin trọng yếu trong thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, trên BCTC bán niên năm 2011 đã được soát xét hoặc được kiểm toán của một số CTCK niêm yết lại cho thấy số liệu "Khoản phải thu khác" rất lớn và không được thuyết minh một cách chi tiết. Ví dụ như tại BCTC bán niên năm 2011, CTCK Phương Đông (ORS) có khoản phải thu khác hơn 1.400 tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản; SME có Khoản phải thu khác là 577 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng tài sản; CTCK Châu Á - Thái Bình Dương (APS) có giá trị phải thu khác hơn 349 tỷ đồng, chiếm 48% tổng tài sản. Xem xét BCTC quý III/2011 của ORS, có thể thấy, Khoản phải thu khác này đã giảm đi đáng kể, xuống còn 312 tỷ đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (55%) tổng tài sản. Trong khi đó, tại thời điểm kết thúc quý III/2011, khoản phải thu khác của SME và APS không có sự thay đổi đáng kể so với kết thúc quý II/2011. Một chuyên gia kiểm toán cho biết, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính yêu cầu BCTC của các DN phải thuyết minh chi tiết theo đối tượng các khoản phải thu khác. Bên cạnh đó, việc các CTCK không thuyết minh chi tiết khoản phải thu lớn như vậy sẽ khiến NĐT không thể đo lường được khả năng thu hồi (chuyển thành tiền) của các khoản phải thu này và số lỗ tương ứng trong trường hợp công ty không thể thu hồi các khoản phải thu nói trên. Họ chỉ biết khi UBCK yêu cầu CTCK giải trình như trường hợp SME vừa qua! Tuy nhiên, để xảy ra khoảng trống thông tin tiềm ẩn rủi ro nói trên, còn có trách nhiệm của các công ty kiểm toán, bởi trên BCTC bán niên năm 2011 của các CTCK đã nêu, ý kiến của kiểm toán độc lập đưa ra đều "sạch", có nghĩa là chấp nhận toàn phần BCTC. Thật khó thuyết phục nếu nói rằng, kiểm toán độc lập không biết về sự mập mờ của "Khoản phải thu khác"! Cũng có ý kiến trong ngành kiểm toán biện minh, sở dĩ xảy ra sai sót trên bởi các công ty kiểm toán ngày càng chịu sức ép giảm phí kiểm toán, sức ép về thời gian phải hoàn thành công việc. Đặc biệt, đối với loại hình khách hàng có nhiều nghiệp vụ phức tạp như các CTCK, việc phát sinh sai sót trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và đưa ý kiến kiểm toán là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định, các công ty kiểm toán không được dựa vào sự hạn chế về mặt giá phí và thời gian để cắt giảm các thủ tục kiểm toán. Bởi vậy, các công ty kiểm toán không thể vô can khi để xảy ra khoảng trống thuyết minh BCTC như các ví dụ đã nêu. Được biết, ngày 23/11 tới đây, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) sẽ tổ chức tọa đàm, nhằm chỉ ra những sai sót phổ biến của các công ty kiểm toán, được phát hiện qua cuộc kiểm tra chất lượng thường niên năm 2011 với sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, UBCK và lãnh đạo các công ty kiểm toán. Đây là cơ hội để các công ty kiểm toán tự nhìn lại những hạn chế của mình, để nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó tạo niềm tin cho công chúng khi họ sử dụng BCTC được kiểm toán như là một công cụ công bố thông tin đáng tin cậy của các DN được kiểm toán. Về phía các cơ quan quản lý, sau vụ việc tại SME, cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn đối với những thông tin tài chính đặc thù mà các CTCK phải công bố, đặc biệt trong điều kiện thị trường khó khăn như hiện nay. Việc làm này sẽ góp phần khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư, tạo cơ sở để TTCK phát triển lành mạnh hơn. (Theo Đầu tư chứng khoán)
| |
VinacomBank.com Phân tích Tài chính Ngân Hàng, Doanh Nghiệp Việt Nam Thế Giới. Tin tức thị trường BĐS, kinh doanh, tiền tệ, chứng khoán, giá vàng hiện nay.
Wednesday, December 14, 2011
Thuyết minh BCTC của các CTCK: 'Khoảng trống' thông tin
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment