Wednesday, November 30, 2011

Cách chữa nấc và rôm sảy cho trẻ

Nấc hay nấc cụt là hiện tượng co thắt cơ hoành đột ngột ở thì hít vào. Có nhiều nguyên nhân gây nất cụt, như ăn nhằm đồ cay nóng, thiếu nước, dây thần kinh phế vị (số 10) bị kích thích… Thông thường nấc cụt xảy ra đều đều, liên tục ở mức độ vài lần đến 30 - 60 lần/phút và có thể kéo dài từ một vài phút đến nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày...

Trường hợp trẻ con dưới 1 tuổi, sau khi bú sữa thường hay bị nấc cụt. Trường hợp này không cần điều trị vì mươi phút sau sẽ tự khỏi. Có thể cho bé uống nước chín từng muỗng cà phê một, và lấy lá Trầu vò nát thoa lên trán bé (giữa hai hàng lông mày) sẽ khỏi.

Có nhiều cách để làm hết nấc cụt, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra vài kinh nghiệm dễ làm mà hữu hiệu.

Tâm lý trị liệu: do dây thần kinh phế vị điều khiển sự co thắt của cơ hoành nên có người bị nấc cụt, thì một người nào đó sẽ nói một câu gì đó sao cho người bị nấc tức mình mà cãi lại thì sẽ hết nấc. Thí dụ “Hôm qua đứa nào chở mày mà mày ôm eo kỹ quá vậy?...

Nuốt một muỗng cà phê đường cát: khi đang bị nấc cụt, bạn hãy lấy một muỗng cà phê vun đường cát và hả họng lên trời mà đổ vào rồi nuốt (không nhai) liền, sao cho đường chạm vào dây thần kinh phế vị, ở ngay phía trong và sau họng, thì sẽ hết nấc ngay lập tức. Đây là cách hay nhất để làm hết nấc cụt.

Dùng 10 cái Thị đế sắc uống:
 nếu nấc cụt kéo dài hàng giờ không khỏi thì lấy 10 cái tai trái hồng (là vị Thị đế trong đông y), cắt nhỏ thêm 2 chén nước sắc còn 1 chén để uống. Có thể ăn thêm một tô canh rau Bồ ngót (xay sinh tố uống càng tốt vì Bồ ngót chứa rất nhiều papaverin, là chất chống co thắt cơ trơn).

Đi bác sĩ:
 có vài trường hợp do nguyên nhân trầm trọng nên phải đi khám để bác sĩ cho uống viên primperan mới khỏi.
Khi trẻ bị nấc, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây:

Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, nếu trẻ lớn hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối... Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Trị rôm sảy

Do khí hậu nắng nóng mà dinh dưỡng thiếu rau quả tươi nên từ 21/3 đến 21/6 dương lịch, trẻ con thường bị rôm sảy nổi li ti dày khắp da bé. Mỗi centimet vuông da có từ 100 - 200 tuyến mồ hôi. Nếu ăn uống thiếu rau quả tươi thì da dễ bị sừng hóa, làm bít các lỗ tuyến mồ hôi. Mồ hôi không thoát ra được, sẽ đùn lại trên mặt da thành sảy, như những hạt cát trên da. Nếu bé bị nhiễm trùng da thì sẽ sinh nhọt mủ thật là tệ hại!

Để giảm bớt rôm sảy thì phải cho bé ăn nhiều rau quả tươi (rau thì chọn nhiều thứ, xay, bằm nhỏ, nấu xúp cho bé ăn. Trái thì chọn Chuối, Cam, Quýt, Bưởi, Nho, Mận... cho bé ăn hàng ngày).

Tắm rửa thường xuyên, ngày nhiều lần, với nước sạch, nhưng không dùng xà bông hoặc dùng xà phòng ít chừng nào hay chừng ấy, vì nếu tắm xà bông nhiều lần, nhất là xà bông có chất tiệt trùng, sẽ làm mất sức đề kháng của da bé, nên bé sẽ dễ bị rôm sảy và nhiễm trùng da nhiều hơn!

Tắm nước Khổ qua: dùng vài trái Khổ qua xanh, xắt mỏng, giã nát, cho vào thau rồi chế vài lít nước sôi vào, chờ nguội để tắm cho bé. Tắm nước Khổ qua xong, cứ để vậy, không tắm lại bằng nước sạch.

Nên nhớ mồ hôi và bã nhờn của da ta luôn có chất bảo vệ da chống lại vi trùng và môi trường nóng ẩm và tia nắng độc hại. Nếu bạn dùng xà bông nhiều lần quá thì sẽ cuốn trôi hết các chất bảo vệ thì da bé cũng như da của chính bạn cũng vậy. Nếu cần tắm nhiều lần trong ngày thì chỉ nên tắm với nước lạnh là đủ.




Tổng hợp

Từ 1/1/2012, tăng mức đóng BHXH thêm 2%

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động, tăng 2% so với hiện nay.
Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động, tăng 2% so với hiện nay. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 7% BHXH.
Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau: Người lao động đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH (hiện nay là 6%); người sử dụng lao động đóng bằng 17% (hiện nay là 16%).

Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả người lao động và người sử dụng lao động là 24% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

Riêng đối với đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, người sử dụng lao động đóng BHXH cho nhóm này bằng 21% mức lương tối thiểu chung (trong đó: 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

Người tham gia BHXH tự nguyện đóng góp bằng 20% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH (hiện nay là 18%)./.

Theo LĐ

Cách để trẻ không bị trớ sau khi bú và ăn

Bao nhiêu công sức cho con bú, con ăn, chỉ cần sơ ý một chút là phun ra hết, vừa mất của, mất công, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thử hỏi bố mẹ nào chẳng xót xa?
Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý

Trào ngược dạ dạy, nôn trớ ngay sau khi bé vừa bú mẹ là hiện tượng thường hay gặp ở các bé mới sinh. Điều này khiến các bố mẹ và những người lớn trong gia đình rất đau đầu. Bao nhiêu công sức cho con bú con ăn… Thế mà chỉ một cái rướn mình, con phun ra hết mọi thứ như “vòi rồng”.

Nôn trớ vốn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến thức ăn trào ngược từ dạ dày lên miệng. Tuy nhiên, mẹ đừng coi thường hiện tượng nay mà bỏ qua những lần nôn trớ của con, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Nhiều mẹ đã phải thực hiện điệp khúc “ăn là trớ, trớ lại ăn” đến phát ngán mà không biết giải quyết triệt để bằng cách nào.

Trên thực tế, nếu thỉnh thoảng bé mới bị trớ một lần thì mẹ cũng không cần lo lắng quá. Nhưng nếu bé bị nôn trớ cứ lặp đi lặp lại thì mẹ cũng cần đó như một bệnh lý. Nếu không được trị bệnh kịp thời, khiến bé sẽ phát triển không tốt.

Vài giờ sau khi sinh, các bé có thể nôn trớ ra một chút chất nhầy hay lẫn chút máu. Điều này được coi là bình thường bởi niêm mạc dạ dày bị kích thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo. Trong những tháng đầu đời, nếu bé có bị nôn trớ nhưng sức khỏe bình thường, ăn ngủ tốt, tăng cân đều, bố mẹ cũng không cần lo lắng quá.

Theo lý thuyết được đưa ra, nếu từ 7 tháng tuổi trở lên, nôn trớ sinh lý ở bé sẽ không còn nữa. Nếu bé vẫn bị nôn sau khi ăn, mẹ cần chú ý tới tư thế cho con bú. Bởi nếu mẹ cho con bú không đúng tư thế sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với sữa, trào ngược lên thực quản ra ngoài. Mẹ cũng cần lưu ý xem bé có bị dị ứng với thực phẩm nào mẹ cho bé ăn không nhé!

Trong trường hợp bé tự nhiên nôn trở, kèm theo sốt, mẹ cũng nên tìm tới bác sỹ để được tư vấn. Vì đó là biểu hiện bé có thể bị nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virut.
Một số trường hợp bé không sốt, nhưng nôn trớ thường xuyên, dai dẳng, bé có thể bị hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản. Cơ thể không dung nạp được một số chất. Giải pháp tốt nhất là mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.

Để con bớt nôn trớ

Giúp con giảm nôn trớ, trào ngược thực quản dạ dày, mẹ chỉ cần lưu ý một số điều sau nhé. Không nên mặc quần áo quá chật cho con, nhất là khu vực xung quanh bụng trẻ. Quần áo của bé càng rộng càng tốt, giúp bé thoải mái. Khi cho con bú, mẹ nên nới lỏng bớt phần lưng quần của bé.

Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng. Cho con bú đúng tư thế cũng giúp giảm bớt việc nôn trớ cho con sau ăn. Mẹ không nên cho bé bú vội vàng, cấp tập. Cần thong thả dành thời gian cho con bú. Có thể cho con bú một lát rồi dừng lại nghi trong suốt cữ bú. Mẹ cũng không cần cho con bú quá nhiều. Sau khi bé bú xong, cần cố gắng giữ cho bé thẳng người trong khoảng 20 phút mới có thể đảm bảo bé không bị trào ngược thực quản.

Mẹ cũng chú ý các món thức ăn mẹ ăn hàng ngày. Nếu mẹ ăn thực phẩm mà bé dị ứng, sau khi bé bú sữa mẹ cũng dễ dẫn tới trào ngược dạ dày gây nên hiện tượng nôn trớ. Nếu bé ăn thêm sữa bột công thức, mẹ cũng có thể đổi loại sữa khác cho phù hợp hơn với con. Vì mỗi bé lại hợp một loại sữa khác nhau. Không phải cứ sữa đắt tiền, được quảng cáo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng mới tốt cho con.
Tuyệt đối mẹ không được sử dụng bất kỳ một loại thuốc chống nôn trớ cho bé nếu không có sự chỉ định của bác sỹ. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi đã được khám và xét nghiệm xác định bệnh lý, các bác sỹ mới yêu cầu sử dụng thuốc và chỉ dùng đúng liều lượng cho phép với sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ mà thôi.

Các biện pháp hạn chế hiện tượng nôn trớ sinh lý:

Không cho bé bú dồn, bú quá no một lần. Nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.

Nên cho bé bú bên ngực trái trước, ngực phải sau. Trình tự này giúp tư thế bé nằm sẽ đỡ trớ hơn.
Không nên để bé khóc trog quá trình bú. Vì bé khóc trong khí bú khiến bé sẽ nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày. Điều này khiến bé bị nôn trớ nhiều hơn. Nếu bé bú bình, cần điều khiển cho núm vú luôn đầy sữa, tránh tình trạng bé bị nuốt hơi nhiều.

Khi bé bú xong, luôn bế bé ngẩng cao đầu trong khoảng 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng sang bên trái và kê gối hơi cao.

Tuyệt đối không đùa giỡn, đu đưa, tâng bé lên xuống khi bé mới ăn xong. 

Theo PLXH



=========================================================================
  Tôi sinh cháu đầu lòng mới đuợc 3 tháng tuổi, đầu cháu hay ra nhiều mồ hôi, mỗi lần bú xong cháu hay trớ nhiều.
Tôi sợ cháu bị còi xương nhưng thời tiết lại đang nóng gay gắt nên không thể mang con ra tắm nắng. Mong bác sĩ tư vấn tôi phải cho cháu ăn gì để tránh còi xương và việc cháu bị trớ nhiều như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Trả lời
Khác với nôn, trớ sữa là một hiện tượng sinh lý do các nguyên nhân:
- Bé sơ sinh có dạ dày nằm ngang, đáy dạ dày phẳng, hệ thống thần kinh chi phối hoặc do cơ thắt môn vị chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gây trớ.
- Phương pháp cho bú chưa thỏa đáng: cho trẻ bú quá nhiều, đầu vú mẹ không nhô ra, cho trẻ bú bình không hoặc khi bú bình nhưng đầu vú không đầy sữa dẫn đến bé nuốt vào quá nhiều không khí.
Để khắc phục việc bé trớ sữa, cần thực hiện những việc sau:
- Nếu cho trẻ bú bình sữa thì lỗ vú bình sữa phải vừa phải, khi cho bú thì trong đầu vú phải đầy sữa để tránh cho bé nuốt phải không khí.
- Nếu đầu vú người mẹ lõm vào thì phải uốn nắn kéo đầu vú ra, cho trẻ ngậm đủ trong khuôn miệng.
Chú ý: sau mỗi lần cho bé bú nên bế trẻ, để đầu bé tựa lên vai người bế, vỗ nhẹ vào lưng cho không khí thoát ra.
Trong trường hợp con của bạn không thể tắm nắng được sẽ dễ dẫn đến thiếu vitamin D. Nên một mặt bạn phải ăn uống đầy đủ để tạo nguồn sữa tốt cho con, mặt khác ngoài việc cho bé bú đủ sữa mẹ cho đến 6 tháng, có thể cân nhắc sử dụng vitamin D bổ sung. Tuy nhiên dùng bao nhiêu và dùng như thế nào, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám để có sự tư vấn, không nên sử dụng vitamin D tùy tiện.
Theo BS Nguyễn Bạch Đằng


===================================================================

Nôn là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do đặc điểm của bộ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tâm vị yếu, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang. Nôn trớ có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần lên. 

Nôn trớ cũng là triệu chứng trong nhiều bệnh khác nhau, nhưng nôn nhiều kéo dài thường ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, rối loạn nước và điện giải... 

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn là do sự co bóp phối hợp của cơ hoành, cơ thành bụng và cơn trơn dạ dày thực quản. Trớ là sự co bóp của cơ trơn dạ dạy thực quản, không có sự tham gia của cơ hoành và thường là thức ăn chưa tiêu hóa. 

Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ em: 

Nôn trớ liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ... Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn. 

- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. 

- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. 

- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. 

- Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc. 

- Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. 

- Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua. 

Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử... Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Bạn cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời. 

Để giảm bớt nôn trớ và phòng thiếu dinh dưỡng thì cần lưu ý cách cho trẻ ăn. 

- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng số lần cho bú. 

- Sau khi ăn nên bế vác trẻ 10-15 phút. 

- Chế độ ăn đặc dần lên. 

- Sử dụng thuốc chống nôn motilium, primperan (lưu ý bạn chỉ sử dụng thuốc cho bé theo sự hướng dẫn của thầy thuốc). 

Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh thường phải xử trí ngoại khoa. 

Chúc cho bé yêu của bạn hay ăn chóng lớn.

Theo HuyenLan

Tuesday, November 29, 2011

Cần đặt yêu cầu cao đối với kiểm toán viên

CẦN ĐẶT YÊU CẦU CAO

ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN

Ngày 1/1/2012, Luật Kiểm toán độc lập chính thức có hiệu lực, các cơ quan quản lý đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Trước nhiều vụ gian lận BCTC của các CTNY gần đây, gây mất niềm tin với ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam. Báo DTCK xin trích đăng một số ý kiến cảu bà Rachel Chee, Hội viên ACCA, Giám đốc nghiệp vụ của Viện kế toán công chứng Malaysia chia sẻ kinh nghiệm của ngành kiểm toán Malaysia về việc quản lý hội viên (toàn bộ bài viết được đang tải trên www.tinnhanhchungkhoan.vn).

Đ

ể trở thành một kế toán viên công chứng ở Malaysia, điều kiện quy định hết sức chặt chẽ, đòi hỏi phải hoàn thành bằng kế toán ở Malaysia được công nhân theo Điều lệ kế toán; được tích lũy 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan do Viện Kế toán công chứng đánh giá; hoàn thành một bằng cấp nước ngoài được chấp thuận bởi MIA; vượt qua kỳ thi sát hạch của MIA; đạt được tư cách thành viên của một cơ quan kế toán chuyên nghiệp được công nhận theo Điều lệ kế toán.

Để trở thành một kiểm toán viên, bạn phải có kinh nghiệm kiểm toán 3 năm liên tục trước khi đăng ký; hoàn thành chương trình hành nghề công; tuân thủ theo các yêu cầu của MIA; có chứng chỉ hành nghề do MIA phát hành; vượt qua cuộc phỏng vấn của Ủy ban cấp bằng kiểm toán viên.

Khi được hội đồng MIA chấp thuận, người có chứng chỉ phải bắt đầu hành nghề trong vòng 6 tháng (đối với người mới) hoặc 3 tháng (nếu gia nhập vào một công ty hiện tại) kể từ ngày phát hành chứng chỉ, nếu không chứng chỉ sẽ bị hủy bỏ. Kiểm toán viên phải tham gia hành nghề công toàn thời gian; phải có bảo hiểm trách nhiệm ở mức tối thiểu 100.000 RM khi bắt đầu hành nghề. Việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và phá sản là các dịch vụ theo luật định tại Malaysia và yêu cầu phải có giấy phép do cơ quan Chính phủ ban hành.

Một điểm khác với Việt Nam là kiểm toán viên phải trải qua vòng phỏng vấn của Ủy ban cấp bằng kiểm toán viên (Ủy ban này do Văn phòng Tổng kế toán thành lập), nhằm đảm bảo các ứng viên được cấp bằng là xứng đáng và có năng lực. Ủy ban bao gồm các đại diện từ Văn phòng Tổng kế toán, UBCK Malaysia, Ngân hàng trung ương Malaysia, ủy ban Các công ty của Malaysia và Viện Kế toán công chứng Malaysia. Các ứng viên sẽ được kiểm tra kiến thức toàn diện, gồm: các quy định và nguyên tắc liên quan đến thị trường vốn và chứng khoán, các quy định liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm và các ngành liên quan. Luật doanh nghiệp, các chuẩn mực kiểm toán, BCTC, quy định về thuế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Năm 2009 tỷ lệ đỗ cả nước ghi nhận chỉ có 27%.

Tại Malaysia, quy định kiểm toán bắt buộc đối với toàn bộ các công ty thành lập theo Điều lệ công ty. Tại thời điểm cuối năm 2010, Malaysia có gần 920.000 công ty đang hoạt động, trong khi chỉ có 1.514 kiểm toán viên. Do vậy, Malaysia cũng phải áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao tỷ lệ đỗ như xác định phạm vi kiếm thức phỏng vấn; thành lập diễn đàn cấp bằng kiểm toán viên để chia sẻ kinh nghiệm và để giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng, đưa ra bảng câu hỏi tự đánh giá cho các ứng viên…

Cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngày càng nhiều doanh nghiệp đổ vỡ đã gây ra hoài nghi về độ tin cậy vào kiểm toán. Thực tế đòi hỏi yêu cầu một sự giám sát độc lập đối với các kiểm toán viên. Hội đồng Giám sát kiểm toán Malaysia được thành lập vào ngày 1/4/2010 dưới sự bảo trợ của UBCK có chứng năng tiếp nhận, quảy lý danh sách đăng ký kiểm toán viên các công ty đại chúng trên cơ sở gia hạn hàng năm và kiểm tra hoạt động hành nghề của họ. Khái niệm các công ty đại chúng ở Malaysia rất rộng, bao gồm các CTNY trên sàn chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổ chức tài chính, các công ty quản lý quỹ, kinh doanh chứng khoán, giao dịch hợp đồng tương lai…

BBT: Được biết: Văn phòng Tổng kế toán là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, là cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện chứng năng giám sát MIA.

MIA là tổ chức vừa có chứng năng của cơ quan quản lý nhà nước ( ban hành Chuẩn mực kế toán, kiểm toán; cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán…) vừa có chức năng của tổ chức Hội nghề nghiệp ( người hành nghề kế toán, kiểm toán phải là hội viên của MIA, tổ chức thi và cấp chứng chỉ hội viên…)

(Theo ĐTCK)
NGUON: VACPA

Khoản lỗ 1.800 tỷ và 'vở kịch' tại Petrolimex

Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được DN này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex lãi.

Việc lỗ lãi trong kinh doanh của Petrolimex vẫn trong màn kịch nghi nghi hoặc hoặc

Không bất ngờ

Đã không có bất ngờ nào từ kết quả kiểm toán đối với Petrolimex của Deloitte mà Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ công bố trước Quốc hội vào ngày 25/11/2011.

Kết quả kiểm toán của Deloitte phản ánh trên báo cáo tài chính của Petrolimex qua các năm 2008, 2009, 2010 đều có lãi. Năm 2008, kinh doanh xăng dầu lãi 642 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 376 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 1.018 tỷ đồng. Sang năm 2009, kinh doanh xăng dầu lãi 2.660 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 557 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 3.217 tỷ đồng. Đến năm 2010, kinh doanh xăng dầu lỗ 172 tỷ đồng; các hoạt động khác lãi 486 tỷ đồng; tổng hợp chung lãi 81 tỷ đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2011, Petrolimex (gồm văn phòng tổng công ty và 42 công ty công ty thành viên) kinh doanh xăng dầu lỗ 1.840 tỷ đồng.

Sau khi rà soát bước đầu về kết quả kinh doanh của Petrolimex, Bộ Tài chính "xét thấy nếu không có những nguyên nhân chủ quan như việc Petrolimex chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định và nguyên nhân khách quan là tỷ giá ngoại tệ tăng thì kinh doanh xăng dầu không lỗ lớn".

Kịch tính!

Nhưng điều bất ngờ là cũng trong cuộc họp Quốc hội trên, ngay sau phần trả lời của bộ trưởng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng lại đưa ra một thông tin khá khác biệt. Theo ông Hoàng, khi tiến hành cổ phần hóa, theo quy định Petrolimex phải công khai tất cả kết quả sản xuất kinh doanh. Theo đó, trong ba năm từ 2008-2010, tính về tổng thể, doanh nghiệp này có lãi, nhưng riêng kinh doanh xăng dầu bị lỗ. Tuy nhiên do doanh nghiệp này không giải thích cặn kẽ, chi tiết nên đã khiến dư luận hiểu nhầm rằng kinh doanh xăng dầu có lãi.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã "thuyết minh" rất chính xác về việc Petrolimex "có lãi" khi tiến hành cổ phần hóa. Sự chính xác này dựa trên bản cáo bạch của Petrolimex (bản phục vụ cho quá trình cổ phần hóa): năm 2008 doanh nghiệp này lãi hơn 913 tỷ đồng, năm 2009 lãi 2.880 tỷ đồng, năm 2010 lãi 81 tỷ đồng, và năm 2011 dự kiến lãi cả năm khoảng 598 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bản cáo bạch và do đó cả "thuyết minh" của ông Hoàng lại chỉ có giá trị đến tháng... 7/2011, tức thời điểm đưa ra bản cáo bạch.

Còn vào gần cuối tháng 9/2011, trong một cuộc hội thảo về cơ chế kinh doanh xăng dầu, do Bộ Tài chính tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo của Petrolimex lại đưa ra những thông tin hoàn toàn trái ngược bản cáo bạch cổ phần hóa: từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp này đã lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, trong đó đỉnh điểm là năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng. Riêng năm 2011, tính đến cuối tháng 8, doanh nghiệp này đã lỗ tới 1.800 tỷ đồng, ước tính 9 tháng lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.

Cần lưu ý rằng thời điểm cuộc hội thảo trên diễn ra vào lúc Bộ Tài chính chưa có quyết định thành lập các tổ kiểm tra tài chính tại Petrolimex. Có thể đó là lý do mà lãnh đạo Petrolimex đã chưa thể hình dung ra việc sẽ có một sự khác biệt quá lớn từ kết quả cuộc kiểm toán của Deloitte, cho thấy giữa "đỉnh điểm là năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng" theo công bố của Petrolimex với "năm 2008, kinh doanh xăng dầu lãi 642 tỷ đồng, các hoạt động khác lãi 376 tỷ đồng, tổng hợp chung lãi 1.018 tỷ đồng" theo kiểm toán của Deloitte là khác nhau một trời một vực.

Nhưng vì sao lại có sự tréo ngoe về số liệu trong cùng một Petrolimex như thế?

Phục dựng "vở kịch" Petrolimex

Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, cũng trong cuộc hội thảo trên, khi thấy ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex - nhắc nhiều đến chuyện lỗ lã, ông Vương Đình Huệ đã phải ngắt lời, yêu cầu nêu rõ năm 2011 lỗ bao nhiêu, từng mặt hàng lỗ lãi như thế nào. Là người am hiểu về ngành tài chính, ông Huệ cũng đặt câu hỏi trực tiếp về lý do lỗ: Petrolimex đã thực hiện chiết khấu cho đại lý đúng quy định chưa?

Ông Bảo chưa kịp trả lời thì ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công thương, có mặt với tư cách khách mời, đã chen ngang cho rằng: "Các định mức cho chi phí kinh doanh xăng dầu đã quá cũ". Giữa tiếng ồn ào của những lời phát biểu chen ngang, ông Huệ truy vấn: "Thực chất từng mặt hàng xăng dầu lãi lỗ thế nào?". Ông Bảo khẳng định: "Chúng tôi không tách ra từng mặt hàng giá lỗ lại bao nhiêu mà tính tổng thể".

"Tại sao lại không thể hạch toán riêng? Vậy các anh tính toán thế nào để nói lỗ" - ông Huệ truy vấn tiếp và phê phán việc Petrolimex không thể nói lời lỗ từng mặt hàng là không thể chấp nhận được. "Không thể hạch toán từng mặt hàng thì tôi không biết quản trị các anh thế nào...? Chúng tôi sẽ yêu cầu báo cáo từng mặt hàng một chứ không có chuyện không biết lời lỗ từng mặt hàng" - ông Huệ bức xúc và khẳng định.

Trong buổi hội thảo trên, cần ghi nhận một nhân tố đặc biệt là Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã tỏ ra rất nhiệt tình bảo vệ cho quan điểm "lỗ" của Petrolimex: "Phải giải quyết cái gốc là doanh nghiệp đang lỗ rất lớn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì đừng hòng giải quyết được các vấn đề khác. Tôi đề nghị phải dùng đầu nhiều hơn dùng tay chân, nghĩa là bớt đi biện pháp hành chính, từng bước tăng giá, như thế bớt phải hội thảo".

Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được doanh nghiệp này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex có lãi về tổng thể theo... bản cáo bạch cổ phần hóa. Phải chăng đó là tư tưởng "dùng đầu nhiều hơn dùng tay chân"?

Vậy thực chất vấn đề của Petrolimex và Petrolimex - Bộ Công Thương là như thế nào?

Kết thúc cuội hội thảo về cơ chế kinh doanh xăng dầu đề cập ở trên, ông Huệ đanh thép: "Nếu cần công bố gian lận, tôi sẽ công bố các gian lận".
Theo VEF

Công bố Bảng xếp hạng 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2011

Ngày 29/11/2011, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report) kết hợp với Báo điện tử VietNamNet công bố bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2011. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố để ghi nhận và tôn vinh những thành quả mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đạt được.

Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu từ VietNam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Nguyên Phó Hiệu trưởng Harvard Business School. VNR500 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực quốc tế (dựa trên mô hình Fortune 500). Doanh nghiệp không phải nộp bất cứ khoản phí nào để được lọt vào bảng xếp hạng, cũng như không thể tác động nhằm thay đổi kết quả xếp hạng. Các doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng chỉ được biết thứ hạng của mình sau khi Ban tổ chức công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Năm 2011, Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên cở sở dữ liệu của VietNam Report (VNR Biz Database) và kết quả nghiên cứu số liệu điều tra mới nhất về các doanh nghiệp trên toàn quốc. Số liệu điều tra được cập nhật đến hết ngày 31/12/2010. Thứ hạng doanh nghiệp sẽ được sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu.

Bên cạnh Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (không phân biệt nhà nước, nước ngoài, tư nhân), VietNam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân được VietNam Report sử dụng là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải trên 1500 tỷ đồng và vào Bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt trên 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, dựa trên danh sách công bố độc giả có thể tham khảo thứ hạng các doanh nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như: Top doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, Top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, Top doanh nghiệp có số lao động lớn nhất, Top doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất…

Thông tin chi tiết và danh sách được đăng tại trang website: www.vnr500.com.vn

Trong năm 2011, Ban tổ chức đã nhận được sự hợp tác tích cực từ các doanh nghiệp lớn trong việc hợp tác công bố thông tin tài chính và kiểm chứng dữ liệu điều tra. Đã có gần 2500 hồ sơ, tài liệu cũng như các báo cáo tài chính được doanh nghiệp được chủ động gửi về cho Ban tổ chức dùng làm tài liệu tham khảo khi xếp hạng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang tiến triển mạnh mẽ theo hướng minh bạch hoá phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kết quả nghiên cứu của Vietnam Report được công bố theo hai Bảng xếp hạng chính như sau:
Bảng xếp hạng VNR500 500 doanh nghiệp lớn nhất VN 2011 (Top 10)

1. Tập đoàn Dầu khí VN
2. Tổng công ty xăng dầu VN
3. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN
4. Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC
5. Tập đoàn Điện lực VN
6. Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí VietxoPetro
7. Tập đoàn Viễn thông Quân đội
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
9. Tổng công ty Dầu VN
10. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn VN

Bảng xếp hạng VNR500 - 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất VN 2011 (Top 10)

1. Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn Thương Tín
2. Công ty CP FPT
3. Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji
4. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
5. Công ty CP Sữa VN (Vinamilk)
6. Công ty CP Thương mại Thái Hưng
7. Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát
8. Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
9. Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN
10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Nhìn vào Bảng xếp hạng năm 2011 có thể thấy:
Thứ nhất, về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, bao gồm các Tập đoàn, các TCT và các công ty có vốn Nhà nước chi phối tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2011 với tỷ lệ 41,6%. Ngoài số lượng lớn trong BXH VNR500 năm 2011, các Tập đoàn và TCT Nhà nước cũng chiếm vị trí chi phối áp đảo trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với sự góp mặt của 04 Tập đoàn kinh tế Nhà nước và 02 Tổng công ty Nhà nước. Các doanh nghiệp khối tư nhân và FDI chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,4% và 21,0%. Điểm đáng lưu ý ở đây là khối tư nhân đang dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế khi tỷ lệ doanh nghiệp khối tư nhân có mặt trong BXH lần lượt tăng đều qua các năm (24% trong BXH năm 2008, 30% trong BXH năm 2009, 31,2% trong BXH năm 2010 và 37,4% trong BXH năm 2011).

Thứ hai, về cơ cấu ngành nghề, BXH VNR500 năm 2011 tiếp tục cho thấy một số ngành trọng điểm vẫn duy trì được vị thế ưu thế của mình, như các ngành Khoáng sản – Xăng dầu (chiếm tỷ lệ 15%), ngành Ngân hàng – Tài chính (9,8%), Thực phẩm – Đồ uống (8,2%), Viễn thông (6%), Điện (6,8%). Đáng chú ý có ngành Viễn thông với sự góp mặt của 2 doanh nghiệp trong ngành trong Top 10 của BXH năm 2011. Trong khi đó các ngành khác gần như giữ ở mức “cầm chừng” so với thứ hạng năm ngoái, không có sự thay đổi nào đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, việc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được “vị thế” của mình cũng có thể xem là một điều rất đáng ghi nhận trong BXH năm 2011.

Thứ ba, các doanh nghiệp trong VNR500 năm 2011 ngày càng chứng tỏ được sức mạnh đáng kể của mình với top 30 doanh nghiệp đầu tiên trong BXH đủ điều kiện gia nhập nhóm câu lạc bộ doanh thu 1 tỷ đô với mức doanh thu trung bình của nhóm đạt 3,2 tỷ USD (Tăng so với mức 2,7 tỷ USD trong BXH năm 2010). Và rất đáng ghi nhận khi các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp trên toàn cầu khi Top 50 doanh nghiệp đầu tiên trong BXH năm 2011 đủ tiêu chí về doanh thu để có thể đứng trong Bảng Xếp hạng Forbes 2000 về top 2000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu.

Thứ tư, về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp khu vực FDI trong BXH năm 2011 vẫn cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt nhất với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROA) khoảng 9%, cao hơn rất nhiều so với khu vực Nhà nước (2,7%) và khu vực tư nhân (2,5%). Cũng vậy, so với BXH năm 2010, tỷ lệ ROA của khối DNNN cũng đã giảm gần một nửa (Từ 5% xuống còn 2.7%). Điều này cho thấy một thực trạng không vui là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, liên tục ở mức thấp trong các năm qua.

Thứ năm, về địa bàn, chủ yếu các doanh nghiệp lớn trong BXH năm 2011 vẫn tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP HCM. Số lượng DN nằm trong hai địa bàn này gần xấp xỉ nhau (với 25,8% cho TPHCM và 21,8% cho Hà Nội). Các địa bàn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (dưới 6%).

Thứ sáu, bảng xếp hạng cũng cho thấy có những biến động nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, và khu vực doanh nghiệp lớn nói riêng khi có khoảng 18% doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng VNR 500 năm 2010 bị loại khỏi VNR 500 năm 2011.

Mặc dù sẽ không tránh khỏi các sai sót trong việc điều tra thu thập số liệu thống kê, tuy nhiên với mong muốn xây dựng một bức tranh tổng thể phản ánh hiện trạng sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới ngành xếp hạng Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ nhằm theo kịp xu thế phát triển của thời đại. Trong đó yếu tố quyết định không thể thiếu đó chính là sự ủng hộ từ cộng đồng các doanh nghiệp, từ cơ quan quản lý nhà nước và từ công chúng trong việc quản lý, giám sát, công khai minh bạch trong hoạt động xếp hạng.
(Theo DDDN)

Sunday, November 27, 2011

Góc khuất chất lượng báo cáo kiểm toán doanh nghiệp

Xem hình

Báo cáo kiểm toán được coi là một công cụ để các NĐT, cơ quan quản lý xác minh mức độ trung thực, đáng tin cậy của BCTC các doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, không phải mọi báo cáo kiểm toán “sạch” đều đồng nghĩa với việc không có nguy cơ có sai sót trọng yếu trong BCTC.

Những khoản ngoại trừ “to đùng”

Phát biểu tại buổi tọa đàm về sai sót thường gặp qua kiểm soát chất lượng kiểm toán thường niên năm 2011, ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho biết, trong quá trình kiểm tra, ông đã phát hiện có trường hợp một Báo cáo kiểm toán tại một công ty đóng tàu thuộc Vinashin đã ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho. Theo ông Mai, chỉ dùng phép cộng trừ đơn thuần, ước tính giá trị hàng tồn kho bao gồm cả tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang… của công ty này đã chiếm 70- 80% tổng tài sản. “Một khoản ngoại trừ hàng tồn kho lên tới 80% giá trị tài sản thì phần 20-30% giá trị còn lại, cho dù có là trung thực, hợp lý đi nữa thì làm sao có thể đảm bảo chất lượng báo cáo kiểm toán được?” ông Mai nhận xét.

Lý giải tình trạng này, ông Mai cho rằng, có hai nguyên nhân chủ yếu: một là, thời điểm ký hợp đồng kiểm toán diễn ra sau ngày kiểm kê hàng tồn kho của DN; hai là, DN có nhiều kho ở nhiều nơi, giá trị hàng tồn kho lớn mà yêu cầu kiểm kê trong vòng 1, 2 ngày. Và đây thực sự là thách thức lớn đối với CTKT.

“Làm sạch” nợ xấu

Không chỉ hàng tồn kho là đối tượng dễ bị ngoại trừ, các khoản cho vay, khoản phải thu đôi khi cũng được kiểm toán chấp nhận dù còn thiếu căn cứ. “Bình thường, quy trình xác định khả năng thu hồi của khoản phải thu của DN phải rất cẩn trọng. Ví dụ, kiểm toán chọn ngẫu nhiên 30/100 đối tượng để gửi thư xác nhận nợ. Nếu cả 30 đối tượng trên đều có thông tin phản hồi là đúng thì kiểm toán có thể chấp nhận được. Nhưng giả thiết có 3 trong số 30 đối tượng trên cho phản hồi là sai, thì kiểm toán viên lại phải chọn tiếp ngẫu nhiên 30 đối tượng khác để lấy ý kiến và làm lại quy trình trên, để xác định đúng nợ phải thu của DN”, ông Mai cho biết. Theo ông Mai, tình trạng các kiểm toán viên không gửi thư xác nhận hoặc gửi nhưng không tổng hợp kết quả xác nhận mà dễ dàng chấp nhận nợ phải thu theo sổ sách của doanh nghiệp là có.

Điều này khiến cho chúng ta liên tưởng đến các khoản nợ phải thu của nhóm CTCK có thể tồn đọng nhiều năm, thậm chí lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn không có khoản trích lập dự phòng nào (dù thực tế là khó thu hồi). Rồi, nợ phải thu của người có liên quan như: cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, lãnh đạo DN… nhưng không được kiểm toán lưu ý. Chính việc vô tình hoặc cố tình bỏ qua khâu xác nhận nợ phải thu và khả năng thu hồi nợ đã khiến người sử dụng BCTC có cái nhìn không chính xác về thực trạng tài chính của DN. Và, việc này chỉ có thể hy vọng vào chính đạo đức của người làm kiểm toán, đơn vị độc lập duy nhất được tiếp cận chính xác tới giấy tờ của DN, chứ không phải là ai khác.

Báo cáo kiểm toán… “thế mạng”

Dùng từ “thế mạng” ở đây có thể không chuẩn lắm, nhưng có lẽ sẽ giúp người đọc hình dung ra những báo cáo kiểm toán đang được lập nhằm mục đích làm đẹp và thay thế báo cáo kiểm toán “xấu xí” với nhiều khoản ngoại trừ của DN đã được lập bởi một CTKT khác. Bà Lê Thị Hòa, Vụ phó Vụ Quản lý Phát hành, Uy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết: UBCK đã phát hiện được trường hợp một CTKT thuộc nhóm big 4, big 5 (nhóm 4, 5 CTKT lớn nhất) tham gia vào hoạt động trên.

“Có trường hợp DN kiểm toán ra báo cáo lần đầu có nhiều điểm ngoại trừ, đã thuê một CTKT khác làm lại, với báo cáo chấp nhận toàn phần. Điều này là không thể chấp nhận được. Các bạn nghĩ rằng, nếu DN ỉm đi báo cáo kiểm toán lần đầu và làm kiểm toán lại thì sẽ không ai biết, nhưng nếu trong quá trình rà soát lại, chuyện đó lộ ra thì uy tín của các bạn sẽ như thế nào?” bà Hòa đặt câu hỏi với đại diện các CTKT. Theo bà Hòa, thời gian tới, UBCK sẽ xem xét lại toàn bộ và có biện pháp xử lý nghiêm những CTKT đưa ra ý kiến kiểm toán không trung thực.

“Không có khái niệm nhanh, nhiều, tốt, rẻ trong kiểm toán”, ông Mai nhận xét trong nhiều sai sót hiện nay có phần do mức phí kiểm toán quá thấp, không đủ bù đắp chi phí nếu tuân thủ 100% thủ tục kiểm toán (chỉ từ 30 – 70 triệu đồng/ DN). Để ra được một báo cáo kiểm toán của DN lớn hay nhỏ, kiểm toán viên đều phải tuân theo một quy trình chuẩn – một khối lượng công việc rất lớn. Theo nhiều ý kiến, trong bối cảnh báo cáo kiểm toán vẫn có sự mập mờ về chất lượng mà chưa có sự xử lý thật nghiêm minh từ cơ quan quản lý, người sử dụng BCTC không thể đặt cả niềm tin vào những BCTC đã được kiểm toán mà phải tìm hiểu thật kỹ về tình hình thực tế của doanh nghiệp.

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ: Những con số kinh hoàng

Xem hình

Một trong những nguyên nhân của sự bất ổn cấu trúc của nền kinh tế chính là đầu tư kém hiệu quả, tỷ lệ đầu tư rất cao nhưng tăng trưởng lại không tỷ lệ thuận.

Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư Nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ đóng góp khoảng 37%-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Nợ liên hoàn

Hiện nay, cả nước có trên 1.200 DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng thì nợ của khu vực DNNN đến 2009 không kể 9 tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.

Nhiều DNNN đang lâm nạn nợ nần, nảy sinh chuỗi nợ liên hoàn. Theo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương mới đây, những con số lỗ lớn tính từ đầu năm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang ở mức giật mình: gần 8.000 tỉ đồng nợ ở tập đoàn Điện lực; khoảng 1.500 tỉ đồng của tổng công ty Xăng dầu, hay hơn 600 tỉ đồng với tổng công ty Hàng hải. Và đằng sau những con số lỗ lớn của nhiều tập đoàn, tổng công ty là câu chuyện về nợ xấu ngân hàng và chiếm dụng vốn lẫn nhau. Theo số liệu của ngân hàng Thế giới, hiện các DNNN chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Đặc biệt mức nợ của các DNNN đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng. Tính đến hết tháng 8- 2011, nợ xấu toàn ngành ngân hàng ở mức trên 76.000 tỉ đồng và đang có xu hướng tăng. Trong đó, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 37.000 tỉ đồng.

Một trong những nguyên nhân của sự bất ổn cấu trúc của nền kinh tế chính là đầu tư kém hiệu quả, tỷ lệ đầu tư rất cao nhưng tăng trưởng lại không tỷ lệ thuận. Thực tế, nguồn vốn chủ đạo để đầu tư của khu vực công được lấy từ ngân sách Nhà nước, tín dụng nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó đầu tư từ ngân sách và các DNNN chiếm trên 75%. Số liệu từ Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, giai đoạn 2005-2009, lĩnh vực công nghiệp- xây dựng được ưu tiên trên 50% vốn, song đóng góp vào GDP lại chỉ dưới 40%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2001-2010 chiếm 52,2% tổng vốn đầu tư khu vực Nhà nước và bằng khoảng 24,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tính theo tỉ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong giai đoạn này lên đến 9,8%. Bên cạnh hiệu quả đầu tư không cao thì việc đầu tư vượt quá khả năng của nền kinh tế đã dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài; cơ cấu đầu tư thiếu cân đối nên chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp; việc theo dõi, giám sát còn yếu nên hiệu quả đầu tư chưa cao.

Tái cơ cấu như thế nào?


Từ những hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của nhiều DNNN, đặt ra vấn đề cần phải tái cơ cấu lại. Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tại hội thảo “Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam” ngày 18-10, cũng cho rằng: Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế.

Những nguyên nhân chủ yếu, xuất phát từ đặc thù của DNNN, không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Cơ cấu DNNN hoạt động kinh doanh chưa hợp lý, có khoảng cách khá xa giữa chính sách và triển khai thực hiện. Kết quả của quá trình cơ cấu lại DNNN đến nay mới chỉ dừng ở mức độ giảm số lượng DNNN nên chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến cơ chế phân bổ nguồn lực Nhà nước, tái cấu trúc ngành nghề và hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN. Việc quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của DNNN cũng chưa tốt.

Tuy nhiên tái cơ cấu như thế nào cho hiệu quả đang là bài toán hóc búa. Khó khăn nhất là nó đụng đến lợi ích của những nhóm hùng mạnh. Vì thế, cần xác định mục tiêu số 1 của việc bán DNNN là thu tiền về cho ngân sách hay là bán để sau này nó hoạt động hiệu quả hơn? Theo các chuyên gia kinh tế, không nên đặt nặng vấn đề là thu lớn cho ngân sách mà cần nhìn về tương lai. Ông Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế chính trị thế giới lưu ý: “Tái cấu trúc không chỉ là “tráo đầu đũa, lau cho sạch sẽ” mà là tư nhân hóa toàn bộ, tư nhân hóa từng phần hay trao quyền tự chủ cho DNNN. Chính phủ cần phải lên danh sách các loại DNNN theo các cấp độ thị trường: xem bán cái gì trước, cái gì sau. Tuy nhiên có những phần cần lưu ý như đường sắt, hệ thống truyền tải điện, tư nhân không thể tham gia trực tiếp mà phải có bàn tay của Nhà nước”.

Tại hội thảo “Tái cấu trúc DNNN”, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng vấn đề của DNNN là phải giải quyết vấn đề quyền người đại diện. Chúng ta đã có tư tưởng thuê CEO (Giám đốc điều hành), giám sát CEO thế thì sao không dám làm mạnh. Một CEO giỏi lương triệu đô mà làm ra lợi nhuận cả nghìn tỷ còn hơn một vị Tổng giám đốc người của Nhà nước lương vài chục triệu mà gây thua lỗ, nợ nần.

Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phải đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh, cần tách biệt vai trò Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với tư cách quản lý, điều tiết. Các biện pháp của Chính phủ phải giúp DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất chứ không phải tăng lợi nhuận ngắn hạn. Các DNNN cần phải chịu các áp lực cạnh tranh giống các thành phần kinh tế khác.

Việc tái cơ cấu DNNN, trong đó bao gồm đẩy mạnh tiến trình sắp xếp DNNN, trong vài năm gần đây diễn ra rất chậm. Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu DNNN cần tiến hành đồng bộ, trong đó có cả tái cơ cấu thị trường tài chính, thị trường vốn. Bên cạnh đó, mục tiêu cổ phần hóa là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, thay đổi căn bản quản trị doanh nghiệp; trong đó có việc tìm nhà đầu tư chiến lược có năng lực thật sự, có vị thế không chỉ trong nước mà cả quốc tế để nâng cao chất lượng hoạt động sau cổ phần hóa.

Là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, kéo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc tái cấu trúc đầu tư công được nhận định là yếu tố gây ra hiệu ứng mạnh, là công cụ điều chỉnh định hướng kinh tế và dẫn dắt các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ cần quyết liệt cắt giảm đầu tư công như bán đứt, thậm chí bán lỗ những dự án dở dang, không nhất thiết phải nắm trong khi tư nhân làm được, lấy nguồn lực này để sử dụng hiệu quả hơn. Dư luận cũng cho rằng chúng ta không nên “đẻ” thêm các dự án mà vài năm tới chúng ta lại phải ngồi bàn và tìm nguyên nhân vì sao không thể trả được nợ. Nhiều chuyên gia cũng đề xuất nên đầu tư toàn xã hội xuống dưới 35% GDP so với mức trên 40% năm 2011, trong đó giảm mạnh đầu tư công xuống dưới 1/3 tổng đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, cần rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện, cương quyết loại bỏ các danh mục đầu tư không còn phù hợp với điều kiện và tiêu chí mới.

Những vụ việc đầu tư tràn lan của các DNNN ngày càng để lại hệ quả xấu cho nền kinh tế. Trong khi nhiều chuyên gia cho biết đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nếu thông tin được minh bạch hơn thì con số này sẽ còn cao hơn nhiều.

Tại hội thảo “Tái cấu trúc DNNN” do Học viện Tài chính (Bộ Tài chính ) tổ chức ngày 15-11, nhiều đại biểu có chung nhận định nhiều DNNN đang trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Một cuộc điều tra 200 doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất mới đây do Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) thực hiện khẳng định rằng “Top 200” của Việt Nam đang đầu cơ đất đai và chứng khoán mà thiếu tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Thay vào đó, các công ty này đua nhau tìm kiếm lợi nhuận tức thời trong khu vực bất động sản và tài chính. Một số Tập đoàn kinh tế như Petro Việt Nam, Vinashin đang thành lập hay đoạt quyền kiểm soát ở một số ngân hàng, EVN đầu tư sang cả viễn thông, quân đội kinh doanh xăng dầu, ngân hàng.

(Theo ANTĐ)

Friday, November 25, 2011

Apple đã thiết kế iPod như thế nào!

Không phải ngẫu nhiên mà bạn thích một bản nhạc! Nó phản chiếu tâm hồn của bạn, bạn tìm thấy chính mình trong nó.




Steven Levy đã viết trong cuốn sách Điều hoàn hảo (The Perfect Thing): “Đơn giản chỉ cần đưa chiếc iPod của bạn cho một người bạn, người hẹn hò với bạn, hoặc một người hoàn toàn xa lạ ngồi kế bên bạn trong một chuyến bay, họ sẽ hiểu được bạn giống như đang lật mở một cuốn sách vậy. Việc mà người nào đó cần làm đơn giản là lướt qua thư viện nhạc của bạn trên vòng xoay điều khiển (click wheel) của chiếc iPod, và nói một cách hình tượng, thì bạn dường như đã bị bóc trần. Nó không chỉ là cái bạn thích - mà nó còn là cái chỉ ra đích xác: là bạn là người như thế nào.”

Jobs có niềm đam mê đặc biệt với trong việc sáng tạo ra iPod bởi ông yêu âm nhạc. Những chiếc máy nghe nhạc đã có trên thị trường, ông nói với các đồng nghiệp, “thực sự vớ vẩn.” Phil Schiller, Jon Rubinstein, và toàn bộ nhóm của ông đều đồng ý. Trong khi xây dựng iTunes, họ dành thời gian với Rio và các máy nghe nhạc khác, và vui vẻ hành hạ chúng. “Chúng tôi ngồi quanh và nói, ‘Những thứ này thực sự bốc mùi,’” Schiller nhớ lại. “Chúng lưu khoảng 16 bài hát, và bạn chẳng thể nào tìm ra cách sử dụng chúng.”

Có một số cuộc họp đáng nhớ bởi vì chúng đánh dấu một thời khắc lịch sử và nó cho thấy cách người lãnh đạo điều hành. Chẳng hạn như cuộc họp ở phòng hội nghị tại tầng 4 của Apple vào tháng 4 năm 2001, nơi Jobs quyết định những phần cơ bản của iPod. Có mặt để nghe Fadell trình bày kế hoạch của mình với Jobs là Rubinstein, Schiller, Ive, Jeff Robbin, và giám đốc marketing Stan Ng.

Phil Schiller đã thiết kế khá nhiều các mô hình iPod, tất cả đều giống nhau ở mặt trước: vòng xoay nổi tiếng sau này. “Tôi đã nghĩ về cách bạn duyệt qua danh sách,” ông nhớ lại. “Bạn không thể nhấn một cái nút hàng trăm lần được. Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu bạn có một vòng xoay?” Bằng cách cải thiện vòng xoay với ngón tay của bạn, bạn có thể lướt qua các bài hát. Bạn càng giữ lâu thì càng lướt nhanh hơn, vì thế bạn có thể duyệt qua hàng trăm bài một cách dễ dàng. Jobs reo lên, “Chính nó!” ông đã để Fadell và các kỹ sư làm việc trên ý tưởng đó.

Để giúp iPod thực sự dễ dùng iPod cần giới hạn các dịch vụ mà thiết bị hỗ trợ. Thay vào đó chúng được đưa chức năng đó lên iTunes trên máy tính. Bạn không thể tạo danh sách nhạc ngay trên thiết bị. Bạn tạo chúng trên iTunes và sau đó đồng bộ với thiết bị.

Ipod Nano


Điều đó đã gây tranh cãi. Nhưng thứ làm Rio và các thiết bị khác quá khó dùng là vì chúng phức tạp. Người dùng cần làm các tác vụ như tạo danh sách nhạc bằng thiết bị, vì nó không được tích hợp với phần mềm chơi nhạc trên máy tính của bạn. Vì thế bằng việc sở hữu phần mềm iTunes và thiết bị iPod, nó cho phép chúng ta để máy tính và thiết bị làm việc cùng nhau, cho phép chúng ta đưa sự phức tạp tới đúng chỗ của nó.

Khi Jony Ive đang nghiên cứu mô hình xốp của chiếc iPod và cố hình dung ra sản phẩm hoàn thiện sẽ nhìn như thế nào thì một ý tưởng đến với cậu ấy trong buổi sáng khi đang lái xe từ nhà ở San Francisco tới Cupertino. "Mặt trước của nó nên có màu trắng tinh khiết," anh nói với những đồng nghiệp trong xe, và nó cần được nối liền mảnh với mặt lưng bằng thép không trầy, sáng loáng. “Phần lớn những sản phẩm tiêu dùng nhỏ đều có cảm giác dễ dàng vứt đi,” Ive nói. “Vì không có sự hấp dẫn văn hóa nào với chúng. Điều tôi tự hào nhất về iPod là nó mang lại cảm giác rất đáng giá, không phải thứ có thể vứt bỏ.”


Video giới thiệu về iPod

Màu trắng không chỉ là trắng đơn thuần, mà phải trắng tinh khiết. “Không chỉ là thiết bị, mà cả tai nghe của nó và những dây cáp nối và thậm chí là cục sạc,” anh nhớ lại. “Trắng tinh khiết.”

Những người khác tiếp tục tranh luận về việc tai nghe tất nhiên nên là màu đen như tất cả những chiếc tai nghe khác. “Nhưng Steve hiểu nó ngay lập tức, và ủng hộ màu trắng,” Ive nói.“Cần có sự thuần khiết trong nó.” Hình ảnh đôi tai nghe trắng ngoằn ngoèo giúp iPod trở thành một biểu tượng.

Ive đã mô tả nó: "Có một thứ gì đó rất ý nghĩa, rất quan trọng ở nó và không mang lại cảm giác rẻ rúng, đồng thời nó cũng mang vẻ tĩnh lặng và tự chủ. Nó không ve vẩy đuôi trước mặt bạn. Nó tự chủ, và một chút điên rồ, với đôi tai nghe uốn lượn. Đó là lý do vì sao tôi thích màu trắng. Trắng không chỉ là một màu tự nhiên. Nó vô cùng thuần khiết và tĩnh lặng. Rõ nét và nổi bật nhưng cũng không kém phần kín đáo."


Đỉnh cao trong hầu hết các sự đơn giản hóa là mệnh lệnh của Jobs, khiến các đồng sự hết sức ngạc nhiên, đó là iPod không có nút bật/tắt. Thực tế là hầu hết các thiết bị của Apple: Không cần phải có một cái như vậy. Thiết bị của Apple sẽ vào trạng thái ngủ đông nếu không được sử dụng, và nó sẽ thức dậy khi bạn chạm vào bất kỳ phím nào. Nhưng không cần phải có một cần gạt để “Tách - bạn đã tắt. Tạm biệt.”

Mọi thứ ở vào đúng vị trí của nó: một ổ cứng lưu được hàng nghìn bài hát; một giao diện và một vòng xoay cho phép bạn duyệt qua hàng nghìn bài hát; một kết nối FireWire cho phép bạn đồng bộ hàng nghìn bài hát mà không mất tới 10 phút.


“Chúng tôi nhìn nhau và nói, ‘Nó sẽ trở nên thật tuyệt vời,’” Jobs nhớ lại. “Chúng tôi biết nó tuyệt tới mức nào, bởi chúng tôi biết rõ mỗi người đều muốn có một cái cho riêng mình. Và ý tưởng này trở nên đơn giản một cách tuyệt vời: hàng nghìn bài hát trong túi của bạn.” Một trong những người soạn quảng cáo của chúng tôi đề xuất nên gọi nó là “Pod.” Jobs là người đã mượn từ tên iMac và iTunes để đổi nó thành iPod.

Khi iPod trở thành một hiện tượng, nó đã khiến cho mọi người, từ các ứng cử viên Tổng thống, đến những nhân vật nổi tiếng, những đôi lứa đang hẹn hò, cho tới nữ hoàng Anh, và bất kì người nào khác mang chiếc tai nghe màu trắng đều có thể nhận được câu hỏi: “Có gì trong chiếc iPod của bạn?”

Xem video Steve Jobs giới thiệu máy nghe nhạc iPod

Bộ tuyển tập trong iPod của Steve Jobs là gia tài âm nhạc của một thanh niên của những năm trong thập niên 1970 với tâm hòn của thập niên 1960. Đó là Aretha, B. B. King, Buddy Holly, Buffalo Springfield, Don McLean, Donovan, the Doors, Janis Joplin, Jefferson Airplane, Jimi Hendrix, Johnny Cash, John Mellencamp, Simon và Garfunkel, và thậm chí cả The Monkees (I’m a Believer) và Sam the Sham (Wooly Bully). Chỉ khoảng một phần tư thư viện nhạc là các bài hát của những nghệ sĩ đương thời, như 10000 Maniacs, Alicia Keys, Black Eyed Peas, Coldplay, Dido, Green Day, John Mayer (một người bạn của cả Jobs và Apple), Moby (cũng như thế), U2, Seal, và Talking Heads, về phía nhạc cổ điển, có khoảng vài bản ghi âm của Bach, bao gồm Bản Concerto Brandenburg, và 2 album của Yo-Yo Ma.

Trong số những đĩa CD mà Jobs đánh giá cao, phải kể đến một bản sao lậu ghi lại khoảng trên dưới mười hai công đoạn mà nhóm The Beatles đã thực hiện khi tập đi tập lại bản thu bài strawberry Fields Forever. Sự khổ luyện của The Beatles trong lĩnh vực âm nhạc cũng chính là mục tiêu đã trở thành triết lý của Jobs: một sản phẩm phải được trau chuốt để trở nên hoàn hảo trước khi được công bố ra công chúng.

"Đó là một bản nhạc khá phức tạp nhưng thật thú vị khi chứng kiến quy trình khổ luyện đầy sáng tạo của The Beatles. Họ chơi đi chơi lại bản nhạc đó hàng trăm hàng nghìn lần và cuối cùng đã ra được phiên bản ưng ý trong vòng một vài tháng. Lennon luôn luôn là thành viên nhóm The Beatles mà tôi yêu thích nhất. [Ông ấy đã cười thật tươi khi đến đoạn Lennon dừng lại trong cảnh tập luyện đầu tiên và bắt cả ban nhạc làm lại để kiểm tra hợp âm], ông có nghe thấy khúc co mà họ vừa chơi không? Nó không ổn một chút nào, chính vì vậy mà họ đã làm lại từ đầu. ở lần thu này, mọi thứ thật sự còn rất “nguyên sơ”. Bản hợp âm nghe thật khác thường. Nếu xem lần thu âm này, nhiều khả năng là ông sẽ nghĩ không phải họ mà là những người khác đang biểu diễn. Không viết lời hay sáng tác, nhưng thực sự họ đã tạo nên nó. Nhưng họ không dừng lại ở đó. Họ là những con người cầu toàn và tất nhiên họ sẽ làm đi làm lại đến khi hài lòng. Chính điều này đã khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng khi xem nó vào năm tôi 30 tuổi, ông có thể chỉ cho tôi họ đã làm thế nào không?

Họ đã nỗ lực rất nhiều để có sự khác biệt rõ ràng trong từng bản thu. Họ thu đi thu lại và mỗi lần khoảng cách đến sự hoàn hảo lại được thu hẹp dần. [Khi Jobs nghe đến bản thu lần thứ ba, ông đã chỉ cho tôi bản phối âm đã trở nên phức tạp thế nào]. Cách chúng tôi làm việc ở Apple cũng tương tự như họ. Mặc dù đã cho ra mắt rất nhiều bản của máy tính cá nhân (notebook) và iPod, chúng tôi vẫn duy trì một quy trình, bắt đầu bằng với một phiên bản gốc, rồi sau đó tinh chỉnh nhiều lần để ra được mô hình chi tiết của thiết kế chung, nút bấm hay cách thức một tính năng được vận hành. Phải mất rất nhiều công đoạn cần làm nhưng cuối cùng, mọi thứ sẽ tốt hơn và nhanh chóng, nó sẽ khiến mọi người phải thán phục thốt lên “Wow, họ đã làm thế nào vậy? Bí quyết nằm ở đâu?”

Bạn có thể hiểu sâu hơn về phần cứng, như ổ cứng bé xíu và có dung lượng lượng cao được Apple mua độc quyền từ khi chúng đang ở phòng thí nghiệm đến sở thích cá nhân như Steve Jobs thích nghe Bach, mối quan hệ của ông với U2, Bod Dylan hay thâm cung bí sử về việc đàm phán để hợp tác với các ông trùm về bản quyền âm nhạc thế nào trong quyển tiểu sử cực hay "Steve Jobs".

Hướng dẫn cách làm bánh pizza

1. Nguyên liệu:

750gr bột mì, 2 thìa dầu olive, 1/2 thìa café muối, 2 thìa đường, 1 gói bột nở men bánh mì (7mg), 300ml nước ấm khoảng 300C (không được quá nóng vì sẽ chết men, lạnh quá men sẽ không ăn)

2. Cách làm bánh pizza:

- Bột trộn với đường, muối, dầu olive.

- Cho gói men vào nước ấm hòa tan rồi trộn từ từ với máy trộn (là máy đánh trứng có đi kèm 2 chân trộn bột) sẽ nhanh hơn thao tác trộn bằng tay. Trộn kỹ sao cho bột mềm dẻo, mịn màng, nhấc lên không dính tay.

- Xong, bạn cho vào tô to, lấy khăn ẩm đậy kín khoảng 3h bột sẽ nở gấp 3 lần chỗ bột lúc mới trộn là thành công. Sau đó chỉ việc cắt bột thành 4 khúc rồi rắc bột áo ra bàn cán mỏng.

3. Kỹ thuật làm đế bột thành hình tròn :

Dùng tay dàn miếng bột ra một chút sao cho có hình tròn nhỏ. Sau đó kẹp miếng bột vào giữa hai bàn tay, giống như đang chắp tay. Úp miếng bột từ bàn tay này sang bàn tay kia, cứ như thế theo chiều hướng làm hết một vòng tròn cái đế bột. Tiếp tục đến khi nào thấy nó đủ mỏng và đủ rộng về đường kính thì ngừng. Bột sẽ vừa tròn tự nhiên mà không bị co lại như cán bằng cây cán bột.

4. Nguyên liệu làm nhân bánh:

- Nguyên liệu chủ đạo: chà bông, cá hộp, tôm, sò, ngao, hải sản, xúc xích …

- Rau quả phổ biến nhất : cà chua, ớt Đà Lạt (xanh, đỏ hoặc vàng) mỗi loại một ít để màu được đẹp. Ngoài ra, còn có nấm, hành tây, dứa, khoai tây, quả olive…

- Các hương vị như lá thơm basilic, origan (cây kinh giới), nhất là dầu o liu và pho mát Mozzarella (pho mát Ý) thì không thể thiếu.

- Pizza phải dùng Mozzarella, dùng pho mát khác sẽ không dúng vị và không ngon.

- Có thể cho Dứa, quả Dứa hợp với mùi Chà Bông và đồ biển khác.

5. Các nguyên liệu trên thường kết hợp thành một số kiểu sau :

- Pizza với sốt cà chua, chà bông, nấm, pho mát.

- Pizza với cá thu hộp, cà chua và hành tây thái khoanh tròn, quả oliu, pho mát, rắc nhiều tiêu.

- Pizza với cá thu hộp, sốt cà chua, ớt Đà Lạt (ba màu) thái miếng bản nhỏ và dài, nhiều hạt tiêu, pho mát.

- Pizza với xốt cà chua, hải sản (tôm – ngao – sò), ớt quả, pho mát.

- Pizza với tỏi cay, sốt cà chua, chà bông, rưới dầu oliu trộn thật nhiều tỏi và ớt băm nhỏ rồi nướng.

- Pizza với sốt cà chua, thịt bò băm nhỏ, hành tây khoanh tròn, pho mát.

- Rồi cả pizza chay…

6. Nướng bánh:

Lò bật trước một lúc ở 200°C.

- Nếu là loại đế bánh mỏng (bánh kiểu Ý rất mỏng) và nhân đã chín thì chỉ nướng tối đa 15 phút. Đế mỏng nên không cần nướng trước đế. Nếu là loại nhân còn sống thì nướng lâu hơn, khoảng 22 phút.

- Nếu là loại đế dầy, thì nên nướng qua đế bánh 10 phút, cho đế khô (thấy khô hơi nở là lấy ra, không để vàng), rồi mới đặt nhân, nướng tiếp bánh 15 phút.

Tuy nhiên, trên chỉ là cách làm bánh pizza chung và bánh ngon đến mức nào còn tùy vào tay nghề và bí quyết riêng của các bạn.



Theo "Pizza Hoa Ý"

Thursday, November 24, 2011

Cách làm Chè bà cốt

Chè Bà cốt là món ăn dân gian được nhiều người ưa thích. Trong những ngày lạnh mà ăn chè bà cốt nóng với xôi vò thì thật tuyệt.

Nguyên liệu
- 400g gạo nếp
- 150ml mật
- 4 nhánh gừng
- 1,5 lít nước

Cách làm
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt.
- Gạo nếp vo kỹ, đãi sạch. Sau đó cho vào nước ninh, để lửa vừa.
- Gạo nếp nấu vừa nở nhưng còn nguyên hạt không nát, cho mật và gừng vào nấu sôi đến khi đặc sền sệt là được.
- Món chè này nên ăn nóng với xôi vò vào buổi sáng. Vị ngọt nhẹ, không quá đặc và cũng không quá loãng mới là chè ngon.



Cách khác



Công thức: cho khoảng 5 chén chè nhỏ
+ 100g gạo nếp
+ 120g đường
+ 1tsp nước hàng (mình dùng 1tbsp) Nếu dùng đường hoa mai thì không cần cho nước hàng.
+ 1 củ gường tươi rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt (khoảng 2tsp)
+ 800ml nước.

Cách làm: Gạo nếp vo đãi sạch, để cho gạo khô ráo. Đun sôi nước, cho đường vào đun sôi cho tan đường. Khi đường tan hết thì cho nước hàng vào. Sau đó gieo gạo vào nồi. Dùng đũa cả quấy đều. Để cho nồi chè sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, sao cho lửa nhỏ nhất có thể. Cứ 5 phút thì cho đũa quấy 1 lần.(chắc chỉ quấy độ 3 lần như thế). Đến khi thấy chè đã tương đối sánh, nhưng hạt gạo chỉ hơi nở thì tắt bếp. Cho nước cốt gừng vào. Vẫn để nồi trên bếp, độ vài phút thì lại quấy lên cho gạo và nước được đều, hạt gạo lơ lửng trong nước đường. Thành phẩm đạt khi chè sánh đều, màu cánh gián, hạt gạo chỉ hé nở.



Kiểu khác


Gạo nếp ngâm nước lã khoảng 20 phút, vớt ra để ráo nước. Đổ nước lã, cho gừng đập dập, cho gạo vào đun và đun sôi lăn tăn cho đến khi hạt gạo chín và không bị vỡ. Nếu là đường thốt nốt thì đun cùng lúc với gạo, còn nếu là đường đỏ thì pha đường đỏ vào nước lã đun sôi lên lọc bỏ cặn rồi mới cho vào đun cùng gạo. Khi gạo chín, quấy bột năng và xuống bột, quấy đều và thưởng thức.

Cách nữa



Nguyên liệu: 100-150g gạo nếp, 1 lít nước, 1 củ gừng to, đường phên (hoặc đường nâu/ đường Hoa Mai) vừa độ ngọt

Cách làm:
- Gạo vo sạch, gừng thái lát, đập dập.
- Cho vào nồi áp suất cùng tất cả các nguyên liệu trên. Chỉ 30′ là có 1 nồi chè ngon nhừ.