Sunday, December 4, 2011

Những lý do làm trẻ khóc

Khi trẻ khóc, cha mẹ không nên can thiệp ngay mà cần đợi một thời gian rồi mới tới vỗ về và đáp ứng các nhu cầu của bé.

Điều này mang lại các lợi ích: Giúp trẻ phát triển khả năng nói về sau này, giúp phổi và cơ miệng phát triển ( cũng giống như việc tập thể dục), giúp trẻ đẩy hết các khí thừa và sẽ giảm việc trớ khi bú. Khi để trẻ khóc cũng giúp trẻ ngủ sâu hơn sau đó và bú cũng nhiều, nhanh hơn. Theo cá nhân mình thì đó là tiếng hét của trẻ vì hoàn tòan không có nước mắt. Khi có cảm giác khó chịu trẻ sẽ hét để báo cho chúng ta biết. Nhiều bà mẹ khi thấy trẻ mới ọ ẹ đã cho bú hoặc thay tã điều này là rất không nên vì lúc đó trẻ chưa thật sự khó chịu. Hãy đợi đến khi trẻ hét 1 lúc thì mới xem là trẻ đang khó chịu về vấn đề gì. Tuy nhiên cũng không nên trẻ hét quá lâu (quá 20 - 30 phút) vì sẽ làm bé mất quá nhiều sức. (Theo Kinh nghiệm của Live)
===============================================================
Những lý do khiến trẻ khóc
Khi chưa biết nói, tiếng khóc là ngôn ngữ duy nhất để trẻ thông báo cho người lớn biết mình đang có những biểu hiện bất thường bên trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến trẻ hay quấy khóc, mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Trẻ bị đói
Đói chính là lý do khiến trẻ hay khóc nhất. Trẻ không thể chờ đợi cũng như không thể hiểu rằng, mẹ cần có thời gian để nấu bột. Mỗi khi đói hoặc khát nước, trẻ chỉ biết biểu hiện qua quấy khóc.  
2. Tã lót dơ bẩn
Bé sẽ rất khó chịu khi tã ẩm ướt, hơn nữa làn da mỏng của trẻ sơ sinh đặc biệt mẫn cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy bạn nhớ nhanh tay dọn “chất thải” để tránh vi trùng độc hại thâm nhập vào cơ thể bé qua đường tiết niệu.

3. Hãy ôm ấp con
Nhiều lúc trẻ thích sự gần gũi, vuốt ve hơn cả ăn uống. Vừa cho con ăn mười lăm phút, con đã khóc? Hãy bế bé và nựng bé, đơn giản có thể trẻ thèm hơi người thân. Lời thiên hạ: “Nuông chiều quá, con sẽ hư” hoàn toàn không đúng trong trường hợp này.  
 
4. Nguyên nhân do
Môi trường
Nhiệt độ môi trường quá nóng hay quá lạnh, âm thanh quá ồn ào, ánh sáng quá chói... cũng làm trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Phòng của trẻ nên để thông thoáng, mát mẻ, giảm bớt cường độ ánh sáng đèn, không mở nhạc và ti vi quá to, bạn nên mở nhạc nhẹ du dương êm ái.

5. Bé buồn ngủ
Các bà mẹ nên tập thói quen cho bé ngủ đúng giờ, điều này tốt cho sức khỏe của bé. Nếu bé quá buồn ngủ mà vẫn chưa được mẹ cho ngủ, biểu hiện đầu tiên của các bé là quấy khóc. Bạn cần phải quyết định thay bé - đã đến giờ đi ngủ. Cùng với thời gian, người lớn sẽ nhận biết những tín hiệu buồn ngủ do cơ thể bé phát ra. 
6. Mọc răng
Bé mọc răng thường chảy nước dãi, hay cho tay vào miệng. Vì khó chịu trong miệng nên cũng hay khóc nhè. Khi mọc răng, lợi bé sưng to rất khó chịu, bạn nên chú ý vệ sinh nướu, lợi bé thật kỹ trong giai đoạn bé mọc răng.



7. Ngạt Mũi, khó thở
Trời mua đông trẻ hay bị viêm và ngạt mũi dẫn đến khó thở cũng làm trẻ khóc, lúc đó trẻ sẽ thở qua đường miệng nên rất không tốt. Bạn nên chuẩn bị tủ thuốc cho bé ở nhà luôn sẵn sàng các loại thuốc cơ bản như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, hạ sốt, bông gạc... để chủ động trong việc chữa trị.


8. Trẻ đau
Trẻ bị các vật nhọn, sắc đâm hoặc cứa vào người như kim băng hay nhãn mắc quần áo. Bạn nên cắt hết các mác quần áo trước khi mặc cho bé. Bé bị đau sau khi tiêm phòng, điều đó là bình thường chứng tỏ bé có phản ứng lại với thuốc vacxin. Bé có thể bị đau do muỗi đốt và kiến cắn, bạn nên mắc màn khi bé ngủ và bôi thuốc cho bé kịp thời cho bé đỡ khó chịu.


9. Trẻ ốm sốt
Khi trẻ sốt, người mệt mỏi chán ăn cũng làm trẻ quấy khóc. Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế. Nếu nhiệt độ cao trên 38o nên đi khám bác sỹ để có tư vấn và chữa trị kịp thời.


10. Trẻ thiếu chất
Trẻ thường khóc đêm mà dân gian gọi là “ dạ đề”. Nếu kèm theo các triệu chứng như tóc thưa, dựng đứng lên hoặc trụi từng mảng, trán quá dô thì đó là do trẻ bị thiếu chất, đặc biệt là vitamin D. Bà mẹ nên kiểm tra xem mình đã ăn đủ chất để cho con bú hay chưa. Và nên cho bé ra ngoài tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng. 
 
=====================================================================
Đa số cha mẹ đều cảm thấy lo lắng và mệt mỏi vì bé thức dậy ban đêm và khóc. Tuy nhiên, nhờ tiếng khóc mà trẻ có thể tự điều chỉnh giấc ngủ hợp lý hơn.
Khi nuôi con nhỏ, điều các bà mẹ ước ao nhất là mong con không quấy khóc, không tỉnh dậy giữa đêm để có thể ngủ liền một mạch từ tối đến sáng. Tuy nhiên, đây là điều... hoang đường. Mọi đứa trẻ đều thức giấc ban đêm hoặc để bú, hoặc để khóc. Và điều này là biểu hiện hoàn toàn tốt.
Các nhà nghiên cứu người Australia đã đưa ra một phương pháp có tên gọi Feber (đặt theo tên của chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em Richard Ferber), có nghĩa là: Tiếng khóc có kiểm soát. Nguyên tắc của phương pháp là khi cha mẹ thấy trẻ khóc đêm thì không nên can thiệp ngay mà cần đợi một thời gian rồi mới tới vỗ về bé. Điều này sẽ giúp trẻ học cách tự ru mình.
Phương pháp này được tổng kết sau khi tiến hành nghiên cứu 156 bà mẹ có con ở độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm hay khóc đêm. Họ được chia ra làm hai nhóm: Nhóm 1 được học cách kiểm soát tiếng khóc của trẻ và các kỹ năng khác về giâc ngủ theo phương pháp Feber; Nhóm 2 không được luyện tập gì.
Sau 2 tháng, những đứa trẻ ở nhóm 1 cải thiện được rất nhiều những trục trặc về giấc ngủ và các bà mẹ cũng cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.
Tiến sĩ Kuhn - một thành viên của nhóm nghiên cứu nói rằng, phần lớn các bé đều học được cách tự trấn an mình mà không cần tới sự giúp đỡ của cha mẹ trong vòng chưa tới 1 tuần. Ý tưởng của phương pháp Feber là làm cho trẻ yên tâm rằng có bạn ở bên cạnh, nhưng không gây hứng thú cho trẻ bằng cách vuốt ve, bế rung hay hát ru. Hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy những đứa trẻ được bỏ cho khóc sẽ bị tổn thương".
Đây là biện pháp rất có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình nó vì hầu hết cha mẹ đều không thể ngồi im nhìn con khóc mà không dỗ dành.
Một vài nét về kỹ thuật Feber (Áp dụng cho trẻ có trục trặc giấc ngủ về đêm khi lên 6 tháng tuổi):
-Tạo thói quen cho bé đi ngủ sớm và đúng giờ.

- Khi bé bắt đầu khóc, hãy đợi 1-2 phút trước khi tới để vỗ về. Đụng chạm và nói chuyện với bé càng ít càng tốt. Đừng bế bé dậy và cũng đừng bật đèn.

- Rời khỏi phòng khi bé thôi khóc. Lần sau, nếu bé lại khóc, hãy đợi 3-4 phút, và lần tiếp theo thì đợi 5-6 phút. Nhớ là không bế bé dậy và không bật đèn.

Tiếp tục bài tập này cho tới khi bé ngủ thiếp đi. Một số phụ huynh có thể đợi tối đa 10 phút trước khi bước vào phòng con, nhưng có người có thể đợi được 15 phút và lâu hơn.

Theo Health và Tạp chí CNMS

No comments:

Post a Comment