Monday, July 30, 2012

Dùng quạt điện khi ngủ hại sức khỏe

[VnExpress, 25/7/2012] - Nhằm tiết kiệm năng lượng, ngày càng nhiều gia đình sử dụng quạt điện thay vì máy điều hòa không khí để làm mát. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết oi bức nên mọi người thường đặt quạt thật gần mình trong lúc ngủ. Tuy nhiên nghiên cứu mới đây cảnh báo tình trạng này kéo dài có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe cho người sử dụng.

Phản ánh về việc này, một khách hàng 35 tuổi ở Tokyo (Nhật) cho biết, từ khi còn nhỏ chị đã dùng quạt máy khi ngủ. Các vấn đề sức khỏe bắt đầu vào mùa hè năm ngoái, sau một một đêm ngủ như vậy, lúc tỉnh dậy chị cảm thấy nửa thân dưới lạnh toát, nhất là bàn chân, kèm theo cảm giác mệt mỏi, khát nước, chóng mặt và chán ăn. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 4 giờ liền.

"Năm nay tôi định sẽ tiếp tục dùng quạt để tiết kiệm điện, nhưng đã đến lúc tôi phải sử dụng nó một cách khôn ngoan hơn", chị nói trên trang Yourhealth.

Có đến 53% trong số 1.000 người tham gia một cuộc thăm dò ý kiến cho biết họ từng gặp phải những vấn đề về sức khỏe mà nghi ngờ nguyên nhân là do sử dụng quạt điện. Tất cả những người này đều có dùng quạt điện, thậm chí dùng nhiều giờ liền khi ngủ. Trong số này, hơn một nửa nói là cảm thấy mệt mỏi, còn lại bị khô da, khô cổ họng và cảm giác cơ thể lạnh toát. Cuộc khảo sát trên được thực hiện bởi Realfleet Co, một công ty bán các thiết bị gia dụng có trụ sở tại Tokyo.

Bác sĩ Osamu Nishizaki, Giám đốc viện Nishizaki ở Chuo Ward, Tokyo lý giải: "Việc để cơ thể tiếp xúc với không khí thổi từ quạt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt tự nhiên của cơ thể, từ đó gây ra những vấn đề về sức khỏe".

Cụ thể ông chỉ ra, khi dùng quạt máy, sự bốc hơi nước trên da sẽ làm giảm nhiệt độ bề mặt, từ đó làm giảm nhiệt độ ở các nội tạng thông qua cơ chế tuần hoàn máu. Chính triệu chứng này gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ăn.

Theo một nghiên cứu khác của Công ty Panasonic, khi cơ thể tiếp xúc với quạt trần ở tốc độ 1m/giây sẽ làm cho nhiệt độ trên da giảm khoảng 3 độ C. "Vì thế sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ dùng quạt làm mát trong vòng 10 phút, sau đó đi tắm. Không nên phơi cơ thể trực tiếp dưới quạt điện lâu hơn khoảng thời gian đó", bác sĩ Osamu nói.

Ngoài ra ông cũng khuyên, để hạn chế những triệu chứng khó chịu, mọi người nên đặt quạt hướng vào tường hoặc lên trần nhà để không khí được lưu thông tốt hơn thay vì thổi trực tiếp vào người.

Thi Trân

Thu nhập trên 9 triệu/tháng mới phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. Đây là mức dự kiến điều chỉnh cao cách biệt so với đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Sẽ tăng mức giảm trừ gấp 1,25 lần so với hiện hành

Sau 3 tháng lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, bản mới nhất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Điểm tích cực nhất là Bộ này đã tăng mạnh các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế so với tính toán ban đầu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng trên 108 triệu đồng/năm, giảm trừ cho người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người tương ứng 43,2 triệu đồng/người/năm. Nói cách khác, mỗi người dân phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới là mức khởi điểm chịu thuế.

Các mức điều chỉnh trên cao gấp 1,25 lần so với mức hiện hành và tăng thêm 50% so với đề xuất ban đầu.

Trong khi đó, theo phương án ban đầu được công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính chỉ dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (khởi điểm chịu thuế) lên 6 triệu đồng/tháng, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng. Nếu so với mức hiện hành là trên 4 triệu đồng/tháng khởi điểm chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng giảm trừ cho một người phụ thuộc, các mức dự kiến ban đầu này chỉ tăng thêm 50%.

Thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bắt đầu từ 1/1/2014.
Theo một nguồn tin cho biết, lý do mà Bộ Tài chính sửa mạnh các mức điều chỉnh trên là vì nguyên cớ sau khi lấy kiến các cơ quan, bộ ngành, tỷ lệ không ủng hộ phương án của bộ chiếm phần lớn. Các mức giảm trừ trên đều được cho là quá thấp, sẽ trở nên lạc hậu vào thời điểm 2 năm tới, khi luật mới đi vào cuộc sống.

Bộ Tài chính khi đó cho hay, nguyên tắc tính khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là phải cao hơn mức thu nhập bình quân toàn xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo những người có mức thu nhập trung bình trở xuống chưa phải nộp thuế. Đối chiếu nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống, hầu hết, các ý kiến người dân đều cho rằng, mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng vào hiện tại năm 2012 còn chưa đủ sống, nhất là khu vực thành thị, nói gì tới năm 2014 mà còn phải nộp thuế.

Theo bài toán của Bộ Tài chính, 4 căn cứ làm cơ sở điều chỉnh thuế là mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng Cục thống kê về mức thu nhập và đời sống dân cư thực hiện vào năm 2010.

Tuy nhiên, tất cả các dự báo của Bộ Tài chính đều dựa trên kịch bản nền kinh tế phát triển bình thường, không lạm phát, không suy giảm, không có khủng hoảng xảy ra. Chưa kể, nhiều ý kiến chuyên gia cũng lo ngại, việc lấy kết quả điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 để áp dụng cho năm 2014 thì giá trị thực tiễn, tính chính xác sẽ không còn nhiều.

Có thể thấy, phương án điều chỉnh mới về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trùng với kiến nghị của Cục Thuế Tp HCM hồi đầu tháng 4.

Khi đó, Cục Thuế Tp HCM cho biết, Luật hiện hành đang tính mức khởi điểm chịu thuế bằng 6 lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp, gấp 2,5 lần mức GDP bình quân .

Áp dụng các tỷ lệ trên, căn cứ mức tăng lương tối thiểu thì mức khởi điểm chịu thuế trên 4 triệu đồng/tháng hiện hành sẽ tăng lên thành 9,9 triệu đồng/tháng vào năm 2014.

Nếu tính căn cứ vào GDP bình quân theo đầu người dự kiến 1.811-1.843 USD/năm/người vào năm 2014 thì mức khởi điểm chịu thuế đến năm 2014 sẽ tăng lên 8,9-9,1 triệu đồng/tháng.

Lại tiếp tục giữ nguyên biểu thuế 7 bậc

Ngoài ra, dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính đã quyết định không sửa Biểu thuế lũy tiến từng phần như dự thảo ban đầu.

Theo đó, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên cách tính thuế chia làm 7 bậc như luật hiện hành.

Trong đó, bậc 1 là thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng có mức thuế 5%. Bậc 2 có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng nộp thuế 10%, bậc 3 thu nhập từ 10-18 triệu nộp thuế suất 15%, bậc 4 thu nhập từ 18-32 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 20%, bậc 5 có thu nhập từ 32- 52 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 25%, bậc 6 có thu nhập từ 52-80 triệu đồng/tháng thì nộp thuế suất 30%.

Bậc 7, thu nhập chịu thuế từ 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế suất 35%.

Biểu Thuế Thu nhập cá nhân hiện hành

Bậc thuế


Phần thu nhập tính thuế/tháng
(trđ)

Thuế suất (%)

1


Đến 5

5

2


Trên 5 đến 10

10

3


Trên 10 đến 18

15

4


Trên 18 đến 32

20

5


Trên 32 đến 52

25

6


Trên 52 đến 80

30

7


Trên 80

35

Trong khi trước đó, dự thảo ban đầu đã đưa ra phương án giảm biểu thuế lũy tiến xuống 6 bậc và bỏ thuế suất 35%. Trong đó, bậc 6 là giới hạn thu nhập chịu thuế từ 52 triệu trở lên nộp thuế suất 30%.

Lý giải của Bộ Tài chính khi đó cho rằng, thuế suất 35% là quá cao, không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động và sẽ khó thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao ở nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang có lộ trình giảm dần, từ mức 25% hiện nay xuống 22-23% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Do vậy, bỏ thuế suất 35% thuế thu nhập cá nhân là nhằm tương ứng với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các ý kiến phản biện từ Hiệp hội Tư vấn Thuế cho rằng, để khuyến khích người dân nộp thuế thì cần hạ mức thuế suất bậc 1 xuống còn 2-3% thay vì 5%. Ngoài ra, khoảng cách thu nhập giữa các bậ thuế cần giãn ra như bậc 1 có thể từ 0-15 triệu đồng/tháng thay vì chỉ 5 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. Đây là mức dự kiến điều chỉnh cao cách biệt so với đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Sẽ tăng mức giảm trừ gấp 1,25 lần so với hiện hành

Sau 3 tháng lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, bản mới nhất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Điểm tích cực nhất là Bộ này đã tăng mạnh các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế so với tính toán ban đầu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng trên 108 triệu đồng/năm, giảm trừ cho người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người tương ứng 43,2 triệu đồng/người/năm. Nói cách khác, mỗi người dân phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới là mức khởi điểm chịu thuế.

Các mức điều chỉnh trên cao gấp 1,25 lần so với mức hiện hành và tăng thêm 50% so với đề xuất ban đầu.

Trong khi đó, theo phương án ban đầu được công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính chỉ dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (khởi điểm chịu thuế) lên 6 triệu đồng/tháng, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng. Nếu so với mức hiện hành là trên 4 triệu đồng/tháng khởi điểm chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng giảm trừ cho một người phụ thuộc, các mức dự kiến ban đầu này chỉ tăng thêm 50%.

Thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bắt đầu từ 1/1/2014.
Theo một nguồn tin cho biết, lý do mà Bộ Tài chính sửa mạnh các mức điều chỉnh trên là vì nguyên cớ sau khi lấy kiến các cơ quan, bộ ngành, tỷ lệ không ủng hộ phương án của bộ chiếm phần lớn. Các mức giảm trừ trên đều được cho là quá thấp, sẽ trở nên lạc hậu vào thời điểm 2 năm tới, khi luật mới đi vào cuộc sống.

Bộ Tài chính khi đó cho hay, nguyên tắc tính khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là phải cao hơn mức thu nhập bình quân toàn xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo những người có mức thu nhập trung bình trở xuống chưa phải nộp thuế. Đối chiếu nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống, hầu hết, các ý kiến người dân đều cho rằng, mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng vào hiện tại năm 2012 còn chưa đủ sống, nhất là khu vực thành thị, nói gì tới năm 2014 mà còn phải nộp thuế.

Theo bài toán của Bộ Tài chính, 4 căn cứ làm cơ sở điều chỉnh thuế là mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng Cục thống kê về mức thu nhập và đời sống dân cư thực hiện vào năm 2010.

Tuy nhiên, tất cả các dự báo của Bộ Tài chính đều dựa trên kịch bản nền kinh tế phát triển bình thường, không lạm phát, không suy giảm, không có khủng hoảng xảy ra. Chưa kể, nhiều ý kiến chuyên gia cũng lo ngại, việc lấy kết quả điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 để áp dụng cho năm 2014 thì giá trị thực tiễn, tính chính xác sẽ không còn nhiều.

Có thể thấy, phương án điều chỉnh mới về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trùng với kiến nghị của Cục Thuế Tp HCM hồi đầu tháng 4.

Khi đó, Cục Thuế Tp HCM cho biết, Luật hiện hành đang tính mức khởi điểm chịu thuế bằng 6 lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp, gấp 2,5 lần mức GDP bình quân .

Áp dụng các tỷ lệ trên, căn cứ mức tăng lương tối thiểu thì mức khởi điểm chịu thuế trên 4 triệu đồng/tháng hiện hành sẽ tăng lên thành 9,9 triệu đồng/tháng vào năm 2014.

Nếu tính căn cứ vào GDP bình quân theo đầu người dự kiến 1.811-1.843 USD/năm/người vào năm 2014 thì mức khởi điểm chịu thuế đến năm 2014 sẽ tăng lên 8,9-9,1 triệu đồng/tháng.

Lại tiếp tục giữ nguyên biểu thuế 7 bậc

Ngoài ra, dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính đã quyết định không sửa Biểu thuế lũy tiến từng phần như dự thảo ban đầu.

Theo đó, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên cách tính thuế chia làm 7 bậc như luật hiện hành.

Trong đó, bậc 1 là thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng có mức thuế 5%. Bậc 2 có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng nộp thuế 10%, bậc 3 thu nhập từ 10-18 triệu nộp thuế suất 15%, bậc 4 thu nhập từ 18-32 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 20%, bậc 5 có thu nhập từ 32- 52 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 25%, bậc 6 có thu nhập từ 52-80 triệu đồng/tháng thì nộp thuế suất 30%.

Bậc 7, thu nhập chịu thuế từ 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế suất 35%.

Biểu Thuế Thu nhập cá nhân hiện hành

Bậc thuế


Phần thu nhập tính thuế/tháng
(trđ)

Thuế suất (%)

1


Đến 5

5

2


Trên 5 đến 10

10

3


Trên 10 đến 18

15

4


Trên 18 đến 32

20

5


Trên 32 đến 52

25

6


Trên 52 đến 80

30

7


Trên 80

35

Trong khi trước đó, dự thảo ban đầu đã đưa ra phương án giảm biểu thuế lũy tiến xuống 6 bậc và bỏ thuế suất 35%. Trong đó, bậc 6 là giới hạn thu nhập chịu thuế từ 52 triệu trở lên nộp thuế suất 30%.

Lý giải của Bộ Tài chính khi đó cho rằng, thuế suất 35% là quá cao, không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động và sẽ khó thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao ở nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang có lộ trình giảm dần, từ mức 25% hiện nay xuống 22-23% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Do vậy, bỏ thuế suất 35% thuế thu nhập cá nhân là nhằm tương ứng với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các ý kiến phản biện từ Hiệp hội Tư vấn Thuế cho rằng, để khuyến khích người dân nộp thuế thì cần hạ mức thuế suất bậc 1 xuống còn 2-3% thay vì 5%. Ngoài ra, khoảng cách thu nhập giữa các bậ thuế cần giãn ra như bậc 1 có thể từ 0-15 triệu đồng/tháng thay vì chỉ 5 triệu đồng/tháng như hiện nay.
VNN

Cảnh báo tác hại từ mì ăn liền

Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…

Thiếu dinh dưỡng

Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.


Bệnh tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hư thận, hại xương

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Dị ứng

Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:

- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay

- Buồn nôn, khó thở, uể oải

- Đau đầu, đau ngực

- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt

- Bị tê tay chân.

Theo TTVN

Mỳ ăn liền có nên ăn liền?


Mỳ ăn liền rất tiện lợi, chỉ cần ngâm nước sôi là ăn được ngay. Chính vì vậy, nó được sử dụng ngày càng phổ biến. Nhưng ít người biết được rằng, nếu chế biến không đúng cách, gan có thể phải làm việc cả tháng để giải độc cho cơ thể, nếu ăn thường xuyên sẽ gây suy dinh dưỡng.

Tiện nhưng... không lợi

Theo các chuyên gia, hầu hết mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên (rán) nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị ôxy hóa và nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng trans fat nhiều hơn. Trans fat làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, gây xơ vữa động mạch, giảm sự lưu thông của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, đột quỵ. Trên thế giới, nhiều nước đã đưa ra quy định về ghi thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans trên mỗi gói mì ăn liền. Ngoài việc chứa Transfat, trong mì ăn liền còn có những chất phụ gia (hành, muối, ớt...) làm ngon miệng nhưng những chất này cay nóng, hoặc quá nhiều muối gây bất lợi cho người tăng huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.

Đặc biệt, với những loại mỳ ăn liền được chứa sẵn trong cốc, bát nhựa thì còn nguy hiểm hơn cho sức khỏe vì trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mỳ tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Theo một nghiên cứu, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mỳ ăn liền có thể lên tới 0,015mg.

Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mỳ ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt... có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A... có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng, chất béo, điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

Sử dụng sao cho an toàn?

Để sử dụng mỳ ăn liền được an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên thả mỳ ăn liền vào nước sôi trước, chưa cho các gói gia vị vào vội. Đến khi các sợi mỳ bắt đầu rời nhau, bạn dùng đũa tách rời chúng rồi cho ra bát. Sau đó đổ chỗ nước vừa trần mỳ đi, và nấu một nồi nước sôi khác để cho các gia vị vào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho 1/3 - 1/2 lượng gia vị và cho thêm trứng gà cùng rau xanh vào nấu chín rồi đổ lên trên mỳ.

Cách này dù hơi rắc rối nhưng giúp bạn không ăn phải chất dầu và chất BHT có trong mỳ ăn liền (chất ổn định chống lên men thực phẩm có trong dầu), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản; sợi mỳ cũng không bị mềm nhũn.

Bạn chỉ nên ăn liền khi không có điều kiện nấu và nên hạn chế sử dụng thường xuyên.

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, việc sử dụng nhiều mì ăn liền thay cơm hoặc quá nhiều/ngày có thể khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, khoáng chất khiến cơ thể thiếu máu. Khi sử dụng mì ăn liền cần nấu thêm với rau xanh, thịt hoặc trứng để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. Rau xanh cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo vào mạch máu, giảm được nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, chống béo phì...

Theo SK&ĐS

Mediplast: Nợ khó đòi lớn hơn vốn điều lệ?

Tại ĐHCĐ của CTCP Nhựa Y tế (Mediplast) vừa qua, cổ đông của Công ty lần đầu tiên được tiếp cận một số thông tin chính thức về tình hình Công ty. Tuy nhiên, những thông tin này khiến họ buồn nhiều hơn vui.

Hoàng Duy

Theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011, Mediplast có doanh thu 64,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Báo cáo kiểm toán cho thấy, Công ty có khoản phải thu khách hàng 18,5 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 16,5 tỷ đồng. Báo cáo kiểm toán đã ngoại trừ phần này do: “Đến thời điểm lập báo cáo, chúng tôi (các kiểm toán viên) chưa nhận được đầy đủ các bản đối chiếu xác nhận số dư công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả khác”.

Ngoài ra, Công ty có hàng tồn kho trị giá 12,8 tỷ đồng và Báo cáo kiểm toán cũng ngoại trừ bởi “không có cơ sở để đánh giá mức độ giảm giá của những vật tư, hàng hóa kém, mất phẩm chất và chậm luân chuyển”.

Tổng giá trị của hai nhóm tài sản bị kiểm toán viên ngoại trừ kể trên lớn gần gấp đôi vốn điều lệ của Công ty. Băn khoăn về điều này, nhiều cổ đông đã yêu cầu Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Mediplast giải trình, làm rõ tại sao cho khách hàng nợ nhiều như vậy, trách nhiệm thuộc về ai, khoản phải thu khách hàng này đã trở thành nợ khó đòi chưa, vì sao lại không có đầy đủ chứng từ đối chiếu công nợ? Tuy nhiên, những chất vấn của cổ đông đã không được giải trình ngay tại ĐHCĐ. Bà Lê Thị Minh Châu, Chủ tịch HĐQT cho biết, sẽ trả lời cổ đông sau bằng văn bản.

Theo ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Báo cáo kiểm toán đã ngoại trừ khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho rất lớn so với vốn điều lệ Công ty. Ý kiến ngoại trừ là đúng nếu có thuyết minh đầy đủ, có danh sách khách hàng nợ phải thu và có đánh giá con nợ không phải là DN khó khăn, DN phá sản; có phân tích tuổi nợ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và không phải là nợ khó đòi… Trích lập dự phòng phải thu khó đòi 886,6 triệu đồng từ đầu năm chuyển xuống, phải lập dự phòng thêm nếu có đánh giá lại và xác định có nợ khó đòi. Số đầu kỳ phải thu khách hàng đã là 18,2 tỷ đồng, số cuối kỳ là 18,5 tỷ đồng, như vậy cũng có khả năng đây là nợ quá hạn khó đòi. Tương tự như vậy, hàng tồn kho phải có thuyết minh cụ thể được chủng loại hàng tồn kho, thời gian tồn kho. Theo ông Mai, nếu chưa có đầy đủ các thông tin như trên, kiểm toán viên thận trọng thì có thể đưa ra báo cáo từ chối đưa ra ý kiến hoặc là không chấp nhận.

(Theo ĐTCK)

CHI HOA HỒNG CHO KHÁCH: LỢI BẤT CẬP HẠI

BBT: Từ lâu nay, việc chi hoa hồng giảm giá phí kiểm toán đã trở thành phổ biến, thành tệ nạn của hoạt động kiểm toán… Chúng tôi giới thiệu bài viết “Chi hoa hồng cho khách: Lợi bất cập hại” của hoạt động bảo hiểm để bạn đọc và các công ty kiểm toán tham khảo.

(Ngọc Lan)

“Nếu chị mua hợp đồng mới, em sẽ giảm cho chị 5% trên phí đóng 1 năm; nếu chị giới thiệu cho em khách hàng mua bảo hiểm mới, em gửi chị 5% hoa hồng, ngoài ra khách hàng mua bảo hiểm mới cũng được giảm 5% trên phí bảo hiểm đóng 1 năm”, đây là một lời mời gọi khá hấp dẫn được một đại lý bảo hiểm nhân thọ đưa ra gần đây.

Chi hoa hồng cho khách hàng bằng việc giảm tiền ngay trên số phí bảo hiểm phải đóng (dù Luật Bảo hiểm không cho phép) là việc làm không lạ, không mới và đã trở thành một cái lệ rất xấu của các đại lý bảo hiểm phi nhân thọ. Khối nhân thọ từng khá xa lạ với việc này, nhưng khi việc khai thác kinh doanh khó khan, nhiều đại lý bảo hiểm nhân thọ cũng đã tìm cách “trưng dụng” chiêu này để dễ bán bảo hiểm hơn.

Theo Luật Bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm được chi trả cho đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, người có công trong khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tham gia bảo hiểm. Hoa hồng được trả để đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra trong khâu khai thác, bán sản phẩm bảo hiểm và trả công cho chính họ. Luật cũng quy định rõ, không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình…

Tại các công ty bảo hiểm, cũng chỉ có quy định chi hoa hồng cho đại lý, chứ không có quy định nào về chi hoa hồng cho khách hàng hay người giới thiệu khách hàng. Nhiều công ty bảo hiểm cũng có những quy chế riêng nằm trong bộ quy tắc những điều đại lý/tư vấn tài chính không được làm, kèm những chế tài xử phạt từ nhẹ đến nặng.

Trở lại câu chuyện chi hoa hồng cho khách của đại lý kể trên, anh này cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu phí khai thác mới của cả nhóm của anh mới đạt 2 tỷ đồng, trong khi chỉ tiêu đăng ký với công ty là 5 tỷ đồng. Kế hoạch 6 tháng đầu năm chưa đạt được 50%, trong khi tình hình khai thác cuối năm chưa chắc đã sáng hơn.

“Để tăng doanh thu, chúng tôi dành phải tự trích một phần hoa hồng của mình cho khách hàng hoặc người giới thiệu để khuyến khích mua bảo hiểm.

Bù lại, với việc mang về đủ doanh thu cho công ty bảo hiểm, đại lý sẽ được hưởng những khoản thưởng tháng, quý”, anh cho biết.

Chi hoa hồng cho khách hàng chỉ là thỏa thuận ngầm giữa đại lý và khách hàng. Chính vì là thỏa thuận ngần nên một số công ty bảo hiểm dù có quy định rất nghiêm với những hành vi này (cảnh cáo lần đầu, lần thứ hai tái phạm sẽ cho đại lý nghỉ việc) cũng rất khó phát hiện xử lý. Hơn nữa, công ty cũng không thể can thiệp quá sâu vào mối quan hệ giữa đại lý/ tư vấn và khách hàng được.

Dù vẫn biết, chi hoa hồng lại cho khách hàng là việc “bất đắc dĩ” của đại lý/ tư vấn bảo hiểm, bởi đại lý không có thu nhập gì nhiều ngoài hoa hồng và tiền thưởng doanh thu, tiền thi đua của công ty. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu hiện tượng này biến thành một trào lưu thì lợi bất cập hại.

Nhìn sang khối bảo hiển phi nhân thọ, hệ lụy của việc chi hoa hồng tràn lan cho khách hàng là việc rất nhiều khách hàng của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể điềm nhiên “đàm phán” đòi chia hoa hồng với đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm muốn bán hàng phải cắt hết hoa hồng, rồi tìm cách kiếm lại từ công ty bảo hiểm khiến chi phí bán hàng của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ đội lên rất cao. Cuộc rượt đuổi về chi hoa hồng cho đại lý, cho khách hàng khiến nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước mệt mỏi vì thu không đủ bù chi. Trong khi đó, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thì đành phải đứng ngoài nhiều phân khúc dịch vụ béo bỏ, vì đấu không nổi trong cuộc chiến hoa hồng này.

Có thể, hiện nay, ở khối nhân thọ, việc chi hoa hồng cho khách chưa đến mức đáng báo động, nhưng nếu tình trạng này không được các công ty bảo hiểm nhân thọ kiểm soát chặt chẽ hơn thì việc chi hoa hồng trở thành phong trào là khó tránh khỏi. Hiện tượng nhìn nhau làm ngơ không phải không có. Và khi hoa hồng dần trở thành một vũ khí lợi hại để đại lý cạnh tranh thì thị trường bảo hiểm rất dễ…loạn.

(Theo ĐTCK)

Sunday, July 29, 2012

Đừng nuốt thuốc chỉ được ngậm

Thuốc đặt trong miệng được sử dụng bằng cách đặt ngay dưới lưỡi và chờ cho tan hoàn toàn. Cũng có khi thuốc được đặt ở mặt trong của má hoặc ở giữa nướu dưới và cằm.

Những thuốc này sẽ được tan rất nhanh nhờ dịch niêm mạc miệng và được hấp thu nhanh chóng vào hệ tuần hoàn máu.

Mục đích của dạng thuốc này là giúp cơ thể đáp ứng nhanh với thuốc khi cần sự can thiệp nhanh chóng. Thông thường, dược phẩm được bào chế dạng này là các viên nitroglycerin dùng cho bệnh nhân đau thắt ngực vì giúp mạch máu giãn nhanh chóng nhằm làm giảm áp lực cho tim. Những loại thuốc khác bao gồm loại giảm đau, kiểm soát huyết áp, trị các bệnh về miệng... Ưu điểm của những dạng bào chế này là thuốc được hấp thu nhanh, tránh bị giảm tác dụng bởi các dịch vị có trong hệ tiêu hóa.

Khi sử dụng những dạng thuốc này, cần lưu ý chỗ đặt thuốc không bị viêm, trầy xước, chảy máu hoặc bị kích ứng. Khi đặt thuốc, người sử dụng cần phải ngồi ngay ngắn và không sử dụng cho những bệnh nhân bất tỉnh. Người sử dụng thuốc không được ăn, uống, nhai, nuốt cho đến khi thuốc tan hoàn toàn, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Bệnh nhân không nên hút thuốc khi đang dùng thuốc ngậm dưới lưỡi hay miệng vì sẽ gây co các mạch máu làm giảm sự hấp thu của thuốc.

Khi được cung cấp thuốc cần hỏi dược sĩ xem loại mà bạn sẽ dùng có phải là dạng đặt trong miệng hay không. Bởi lẽ, dạng thuốc này nếu nuốt sẽ không có tác dụng. Ngoài ra, đừng quên một điều không mới là “đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng”.

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường
Người lao động

Saturday, July 28, 2012

Lang ben

Bài 1. Lang ben: Nguy cơ lây lan và cách điều trị


Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.

Yếu tố để gây bệnh: phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường, bệnh nhân được điều trị corticoides lâu ngày.

Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối...

Bệnh lang ben thường biểu hiện như sau:

Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.

Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.

- Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.

- Bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh phong, bệnh bạch biến vì thế bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng.

Điều trị:

Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA có hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da. Để tránh khó chịu và đau rát, bệnh nhân có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan.

Trường hợp có nhiều đốm lang ben xa nhau dùng thuốc thoa dễ bỏ sót vì vậy chúng ta nên dùng thuốc uống:

- Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, ngày uống 1 viên trong 10 ngày.

- Sporal (Itraconazole) viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày.

Hai thuốc trên uống sau khi ăn. Khi dùng thuốc uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.

Đề phòng bệnh phát trở lại, sau khi điều trị bệnh nhân nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral (Nizoral sampoo) trong năm ngày liên tiếp.

Theo Ykhoa.net

Bài 2. Củ riềng ngâm rượu chữa lang ben?


TT - Tôi năm nay 19 tuổi, bị lang ben và lác (hắc lào). Xin hỏi củ riềng giã nát ngâm với rượu có chữa được hai bệnh này không? Có loại thuốc nào chữa được mong tư vấn giùm. (Nguyễn Hải Triều, - Thiên Kim DK)

- Lang ben và hắc lào là hai bệnh thường gặp và đều do nấm gây ra. Kinh nghiệm dân gian trị liệu hết sức phong phú, trong đó có cách dùng củ riềng ngâm rượu để chữa. Cụ thể: lấy 100g riềng già, rửa sạch, giã nát rồi ngâm với 200ml rượu trắng hoặc cồn 90O để càng lâu càng tốt. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, mỗi ngày vài lần.

Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể có thể dùng một số bài thuốc sau đây:

- Quả chuối tiêu non, cắt đôi, xát vào vị trí tổn thương.

- Mảnh gáo dừa đốt cháy ra nhựa, lấy nhựa đó bôi hằng ngày.

- Lá muồng trâu 100g, muối ăn một thìa cà phê, giã nát, bọc vào gạc xát vào nơi bị bệnh.

- Lá và củ chút chít 100g, củ riềng 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh đun nóng, bôi vào tổn thương.

- Lá và củ chút chít 100g, muối ăn một thìa, củ riềng 100g, chanh một quả. Hai thứ trên giã nát, vắt nước chanh vào đun nóng rồi bôi vào tổn thương.

- Hạt muồng 100g, khế chua 40g, lá trầu không mười lá. Tất cả giã nát, vắt nước chanh vào rồi đun nóng, bôi vào tổn thương.

- Muối ăn tán nhỏ, gừng tươi lượng vừa đủ. Gừng tươi thái lát đắp vào nơi tổn thương, sau đó dùng gừng tươi tẩm một chút muối ăn tiếp tục xát vào vị trí bị bệnh.

- Dùng tỏi vỏ tím giã nát, xát vào vị trí tổn thương.

- Gừng núi 20g, giấm chua 100ml, gừng giã nát ngâm với giấm chua trong 12 giờ rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi vào vị trí bị bệnh.

-Tỏi vỏ tím lượng vừa đủ, giã nát, đắp lên vùng tổn thương.

- Lá cây mướp đắng lượng vừa đủ giã nát, cho thêm một chút muối rồi đắp lên vùng tổn thương.

- Hoạt thạch và tang phiêu tiêu lượng vừa đủ, hai thứ sấy khô tán bột rồi xoa lên vùng tổn thương.

ThS HOÀNG KHÁNH TOÀN

Bài 3. Dùng thuốc chữa lang ben


[suckhoedoisong.vn, 20/3/2009]- .... Dùng các loại dung dịch chống nấm đơn giản như dung dịch cồn BSI ( có acid benzoic, acid salicylic, iod) hoặc dung dịch cồn ASA (có cồn, aspirin, acid salicylic), hoặc thuốc mỡ chứa chất chống nấm ketoconazol bôi lên vùng da bị bệnh và vùng da chung quanh. Cần rửa sạch và làm khô da trước khi bôi. Sau khi thương tổn đã hết cần bôi tiếp một tuần nửa để cũng cố.

Nếu lang ben lan rộng nhiều chỗ, nên uống thêm thuốc viên ketoconazol, mỗi ngày uống 200 mg, uống trong 10 ngày liền.

Kinh nghiệm nhân dân: Có thể dùng 20 gam riềng tươi, giã nát, ngâm trong 200ml giấm thanh bôi lên da. Sau khi thương tổn đã hết, cần tiếp tục bôi thêm hai tuần nữa.

Cần lưu ý: tuy cũng là thuốc chống nấm nhưng nystatin hay gryseofulvin dùng dạng uống hay bôi đều không chữa được bệnh lang ben vì thế không nên dùng nhầm.

Cùng với việc dùng thuốc, cần chú ý: quần áo, khăn mặt phải giặt bằng nước đã đun sôi, là hay sau khi giặt “là nóng” hoặc hong trên lửa nóng, luôn luôn giữ cho da không bị ẩm ướt. Người bị bệnh, mặc loại quần áo bằng vải tốt hơn bằng loại sợi tổng hợp vì loại bằng vải dễ hút mồ hôi làm cho da khô.

DS. Bùi Văn Uy

Friday, July 27, 2012

Kiếm tiền trên mạng 2012




        Có thể nói năm 2012 là năm " Màu mỡ" cho dân MMO ( kiếm tiền trên mạng). Hàng loạt các chương trình đầu tư kiếm tiền uy tín đã giúp cộng đồng MMO kiếm bộn tiền. Nếu năm 2010,2011 là năm của PTC, PTU thì đến năm 2012 các chương trình đầu tư chia sẻ lợi nhuận như: Zeek, JSS, BB, Uinvest.. nổi lên như 1 làn sóng tài chính mạnh mẽ làm thay đổi cái nhìn cũng như mức độ đầu tư của cộng đồng. Và đặc biệt hơn độ uy tín và an toàn được cộng đồng MMO đánh giá cao khiến cho các thành viên không ngại ngần khi quyết định lựa  chọn và đầu tư.


          Bạn là dân MMO? bạn đã tham gia những chương trình nào? Hãy trải nghiệm cùng cộng đồng MMO để khai thác "Mỏ vàng" từ internet. Nhưng tôi khuyên bạn hãy sáng suốt lựa chọn chương trình đầu tư phù hợp, đừng để nguồn tài chính của mình đầu tư không đúng chỗ.


Chúc bạn thành công!



                    <Tác giả: Admin>



Hướng dẫn đăng kí Paypal


 Paypal
là một ngân hàng thanh toán online rất phổ biến. hầu như  tất cả các
trang PTC, PTU. PTS... đều có thanh toán bằng PP. Và ngày nay việc mua
hàng trên mạng sử dụng PP cũng đã trở nên rất quen thuộc với cư dân
mạng. Việc đăng kí cũng hết sức đơn giản. 


 




Photobucket





         Nhấn nút Sign Up ở góc bên trên phía bên phải, hiện bảng


Photobucket





        Chọn Premier (nút ở giữa) , hiện bảng:





Photobucket





           Ta điền thông tin như sau:
-
Email address: địa chỉ email của bạn, điền đầy đủ, ví dụ
abcde@gmail.com (chú ý địa chỉ email này chính là Account của tài khoản
ngân hàng trực tuyến PayPal của bạn)
- Choose a password : Pass bạn đặt, ít nhất 8 ký tự
- Re-enter password : nhập lại pass của bạn tại bước trên
- First name : Tên của bạn, Ví dụ HUNG
- Middle name : Để trống
- Last name : Họ + tên đệm của bạn, ví dụ DANG VAN
- Date of birth : tháng/ngày/năm sinh của bạn, ví dụ : 06/28/1989
- Nationality : Chọn Việt Nam
- Address Line 1 : điền địa chỉ nơi bạn sống, vd số nhà 88 -Phường Hòa Lạc - Thành phố Hồ Chí Minh
- Address Line 2 (optional) : để trống
- City : tỉnh/thành phố nơi bạn sống
- State / Province / Region : tỉnh/thành phố nơi bạn sống
- Postal Code :mã bưu chính của tỉnh bạn, hoặc điền 10000(Miền bắc), 70000(Miền nam)
- Phone number : số phôn nhà bạn , vd 84276256026 (84 + sdt bỏ số 0 đi)
* Chú ý : điền tiếng việt không dấu
- Nhập xong các thông tin trên, nhấn nút Agree and Create Account(nếu bạn điền không đúng chỗ nào đó, nó bắt điền lại):

- Nhấn xong hiện bảng:


Photobucket






         Tại bước này nó bắt bạn nhập một loại thẻ thanh toán quốc tế
(Visa, Master..), để verify tài khoản, nếu bạn chưa có thì bỏ qua , và
tài khoản PayPal (PP) của bạn vẫn có thể nhận và gửi tiền (để nhận tiền
từ các trang web kiếm tiền) nhưng nó bị giới hạn số lượng tiền mà thôi,
cái này bạn verify sau cũng được). Để bỏ qua bạn nhấn Go to My Account ở
bên dưới nút Continue.

          Như vậy bạn đã có một tài
khoản ngân hàng trực tuyến là PayPal, ( Account của tài khoản ngân hàng
trực tuyến chính là địa chỉ email mà bạn đã đăng ký với nó)

Thursday, July 26, 2012

Thông báo về chuyển đổi cổng Fund JSS









Theo tình hình hiện nay Payza đã giã từ các trang đầu tư dạng HYIP
vàMatrix như JSS,Uinvest,các trang đầu tư mạo hiểm HYIP,nếu như các trang HYIP
và Uinvest đã bỏ luôn cổng thanh toán Payza thì Justbeenpaid vẫn có thể dùng
Payza để đầu tư nhưng sẽ phải thông qua 1 kênh trung gian đó là
EGOPAY (EGO). Được biết EGO trước đây là một
bộ phận của Alertpay,sau đó Alertpay tách ra thành 2 nhánh là Payza và Egopay…







JSS sẽ dùng cổng Ego thay vì Payza như trươc
kia…muốn xài được Ego thì chúng ta phải tạo 1 tài khoản Ego trên trang chủ.




http://egopay.com sau
đó chúng ta tiến hành Make Deposite từ Payza vào,sau đó mới đưa vào JSS…





Egopay không có loại tài khoản Free nên các bạn chỉ
cần lập 1 tài khoản.





Phí adfund từ payza vào EGO là 3.9% tức là nếu các
bạn adfund 100$ từ payza vào Ego thì sẽ còn khoảng 96$ trong EGO.





Phí lưu chuyển giữa các tài khoản EGO vào 1-2% (3
tháng đầu phí chuyển là 1%) sau 3 tháng là 2% (lưu ý chỉ tài khoản nhận mới mất
phí).





Cách adfund vào JSS cũng tương tự như payza





khi các bạn giới thiệu người vào egopay các bạn sẽ
được hoa hồng 1% giao dịch của người đó,ví dụ người đó nhận 100$ các bạn sẽ có
1$.

Link giới thiệu nằm trong Profile => Refferal





Sau đây là bản hướng dẫn đăng ký Egopay.Chúc các bạn
thành công





Hướng dẫn đăng ký egopay





Wednesday, July 25, 2012

Đôi điều cần lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính của công ty niêm yết

N

ăm 2011 là năm mà các doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và khủng hoảng nợ công Châu Âu, lạm phát tăng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công cũng như cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh, nhưng doanh thu thì sụt giảm. Trong khi đó, sức ép đối với các doanh nghiệp niêm yết để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch là rất lớn. Trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “đánh bóng” báo cáo tài chính và “thổi phồng” lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu, tránh sức ép của cổ đông, hoặc nhằm thu hút thêm nhiều cổ đông để tăng nguồn vốn chống đỡ lại những cơn sóng gió của khó khăn tài chính…Trước những gian lận, thủ thuật kế toán ngày càng tinh vi, khi kiểm toán, các kiểm toán viên (KTV) cần phải lưu ý để có thể phát hiện những gian lận và giảm thiểu rủi ro kiểm toán, đảm bảo tin cậy cho công chúng về các thông tin sau kiểm toán. Đây là một vấn đề không đơn giản. Bài viết này chỉ xin trình bày đôi điều cần lưu ý khi kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty niêm yết” xuất phát từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính này.

Đầu tiên, cần thận trọng xem xét trường hợp công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Bởi lẽ khác với các công ty chưa niêm yết, cổ phiếu của công ty niêm yết được mua bán tự do trên thị trường. Và nếu có bất cứ gian lận hoặc sai sót gì trong việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn mà không bị phát hiện thì nhà đầu tư là người phải gánh chịu thiệt hại khi mua những cổ phiếu này. Vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu công ty niêm yết tăng vốn “khống”, tăng vốn mà không hề tăng tài sản tương ứng đi kèm bởi khi đó cổ phiếu phát hành thêm không hề có giá trị thực và chẳng qua cũng chỉ là giấy lộn. Để kiểm soát được vấn đề này, KTV cần làm rõ số vốn tăng lên đó hiện đang thể hiện chủ yếu ở những chỉ tiêu nào bên phần tài sản và phải đảm bảo được tính có thực cũng như giá trị của những tài sản này. Nếu tăng vốn tương ứng với tăng tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản cố định… thì sẽ đơn giản cho việc kiểm tra và xác nhận. Tuy nhiên khi việc tăng vốn lại tương ứng với việc tăng một loại tài sản “nhạy cảm” như tiền mặt, phải thu khác, hoặc đầu tư tài chính thì KTV cần phải hết sức thận trọng thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, thậm chí là cảnh giác với các gian lận có thể xảy ra khi kiểm toán các khoản mục này. Ví dụ, tăng vốn góp bằng tiền mặt nhưng ngay lập tức lại chuyển tiền cho các đối tác để thực hiện dự án và treo thành khoản phải thu khác. Thông thường những khoản nợ kiểu này bao giờ cũng có đầy đủ biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ. Đây là một trong những điểm mà KTV cần chú ý, bởi lẽ việc lấy thông tin xác nhận hay đối chiếu công nợ đó, đơn vị được kiểm toán hoàn toàn có thể “đạo diễn” từ những công ty vệ tinh của họ. Còn trên thực tế thì dự án, hay các công trình đó như thế nào? Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở đó ra sao? Tiến độ thực hiện như thế nào? Hay chỉ là dự án trên giấy? Nếu chúng ta không chú ý tới thông tin này thì nhà đầu tư có thể bị đánh lừa về giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư có thể rất rủi ro. Như vậy, với số dư phải thu khác quá lớn, KTV cần phải làm rõ mục đích chuyển tiền cho các đối tác là gì, có hợp lý hay không vì thông thường ít khi nào một công ty có thể chuyển các khoản tiền lớn cho đối tác chỉ với lý do chung chung là để thực hiện dự án ABC nào đó khi dự án chưa có dấu hiệu tiến triển gì vì nếu khả quan, khoản tiền kia đã được trình bày trên một khoản mục khác chứ không còn là phải thu khác nữa.

Thứ hai, về các khoản đầu tư tài chính. Trên báo cáo tài chính của các công ty chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều các khoản đầu tư tài chính là đầu tư vào cổ phiếu (hay đầu tư góp vốn). Nếu cổ phiếu được đầu tư là cổ phiếu đã niêm yết thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn vì cổ phiếu có giá giao dịch tương đối rõ ràng và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được đầu tư thì đã kiểm toán và được công bố. Vậy với cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết thì sao? Vấn đề là chúng ta cần xem xét liệu có cần phải lập dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tư không. Nếu các khoản đầu tư được xếp vào loại đầu tư thương mại ngắn hạn thì việc lập dự phòng sẽ căn cứ vào giá giao dịch thực tế của cổ phiếu. Nhưng tính đến thời điểm này thì chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá giao dịch cho cổ phiếu chưa niêm yết như thế nào. Văn bản gần đây nhất là Công văn số 322/UBCK-QLPH ngày 04 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ nói rằng trong khi chờ văn bản hướng dẫn, trường hợp chưa có giá tham chiếu để làm cơ sở trích lập dự phòng, các công ty kiểm toán cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, xem xét giá tham khảo từ các nguồn tin cậy (báo chí, thông tin trên thị trường) và giá trị sổ sách để làm giá trị tham khảo và nêu rõ trong báo cáo tài chính kiểm toán. Như vậy hướng dẫn về vấn đề này còn khá mơ hồ và thường cái gì còn mơ hồ thì cũng rất dễ rủi ro vì mang nặng cảm tính. Nhưng vấn đề cần quan tâm hơn lại là khi các khoản đầu tư tài chính này được xếp vào đầu tư dài hạn. Như chúng ta đã biết, việc lập dự phòng hay không đối với các khoản đầu tư dài hạn được căn cứ vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư, nếu lỗ và làm vốn chủ nhỏ hơn vốn góp thì dự phòng sẽ được trích lập. Do vậy lập dự phòng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin tài chính từ doanh nghiệp được đầu tư. Vậy trong quá trình kiểm toán, KTV đã thực hiện những thủ tục đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp được đầu tư chưa và nếu chưa thì khi giá trị các khoản đầu tư tài chính là lớn và trọng yếu thì KTV đã đưa ra ý kiến gì trong trường hợp này.

Thứ ba, cần lưu ý nếu các công ty niêm yết tham gia các hợp đồng Ủy thác đầu tư hay đầu tư ủy thác, trong đó công ty niêm yết có thể là bên nhận ủy thác hoặc bên đi ủy thác. Vấn đề cần quan tâm ở đây là tính chặt chẽ trong các điều khoản của hợp đồng. Bởi trong nhiều trường hợp, hợp đồng được ký kết chủ yếu để nhằm một mục đích khác chứ không phải mục đích ủy thác đầu tư đích thực. Ví dụ có thể bản thân công ty niêm yết theo luật không được thực hiện một hoạt động kinh doanh nào đó nên đã chuyển vốn cho công ty khác thực hiện thông qua cái gọi là "Hợp đồng ủy thác đầu tư", hoặc các công ty tài chính thì không được phép huy động tiền gửi không kỳ hạn nên đã huy động thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư, hoặc đơn giản chỉ là sự chuyển vốn qua lại giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. Chính vì chỉ là ngụy trang nên các hợp đồng này thường không chặt chẽ, có khi chỉ quy định ngắn gọn rằng bên A ủy thác cho bên B đầu tư một số vốn trong một thời gian cụ thể và bên B có trách nhiệm trả một mức lãi cố định cho bên A mà không hề có điều khoản nào quy định về việc nếu khoản đầu tư không sinh lời thì có phải trả lãi cố định không, nếu thua lỗ làm mất vốn thì thiệt hại tính cho bên nào. Chính vì những quy định hời hợt và lỏng lẻo đó mà việc ghi nhận và trình bày các vấn đề liên quan đến hợp đồng trên là không thể thực hiện. Bởi lẽ nếu đúng theo bản chất hợp đồng ủy thác, thua lỗ sẽ thuộc về bên ủy thác thì tại bên ủy thác sẽ phải xem xét cụ thể khoản vốn kia đã được đầu tư (cho vay hay góp vốn) vào đâu, từ đó đánh giá tình hình tài chính tại nơi nhận đầu tư để ước tính những rủi ro có thể có đối với số vốn đem đi ủy thác, còn đối với bên nhận ủy thác thì chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc ghi nhận trường hợp nhận ủy thác này nhưng hợp lý hơn cả là theo dõi ngoại bảng cả với khoản nhận ủy thác và khoản đem đầu tư hộ (ủy thác). Còn nếu hợp đồng quy định thua lỗ thuộc về bên nhận ủy thác thì lúc này, đối với bên ủy thác đây được xem là khoản cho vay với lãi suất cố định và rủi ro đối với khoản đầu tư này phụ thuộc vào khả năng trả nợ của bên nhận ủy thác, còn đối với bên nhận ủy thác đây được xem là khoản vay trả lãi cố định để lấy tiền đi đầu tư. Các quy định khác nhau của hợp đồng sẽ dẫn tới cách ghi nhận, đánh giá và trình bày rất khác nhau vì vậy nếu hợp đồng không có những điều khoản quy định chặt chẽ thì KTV không thể có căn cứ để đánh giá về việc ghi nhận và trình bày của các công ty.

*********

T

rên đây là một số điểm chúng tôi đề cập để các KTV lưu ý khi tiến hành kiểm toán công ty niêm yết. Thực tế còn vô số những thủ thuật kế toán có thể được thực hiện để làm đẹp báo cáo tài chính sao cho có lợi nhất đối các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng điều quan trọng là các KTV phải luôn tìm hiểu bản chất của các chỉ tiêu được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là gì, trên thực tế giá trị thực sự của nó ra sao, có phản ánh đúng năng lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Hay nói cách khác các KTV cần tôn trọng thái độ hoài nghi nghề nghiệp để có thể tiến hành các thủ tục kiểm toán cho phù hợp và giảm thiểu rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất./.

(Theo Tạp chí kiểm toán)

Hướng dẫn đăng ký và sử dụng EgoPay


EgoPay là 1 trang web liên kết mới của PayZa cho phép bạn exchange tiền qua lại giữa 2 loại tiền điện tử này.Theo
luật mới của PayZa (PZ) mới update thì PayZa sẽ không chấp nhận các
chương trình đầu tư nên họ đã liên kết với trang EgoPay (EP) để người sử
dụng có thể trao đổi tiền tệ giữa PZ và EP. Do vậy việc đăng kí Egopay là hết sức cần thiết.




PHẦN 1 HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ





Bước 1 : Click vào ô "Create EGOPAY Account" sau đó điền đầy đủ thông tin- Các bạn sử dụng EgoPay (EP) cho nhu cầu cá nhân thì chọn gói "Personal" là đủ.- Password cần có ít nhất 8 ký tự, trong đó có ít nhất 1 ký tự viết hoa, ít nhất 1 ký tự là số, ví dụ : aBcdef12- Mã Pin gồm 5 chữ số- Security color chọn màu bất kỳ nhưng các bạn phải nhớ màu đã chọn- Cuối cùng click "Sign up"Hoàn thành bước 1, EP sẽ gửi 1 email để kích hoạt TK của bạn Check mail và click vào đường linkBước 2 : Sau khi kích hoạt xong TK bạn hãy đăng nhập và hoàn thành nốt các thông tin mà EP yêu cầu. Điền xong các thông tin click "SaveVậy là hoàn thành xong việc đăng ký!




PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CHUYỂN TIỀN TỪ PAYZA SANG EGOPAY






phí là 0.59$ + 3.9%/lần và thực hiện ngay lập tứcBước 1 : Click vào ô "Deposit" sau đó click vào "Payza"- Điền số tiền bạn muốn chuyển từ PZ sang EP, trong hình là 10$- Click "Next" để đến bước tiếp theo Xác nhận lại Tài khoản EP và số tiền, sau đó click "Confirm"EP sẽ chuyển bạn qua trang thanh toán PZĐiền Email PZ của bạn để tiến hành thanh toán, xong click "Pay Now"Hoàn thànhĐã thành công Deposit  (chuyển tiền) 10$ từ PZ qua EP



PHẦN 3: HƯỚNG DẪN RÚT TIỀN TỪ EGOPAY VỀ PAYZA






Phí rút tiền 2%, trong vòng 48h các bạn sẽ nhận được tiền trong PZBước 1: Click vào ô "Withdraw" sau đó chọn "Payza"- Điền Email PZ và số tiền được nhận, sau đó click "Submit" để qua bước tiếp theoBước 2: Kiểm tra lại Email PZ và số tiền, xong xuôi click "Confirm"Hoàn thành, bạn chờ khoảng 24-48h sẽ nhận được $ trong PZ-
Biểu phí của Ego, trong 3 tháng đầu phí giảm một nửa, nếu bạn muốn fund
qua Ego thì làm nhanh lên nhé. Và cuối cùng là dùng Ego có an toàn
không?

Câu trả lời là Ego trang bị cho bạn 4 mức độ bảo mật: Câu hỏi bảo mật, mã Pin, mật khẩu & bảo vệ IP.

Mức độ thứ 5 là do bạn và là cái quan trọng nhất. Bản thân Ego an toàn, nhưng bạn không sử dụng cẩn thận thì cũng như không.







Lưu ý:


- Ego không có tranh chấp (dispute);


- Đăng ký nhiều tài khoản vô tư;


- Không cần verify;


- Không có khái niệm tiền bẩn;


- Sẽ cập nhật fund qua bank wire.

Friday, July 20, 2012

Kết quả kiểm toán tại các DNNN : Hiệu quả đầu tư thấp

Kiểm toán nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán tại các DNNN và các tổ chức tài chính ngân hàng. Các số liệu cho thấy việc kinh doanh tại các DN này đang có nhiều bất ổn.
Tính đến ngày 31/12/2010, tổng nợ phải thu của 21 tập đoàn, TCty lên tới 56.656 tỉ đồng, trong đó nợ phải thu trên tổng tài sản là 9,7% và trên vốn chủ sở hữu là 36,09%. Theo đại diện Kiểm toán nhà nước là do chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Sống nhờ vào vốn vay

Theo báo cáo, tại rất nhiều DNNN, tỉ lệ vốn bị chiếm dụng cao, trong đó phải kể đến nợ phải thu trên tổng tài sản của TCty Xây dưng Trường Sơn là 50,88%, TCty Xây dựng đường thuỷ 37,58%, TCty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi 31,13%, tập đoàn HUD 22,73%...

Các DN này còn tồn tại rất nhiều vấn đề như nợ quá hạn và khó đòi phát sinh lớn, việc xác định, kiểm kê sản phẩm dở dang, nguyên nhiên liệu xuất dùng và tồn kho chưa chính xác... Việc này phổ biến ở TCty xây dựng đường thuỷ, Cty TNHH NN MTV Diesel Sông Công, Cty CP đầu tư xây dựng và lắp máy TMC...
Theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, mặc dù tỉ lệ đầu tư tài chính so với tổng vốn tài sản, vốn điều lệ của các DN không lớn nhưng đa số các tập đoàn, TCty có hoạt động đầu tư ngoài ngành nên đã phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính và nhiệm vụ nhà nước giao. Điển hình của việc này là Vinaline với 672 tỉ đồng, bằng 10,37% vốn điều lệ; tập đoàn TKV với 1.828,8 tỉ đồng, bằng 12,09% vốn điều lệ, tập đoàn EVN với 4.551,4 tỉ đồng, bằng 4,13% vốn điều lệ...

Nhiều DN do kinh nghiệm quản trị kém và ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế nên hoạt động đầu tư hiệu quả thấp, thua lỗ. Dẫn chứng cụ thể về vấn đề này phải kể tới tập đoàn TKV, tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán, bất động sản là 7,94%, cơ khí đóng tàu là 4,61%; hay như trường hợp EVN, tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán, bất động sản 7,83%, hoạt động viễn thông lỗ 1.057 tỉ đồng...

Không chỉ có vậy, 11/21 tập đoàn, TCty hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay, trong đó một số DN có hệ số nợ phải trả trên cả vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao nên dễ gặp phải nguy cơ mất cân đối tài chính. Trong số này phải kể tới TCty Xây dựng Trường Sơn 9,19 lần, TCty Xây dựng và phát triển hạ tầng 4,79 lần, Vinaline 3,12 lần, EVN 3,83 lần... Thậm chí có DN huy động và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối lớn về nguồn vốn.

Báo cáo của Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra rằng, đa số các DN kê khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa đầy đủ. Số thuế và các khoản còn phải nộp ngân sách nhà nước đến ngày 31/12/2010 của các tập đoàn, TCty được kiểm toán là 7.579 tỉ đồng, trong đó kiểm toán kiến nghị tăng thêm 547 tỉ đồng.

Nhà nước thất thu

Ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán nhà nước cho biết, hiện nay, các tập đoàn, TCty đang quản lý và sử dụng một số lượng lớn diện tích đất đai và tài nguyên, chỉ tính vài tập đoàn mà con số đã lên tới hàng trăm ngàn m2, chẳng hạn HUD sở hữu 31.114 m2, TCty Xây dựng đường thủy 179.265 m2, TCty 15 – BQP 321.219 m2, Vinaline 5.729 m2... Song trên thực tế, nhiều diện tích chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc ngân sách nhà nước bị thất thu tiền sử dụng, cho thuê đất. Cũng theo ông Dũng, không chỉ công tác quản lý đất tại nhiều DN còn yếu kém mà còn không kiểm soát tốt tài nguyên, khoán sản được giao, ông này dẫn chứng, ngay ở tập đoàn TKV, Cty TNHH MTV Than Uông Bí hợp tác kinh doanh với Cty PT Vietmindo Energitama (Indonesia) sản lượng than khai thác thực tế là 2010 742.500 tấn vượt 242.500 tấn/năm so với sản lượng được phép khai thác...

Mặc dù ngay tại buổi công bố, ông Lê Minh Khái - Phó Tổng kiểm toán nhà nước đã lưu ý: Đây là những số liệu kiểm toán cách đây gần 2 năm nên có thể đã lạc hậu! Song, với những gì mà kiểm toán công bố vẫn là những lời cảnh báo quan trọng đối với các tập đoàn, TCty nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay.

(Theo DDDN)

Xăng tăng 400 đồng/lít từ 10 giờ tối nay

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tối 20/7 công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu thêm 300-400 đồng một lít, gây không ngạc nhiên cho thị trường và người tiêu dùng.

Theo thông báo này, xăng không chì RON 95 có giá mới 21.500 đồng một lít, trong khi xăng 92 là 21.000 đồng, cùng tăng 400 đồng so với giá cũ. Diesel cũng tăng 400 đồng lên 20.300 đồng (loại 0,05S) và 20.250 đồng (loại 0,25S) mỗi lít.

Dầu hỏa bán lẻ tại hệ thống Petrolimex có mức tăng thấp nhất, 300 đồng lên 20.150 đồng một lít. Trong khi đó, dầu madút giữ nguyên 17.650 đồng một lít.

Quyết định điều chỉnh có hiệu lực từ 22h ngày 20/7, áp dụng trên toàn hệ thống phân phối của tập đoàn đang dẫn đầu về thị phần xăng dầu này.

Giá tăng vào giờ muộn, lại rất bất ngờ, nên nhiều người trả tiền mua xăng cũng không biết giá đã tăng rồi. Ảnh: Hoàng Lan
Giá tăng vào giờ muộn, lại bất ngờ, nên nhiều người trả tiền mua cũng không biết giá đã tăng rồi. Ảnh: Hoàng Lan

Đây là lần đầu tiên giá xăng dầu tăng sau 5 lần giảm giá từ đầu năm tới nay. Gần đây nhất ngày 2/7, giá xăng giảm 600 đồng về mức 20.600 đồng. Trong khi đó, giá các mặt hàng khác như dầu diesel, dầu hỏa, dầu madút có mức giảm từ 200 đồng tới 300 đồng/lít, kg.

Quyết định điều chỉnh này gây bất ngờ cho giới quan sát. 5 lần trước, thông báo điều chỉnh thường được phát đi bởi Bộ Tài chính. Nhưng lần này, thông tin lại xuất phát từ doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp rất
Mức điều chỉnh tương tự cũng được áp dụng tại các đại lý của Xăng dầu Quân đội. Ảnh: Nhật Minh

Hơn một tiếng trước khi Petrolimex ra thông báo tăng giá, Bộ Tài chính cũng đăng tải trên website công văn nêu chi tiết giá cơ sở và giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rà soát lại phương án tính giá trong điều kiện giá cơ sở của những mặt hàng này đang cao hơn giá bán hiện hành từ 71 đồng tới 412 đồng mỗi lít, kg tùy mặt hàng.

Cách ứng xử của liên bộ Tài chính - Công Thương cũng như đơn vị đầu mối lớn nhất hiện nay có thể được hiểu như một động thái trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc ấn định giá bán lẻ.

Bản thân trong thông báo tăng giá của mình, Petrolimex cũng khẳng định đang làm theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính – Công Thương. Đây chính là hành lang pháp lý cho phép doanh nghiệp được quyền chủ động xây dựng giá bán lẻ mà suốt 3 năm qua hầu như họ chưa được áp dụng.

Ngoài Petrolimex, các đầu mối khác vẫn chưa đưa ra thông báo tăng giá bán lẻ. Tổng công ty Xăng dầu Quân đội trên website công ty lúc 23h ngày 20/7 vẫn niêm yết giá bán xăng RON 92 là 20.600 đồng một lít. Tuy nhiên, theo khảo sát của VnExpress, một số đại lý của tổng công ty tại Hà Nội đã tăng giá trước đó 1-2 tiếng.

Giá xăng dầu tăng đúng 20 ngày sau khi điện cũng áp dụng giá bán mới cao hơn trước 5%. Quyết định điều chỉnh này được đưa ra sau khi cơ quan thống kê các tỉnh thành phố lớn cho biết chỉ số giá tiêu dùng tại các địa phương tháng 7 tiếp tục xu hướng giảm. Riêng TP HCM, CPI giảm 0,57% còn Hà Nội giảm 0,29%, mức giảm lớn nhất trong suốt thập kỷ qua.


(Theo Vnexpress)

Thursday, July 19, 2012

Học Marketing rồi làm việc ở đâu?

Nếu câu trả lời của bạn là "không biết" - có lẽ sẽ giống trường hợp bạn tìm thấy chiếc thuyền và bắt đầu bơi ra biển mà không biết sẽ bơi đến đâu và điều gì đang chờ mình ở bờ bên kia!



Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt về hai loại công ty bạn có thể làm việc sau khi học marketing!
Đây là bài viết tổng hợp thông tin từ loạt bài tại đây, đâyđây giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về công việc Marketing tại Việt Nam!

1.Học Marketing để làm gì?
Trong lớp học và trong nhiều sách textbook căn bản, chúng ta được nghe đến 4P của marketing: Product, Price, Place & Promotion. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông – nên rốt cuộc là mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường – có thể đóng góp gì và nên bắt đầu ở đâu? Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi trước đó: “Bạn sẽ làm marketing tại loại công ty nào?”.

Khi nhắc đến marketing, thì với tư cách là một người tiêu dùng – chúng ta thường nghĩ đến những ấn phẩm quảng cáo (nhiều nhất có lẽ là TVC quảng cáo) của các nhãn hàng như Omo, Pepsi, Coca Cola, … Chúng ta xem những đoạn quảng cáo đó từ lúc còn bé tý (và thật sự trẻ em hầu hết đều rất thích xem quảng cáo), xuýt xoa rằng sao đoạn phim chỉ chiếu trong một thời gian ngắn (30s) mà lại có thể truyền tải nhiều ý nghĩa như vậy. Chúng ta lớn lên với mong muốn “mình cũng muốn làm ra 1 mẫu quảng cáo như vậy” và ta nghĩ rằng ta thích marketing.

Lớn lên một chút, nhất là khi vào đại học – ta được biết Omo, Pepsi, Coca, Kinh Đô … chỉ là những nhãn hàng (brand) của một tập đoàn – và một tập đoàn có rất nhiều nhãn hàng. Ta ồ lên thích thú khi biết rằng Omo, Viso, Surf, Dove, Pond’s, Vaseline … đều là của Unilever, và Pepsi, Sting, 7-up, Twister … cùng thuộc về Pepsi Co.

Ta đọc sách marketing, và thấy rằng ngoài những mẫu TVC, những mẫu Print-Ads thì còn có những chiến lược về thương hiệu, sản phẩm, phân phối và giá cả. Ta say mê những quyển sách như “22 quy luật bất biến của marketing” (Al Ries & Jack TRout), “Khác biệt hay là chết” (Jack TRout), “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” (Al Ries & Laura Ries). Ta thấy thế giới marketing thật rộng và thật đẹp Và ta tự nhủ rằng Unilever, Pepsi là những điểm đến lý tưởng, và ta sẽ được làm những mẫu quảng cáo tuyệt vời mà ta đã và đang xem trên TV.

2. Client và Agency, bạn sẽ làm ở đâu?
Nhưng sắp tốt nghiệp đại học, ta lại nghe về một phân ngành khác của marketing gọi là “agency” – hay còn gọi là những công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”, và chính những công ty này mới là người trực tiếp làm ra những đoạn TVC, những mẫu Print-Ads (quảng cáo báo) mà chúng ta từng xuýt xoa, còn các tập đoàn như Unilever, Pepsi chỉ làm những khâu “đầu-cuối”: đưa  ra yêu cầu và lựa chọn giải pháp từ agency.

Và khi thử ứng tuyển vào những công ty agency này, thì họ lại không yêu cầu nhiều về những tư tưởng/chiến lược mà ta hằng ấp ủ - thay vào đó lại hỏi về những kỹ năng rất …tỉ mỉ: tiếng Anh, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, định hướng nghề nghiệp … Cảm giác như họ chẳng hề trân trọng chút kiến thức marketing nào chúng ta đã được dạy và tự học trong suốt khoảng thời gian đại học?

Vậy là sao?
Thật ra điều này rất bình thường, vì trong ngành marketing (marketing industry) có nhiều loại công ty và nhiều phân ngành nhỏ. Và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại yêu cầu/đề cao những giá trị khác nhau của một nhân sự.

Hãy bắt đầu bằng khái niệm thân quen nhất: “4P”. Để thật sự làm việc có liên quan hết đến 4P – Sản phẩm – Giá Thành – Bày bán – Chiêu Thị, thì bạn cần làm việc tại những tập đoàn như Unilever, Pepsi, … Đây là những công ty sản xuất (manufacturing companies) – họ sáng tạo, sản xuất và chiêu thị để bán được sản phẩm cho người tiêu dùng (consumers). Và trong ngành marketing, họ được gọi là “client” hay “advertiser” – khách hàng, hay người chi tiền quảng cáo.

Vậy nếu những công ty như Unilever là “khách hàng” thì ai sẽ phục vụ họ?

Đó là những công ty “agency” – những công ty dịch vụ tiếp thị. Nếu các bạn có tìm hiểu sâu, chúng ta sẽ nghe về những cái tên Ogilvy & Mather (O&M), Saatchi & Saatchi, Dentsu, Leo Burnett …

Đó đều là những công ty thuộc về phân ngành “công ty quảng cáo” – “advertising agency”. Và nếu các công ty “client” chịu trách nhiệm trên 4P của một sản phẩm, thì hầu như các công ty agency đều chỉ làm việc trên “P” cuối cùng: Advertising & Promotion – Quảng cáo truyền thông.

Nói ngắn gọn, “agency” là những công ty dịch vụ cung cấp các sản phẩm sáng tạo và truyền thông.

3. Cơ hội nghề nghiệp với marketing Agency
Về phân ngành agency thì thật sự là một thế giới rất mênh mông, trong đó tạm chia thành 4 phân ngành nhỏ hơn:


1. Công ty quảng cáo - Advertising agency: là những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn dựa trên chuyên môn cao (expertise) về thương hiệu (brand), truyền thông (communication) , sáng tạo (creativity) và thực thi (execution).Các công ty nổi tiếng trong ngành như Ogilvy & Mather (Mỹ), JW Thomson (Mỹ), Saatchi & Saatchi (Anh), Dentsu (Nhật), Cowan (Úc) …


Nếu bạn có hứng thú phát triển nghề nghiệp trong ngành Marketing Communication? Donald Dung nhắn riêng với các bạn : bạn có thể tìm hiểu và trải nghiệm ngay với buổi học thử MIỄN PHÍ của khóa học Account Management tại đây.


2. Công ty truyền thông -  Media agency: là những công ty sử dụng sự thấu hiểu về người tiêu dùng và các công cụ truyền thông để truyền tải những sản phẩm sáng tạo (từ client và advertising agency – ví dụ như TVC, Print-Ads) đến với người tiêu dùng tiềm năng.

4 tập đoàn truyền thông lớn nhất tại Việt Nam:
  • GroupM (bao gồm 4 công ty bắt đầu bằng chữ M: Mindshare, Mediacom, Maxxus, MEC), 
  • Publicis (bao gồm 5 công ty Starcom, Zenith, Opti, Equinox và Performics), 
  • Dentsu Asia Network (bao gồm 3 công ty Dentsu Vn, Dentsu Alpha và Dentsu Media) 
  • Đất Việt Group – VAC (bao gồm các công ty như Đất Việt Media, TKL Media, Đông Tây Promotions …)
Bên dưới là thông tin tóm tắt  về các tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới.


Bạn có thể xem chi tiết về lịch sử các công ty này, cũng như các công ty mà họ đã thâu tóm tại đây. 

3.  Công ty nghiên cứu thị trường – market research agency: khác với 2 loại agency trên, thì agency về nghiên cứu thị trường tham gia rất sâu vào cả quá trình xuyên suốt của 4P từ thử nghiệm ý tưởng sản phẩm (product test) đến đo lường hiệu quả truyền thông…Các công ty nổi tiếng trong mảng này như AC Nielsen – nay là Nielsen, Taylor Nielsen – hay còn gọi là TNS, nay là Kantar Media, FTA (agency Việt Nam), Epinion (agency Đan Mạch) …

4.  Các dịch vụ hỗ trợ: là những công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành như quay phim, chụp hình, lồng tiếng …

4. Làm việc tại client và agency khác nhau thế nào
Trong khi 90% các bạn sinh viên thích và học ngành marketing khi ra trường đều mặc định là mình muốn làm việc tại client, thì rất ít bạn biết hay chịu khó tìm hiểu về môi trường agency. Liệu tố chất của bạn phù hợp với client hay agency – hãy cùng xem mô tả công việc, lợi ích và áp lực của từng phân ngành nhé.

A – Các công ty khách hàng (client)
Như đã nhắc đến – làm tại các công ty khách hàng (client) có nghĩa là “làm nhiều việc cho một người”. Nếu bạn làm trong Brand team của Omo chẳng hạn, thì bạn sẽ tham gia vào tất cả các quy trình (trừ sản xuất) của sản phẩm từ giai đoạn đầu đến lúc đến tay người tiêu dùng: test sản phẩm, test concept truyền thông, lên kế hoạch communication & trade cả năm, brief cho agency, thực hiện cùng agency, đo lường  - quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông và bán hàng.




Marketer làm việc tại client là phải "nhiều việc cho một người"
1. Với một môi trường làm việc đa dạng (tiếp xúc với nhiều loại đối tác: nghiên cứu thị trường, quảng cáo (agency), truyền thông (media) đến cả những nhà bán lẻ (Retailer: Co-op Mart, Big C, Metro …) thì bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm 

2. Từ những kiến thức và kinh nghiệm đó – kết hợp với những tài liệu nội bộ công ty  - thì bạn sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó.

Ví dụ, nếu bạn làm tại brand Omo (bột giặt), thì bạn sẽ hiểu biết về rõ về tính năng của sản phẩm Omo, Omo khác biệt các sản phẩm bột giặt cùng công ty (Surf, Viso) và khác biệt với các sản phẩm đối thủ (Tide) như thế nào – hiểu những xu hướng và phân khúc của thị trường giặt tẩy và các đối thủ khác phân ngành. Ví dụ khi P&G ra mắt nước giặt Ariel thì đó cũng được xem là một đối thủ cạnh tranh không trực tiếp với bột giặt Omo (cùng là giải pháp giặt tẩy).

3. Trên những cơ sở hiểu biết về sản phẩm, ứng dụng vào thị trường, hiểu điểm mạnh điểm yếu cũng như các xu hướng của người tiêu dùng, bạn sẽ dần hình thành một cảm quan (sense) về sản phẩm của mình và thị trường.

Đó là lý do tại sao những người làm Brand Manager cần khoảng 5-8 năm kinh nghiệm, để hình thành một cảm quan nhạy bén và đúng đắn, để đưa ra lựa chọn cuối cùng trên những đề xuất của các công ty dịch vụ (agency).

Đi kèm với những lợi ích đó cũng là áp lực. Khi bạn làm ở client, làm ở brand thì bạn phải là người chịu mục tiêu: mục tiêu về doanh số (sales), sức mạnh thương hiệu (brand health) hay thị phần (market share). Bạn là cha mẹ ruột của thương hiệu đó, của đứa con tinh thần – và bạn phải chăm sóc nó mỗi ngày. Khi đó bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng suy nghĩ về doanh số, về số lượng (unit) bán ra mỗi giờ, mỗi ngày. Vì vậy, công việc về bên phía khách hàng (client) không mang nhiều tính sáng tạo như các bạn trẻ hay hình dung, mà phần nhiều về quản lý và giao tiếp kết nối (giữa nhiều đơn vị). Làm tại brand có nghĩa là bạn tự hào với trách nhiệm của mình, bạn yêu brand và business của bạn – và cố gắng cải thiện qua từng tháng ngày.

Một ghi chú nhỏ cuối cùng: trong khi hầu hết mọi người hình dung là áp lực khi làm tại client, nhất là làm tại brand đến từ môi trường bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, chính sách …) thì có nhiều người chia sẻ áp lực lớn nhất lại đến từ chính môi trường bên trong client: cụ thể là áp lực đến từ bộ phận Bán hàng (Sales).

Bạn hãy hình dung thế này:
  • Anh A là Sales Manager – ngành hàng Bột Giặt của Unilever, anh A chịu mục tiêu doanh số cho toàn ngành bột giặt (vd 500 triệu Euro năm 2012), và nắm trong tay một nguồn lực có hạn (500,000 điểm bán và 1 triệu USD ngân sách trade marketing).
  • Unilever về bột giặt có 3 nhãn hàng:
    • Omo (Brand Manager là anh B)
    • Viso (Brand Manager là anh C)
    • Surf (Brand Manager là anh D).
  • Và anh A sẽ là người quyết định tập trung vào sản phẩm nào nhiều nhất để đạt được doanh số sales.

    Có nghĩa là nếu bạn là một trong 3 brand manager trên, thì việc đầu tiên và cần thiết nhất của bạn là thuyết phục được bên Sales tin tưởng vào sự thành công của chiến dịch bạn đưa ra và dành nguồn lực cho bạn (số bảng biển tại cửa hàng, ngân sách hỗ trợ bán lẻ …). Thuật ngữ trong ngành thường gọi là “win được support của sales”. Vì vậy, đối với các Brand Manager thì buổi thuyết trình chiến dịch hàng quý cho sales (gọi là Sales Pitch) là cực kỳ quan trọng, vì nếu Sales không support bạn thì không cách nào bạn đạt được mục tiêu về doanh số. Và tất nhiên, bản thân bộ phận Sales cũng có những “kiêu hãnh và định kiến” của họ - hãy hình dung: chỉ cần Omo (vốn chiếm 70% thị trường) tăng 5% doanh thu thì đã đủ target, trong khi nếu Viso thì sẽ phải tăng 50% doanh thu (vốn là khó hơn rất nhiều).

    Nên phần thiệt thòi và cần nỗ lực nhiều hơn là những bạn làm tại những brand nhỏ. Ví dụ tại Unilever thì ngành hàng giặt tẩy (laundry) và chăm sóc tóc (haircare) là được ưu ái nhất, mà cụ thể là 2 “con bò vắt sữa” (cash cow) là Omo và Clear. Còn ngành hàng Lăn khử mùi (deodorant) bao gồm Dove, Pond’s, Rexona, AXE …thì với đóng góp chưa đến 5% doanh thu, sẽ cần phải cố gắng rất nhiều.

    Làm tại Unilever cũng rất tuyệt, nhưng cũng nên lưu ý là làm tại brand nào của Unilever nữa 
B – Agency
Đối với công ty agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”. Việc đó có thể là tư vấn thương hiệu, sáng tạo quảng cáo, tổ chức sự kiện hay tiếp thị kỹ thuật số … việc gì cũng được miễn là việc đó có giá trị với khách hàng và tiêu chuẩn các dịch vụ của bạn thật sự cao.

Với agency thì câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng rất chính xác.
Người làm ở agency sẽ rất chuyên chính vào nghiệp vụ (expertise) của mình – và khách hàng cũng trân trọng sự chuyên chính đó. Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng...

Có những tập đoàn/công ty quảng cáo rất nổi tiếng – và họ chỉ làm một hay một số việc: ví dụ Leo Burnett chỉ tập trung làm về thương hiệu & quảng cáo sáng tạo (brand, branding & advertising) – Cowan chỉ tập trung vào thiết kế bao bì (packaging design) … 



Hầu như khái niệm “full-services agency” (công ty cung cấp đầy đủ dịch vụ) là rất khó tồn tại – trừ những nhóm công ty “cùng họ” như:
  • Ogilvy & Mather: có O&M là về advertising, Ogilvy PR (đã sáp nhập với T&A thành T&A Ogilvy) là về PR & Event, Ogilvy Action về Activation, Ogilvy One (đã mua lại Who Digital)
  • JWT, Bates 141, Y&R, Wunderman, TNS, Kantar Media, GroupM (Mindshare, Maxxus, MEC, Mediacom) ...đều là những công ty thuộc tập đoàn quảng cáo WPP (tập đoàn này có hơn 400 công ty quảng cáo và chiếm 65% thị phần quảng cáo trên toàn thế giới). Chỉ có "tập đoàn full services" chứ không thể có "agency full services"
Điểm được nhiều người yêu thích nhất khi làm tại agency là nét tươi mới trong công việc mỗi ngày. Việc được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề & mục tiêu … luôn giữ cho đầu óc thật “mở”. Một câu khá đúng với ngành agency:
“Đầu óc cũng giống như chiếc dù – nó hoạt động tốt nhất khi nó rộng mở”
“Minds are just like parachutes – it works best when it opens”

Thật sự công việc trong ngành agency tươi mới đến mức đôi khi “không thể đoán trước được” (unpredictable). Bạn bước vào công ty và sếp nói: “em ơi, vào họp – có brief mới”, và bạn có thể mỉm cười tự hỏi trong đầu “lần này sẽ là cái quái gì nhỉ?” – có thể là một hãng bảo hiểm trang nghiêm, một nhãn mỹ phẩm kiêu sa, một nhãn sữa thân thiện hay …băng vệ sinh/bao cao su cũng chẳng biết được.



Trong ngành agency, sự bận rộn là điều không thể tránh nhưng cần hạn chế. Nghĩa là sao nhỉ?
“Không thể tránh” là vì sẽ có những lúc tất cả khách hàng của bạn cùng làm truyền thông (ví dụ vào dịp Tết chẳng hạn) – thế là bạn sẽ vắt chân lên cổ để chạy.

 “Cần hạn chế” có nghĩa là sau những lúc như vậy, bạn cần phải tỉnh táo để “về thành dưỡng sức” cũng như trau dồi thêm vốn sống & kiến thức. Nói ngắn gọn, nếu người nào làm trong agency “có làm mà không chơi” thì sẽ rất sớm bị kiệt quệ, cả về thể lực – tinh thần lẫn vốn sống. Như một anh bạn làm Creative Director từng chia sẻ:
“Làm sáng tạo dễ lắm. Sống sáng tạo mới khó”
– làm quảng cáo là sống với nghề, là mang cái “tôi” của mình ra để thẩm thấu cái “ta” của người tiêu dùng và khách hàng.

Một điểm khác khiến công việc tại agency càng hấp dẫn hơn là sự “thư thái đầu óc” (free of mind). Vì người làm tại agency là người đang bán những sản phẩm truyền thông (communication product) chứ không phải sản phẩm hữu hình, và việc bán hàng này diễn ra khá đơn giản – khi khách hàng (client) là người trực tiếp ra quyết định. Và đo lường chất lượng của sản phẩm đó là những con số về mức độ nhận biết, độ yêu thích, … những chỉ số có phần “cảm tính” chứ không phải lời/lỗ - doanh số cụ thể của sản phẩm hữu hình. Người làm tại agency đã, đang và sẽ “đưa ra những lời đề nghị” (make recommendation) và không được/phải chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng (vì đó là quyết định của công ty khách hàng).

Một chiến dịch truyền thông không tốt -> doanh số không tăng (hay tệ hơn là giảm) – khách hàng không hài lòng và agency đó có thể mất khách hàng đó. Một chiến dịch truyền thông tuyệt vời, nhận thức cao chót vót, khác biệt của sản phẩm nêu rạch ròi và mạch lạc, doanh số bán hàng tăng ầm ầm thì agency nhận lại là những lời khen của khách hàng, và (không chắc chắn) được làm những dự án tiếp theo. Chính vì sự “giữa chừng” đó (xin đừng gọi là “nửa vời” – vì agency trách nhiệm chính là tư vấn, cũng chỉ là “người đưa đò”) nên những vinh dự hay phần thưởng lớn nhất sẽ không dành cho agency.

Và thật sự với một chiến dịch truyền thông trị giá hàng tỷ đồng (40,000 USD – khoảng hơn 800 triệu, là mức giá làm TVC của các tập đoàn quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam) thì doanh nghiệp khách hàng có thể nhận lại những lợi ích vượt trội hơn rất nhiều (số lượng bán hàng và lợi nhuận tăng lên nhiều) còn agency thì chỉ là chi phí dịch vụ và những showcase trong hồ sơ năng lực (credentials).

Nên, nếu nhìn lại thì giá trị lớn nhất của agency chính là thương hiệu của agency đó. Những tập đoàn quảng cáo hàng đầu đều có những giá trị, tiêu chuẩn và triết lý của mình.

Thậm chí, những người sáng lập huyền thoại như David Ogilvy hay Leo Burnett còn để lại những tài liệu về việc “when to take my name off the door” – “khi nào thì nên gỡ bỏ tên tôi khỏi công ty quảng cáo này”: đó là khi công ty chỉ chạy theo lợi nhuận, mà xa rời những giá trị hay tiêu chuẩn của chính mình. Chính vì vậy, David Ogilvy – người được mệnh danh là “ông tổ của ngành quảng cáo” đã để lại những lời răn rất đáng nghiền ngẫm:



“Người tiêu dùng không phải lũ mọi rợ. Họ chính là vợ bạn”
“Đừng bao giờ làm quảng cáo cho một sản phẩm mà bạn không muốn gia đình bạn sử dụng”
“Sử dụng sản phẩm của khách hàng không phải là sự xu nịnh, mà là phép lịch sự tối thiểu”
Và thương hiệu của các agency – tất cả đều được xây bởi con người.

Vì vậy, những người đứng đầu mỗi agency – Managing Director, Account Director, Creative Director, Director of Strategic Planning – phải hiểu rất rõ những giá trị và tiêu chuẩn của agency mình đang đại diện. Làm agency, làm marketing communication là một con đường học hỏi và tìm tòi vô tận – nơi đó giới hạn của bản thân mình là do chính mình đặt ra.

Người làm marketing nói chung, hay agency nói riêng, phải luôn “đói khát và vụng dại” (như lời của thiên tài Steve Jobs) – “đói khát” để luôn học, luôn hỏi, luôn làm mới chính mình – “vụng dại” để luôn tò mò, luôn mở rộng đầu óc và tấm lòng.

Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về công việc marketing và tin vào lựa chọn của chính bạn!
Chúc bạn một sự nghiệp thành công ở ngay phía trước!