Sunday, October 30, 2011

[video]Tương lai của Màn hình đa chạm, Digital Display với Corning và Microsoft

Có lẽ chưa có nhiều người biết về Corning, công ty sản xuất Gorilla Glass - màn hình chạm cho Droid, iPhone 4, Galaxy tab.. với hơn 400 triệu sản phẩm được bán ra toàn cầu. Hãy xem tầm nhìn của Corning và Microsoft về tương lai màn hình chạm, 3-D holographic và ảnh hưởng digital display trong cuộc sống của chúng ta



Và video mới nhất, cách đây khoảng 1 tuần Oct 25, 2011, từ Microsoft

Productivity Future Vision (2011)
Microsoft Sees the Future, and It's Extremely Floaty Data hovers all around, at home and at work



Còn bạn, bạn nghĩ tương lai sẽ như thế nào?

Friday, October 28, 2011

Nâng cấp bộ phận kiểm toán nội bộ: Yếu tố quyết định thành công của DN

Xem hình

Vai trò và vị trí của KTNB trong DN không dừng lại ở tính kiểm soát và tính tuân thủ, mà mở rộng đến các mặt: tư vấn cho HĐQT và ban kiểm toán, ban giám đốc trong việc giám sát chung về báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đạo đức kinh doanh, quản lý tài sản, các qui định tuân thủ; tham gia công tác đào tạo cho các bộ phận và phòng, ban trong DN về các kiến thức liên quan đến kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính, các quy định tuân thủ.
Do vậy, trong quá trình nâng cấp, hoàn thiện chức năng của bộ phận KTNB, DN cần quan tâm hàng đầu đến các yếu tố sau: vấn đề nhân lực cho KTNB, nhận thức về KTNB, kế hoạch đầu tư cho hoạt động KTNB, việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực trong hoạt động KTNB cũng như chương trình giám sát và quản lý chất lượng hoạt động KTNB.

Trình độ của chức năng KTNB có thể được định vị ở 5 cấp khác nhau, có thể ở mức: hạn chế; sơ lược; cơ bản; tiên tiến và dẫn đầu. Trình độ này được đánh giá dựa trên việc xem xét các yếu tố hoạt động của chức năng KTNB bao gồm: quản trị, con người và nền tảng hoạt động.

Để nâng cấp bộ phận kiểm toán nội bộ, DN cần xác định rõ trình độ của chức năng KTNB và mức độ muốn nâng cấp, không nhất thiết phải nâng lên đến cấp "dẫn đầu". Quyết định lựa chọn nâng cấp lên mức độ nào phụ thuộc vào kết quả phân tích và so sánh giữa lợi ích đem lại và chi phí DN phải bỏ ra.

Để chuyển đổi, nâng cấp thành công bộ phận KTNB, DN cần có lộ trình phù hợp. Lộ trình này phải đảm bảo không gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của DN, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bộ phận. Thông thường, việc chuyển đổi bộ phận KTNB trải qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB, trên các phương diện: năng lực quản trị, con người và nền tảng hoạt động. Quá trình này giúp lãnh đạo của bộ phận KTNB nói riêng và của toàn DN nói chung thấy được những bất cập trong hệ thống KTNB hiện tại và nhu cầu chuyển đổi.

Giai đoạn 2: Xác định tầm nhìn và thiết kế mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của KTNB cần được thiết kế phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung của DN và là nhân tố cơ bản quyết định việc lựa chọn mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Ngoài ra, trình độ phát triển, đặc thù kinh doanh và môi trường hoạt động cũng là những nhân tố quyết định giúp lãnh đạo DN xác định mô hình hoạt động phù hợp cho bộ phận KTNB của DN.

Giai đoạn 3: Phân tích lợi ích và chi phí cho việc chuyển đổi bộ phận KTNB. Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB và việc xác định tầm nhìn, thiết kế mô hình hoạt động cho bộ phận KTNB, DN cần tiến hành đánh giá, so sánh giữa chi phí và lợi ích đem lại từ hoạt động KTNB. Kết quả của việc đánh giá và so sánh này sẽ giúp các bên liên quan nhìn nhận những lợi ích đem lại từ hoạt động chuyển đổi, làm cơ sở đề xuất các bước chuyển đổi cụ thể và ngân sách tương ứng.

Giai đoạn 4: Tiến hành chuyển đổi bộ phận. Xác định kế hoạch thay đổi dựa trên các quyết định thay đổi về thời gian, chi phí, cách thức chuyển đổi. DN có thể tự triển khai hoặc triển khai với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Giai đoạn 5: Đồng kiểm toán/thuê ngoài dịch vụ KTNB. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn đồng kiểm toán và/hoặc thuê ngoài dịch vụ KTNB có thể giúp DN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn về nguồn lực và các nền tảng hoạt động khác vốn chưa sẵn sàng hoặc chưa có trong DN ở giai đoạn đầu chuyển đổi.

Có thể nói, quá trình nâng cấp, chuyển đổi bộ phận KTNB sẽ giúp DN hướng đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị cho DN (đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB với mục tiêu và chiến lược chung của DN, đồng thời, kế hoạch kiểm toán phù hợp với mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB);

Thứ hai, phát triển con người, gắn liền với mục tiêu và tầm nhìn của KTNB, cụ thể: hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB (đảm bảo đội ngũ kiểm toán viên đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kiểm toán); hoàn thiện quy trình phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận KTNB; duy trì đội ngũ cán bộ (đảm bảo áp dụng các quy chế giữ người phù hợp thông qua các hoạt động hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ và các hoạt động khác có liên quan).

Thứ ba, đầu tư vào nền tảng hỗ trợ hoạt động (phương pháp tiếp cận, công nghệ và công cụ hỗ trợ; quản lý tri thức; quản lý hoạt động; quản lý chất lượng).

Cùng với việc gia tăng vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng đối với hoạt động KTNB, việc hoàn thiện và cải tổ bộ máy KTNB là điều các DN sớm muộn phải tiến hành. Tuy nhiên, chuyển đổi như thế nào, trên các phương diện gì và khi nào phụ thuộc vào tầm nhìn và nhu cầu của từng DN. Xây dựng một lộ trình chuyển đổi, nâng cấp phù hợp dựa trên những đánh giá hợp lý là yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.


Ông Hoàng Đức Hùng là Phó tổng giám đốc của Ersnt&Young Việt Nam. Ông có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Ernst & Young Việt Nam, Ernst&Young San Francisco (Hoa Kỳ) và Ernst&Young Brisbane (Úc) trong các lĩnh vực kiểm toán, chẩn đoán, rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ, tư vấn về quản trị doanh nghiệp, xây dựng cẩm nang tài chính và đào tạo … Ông Hùng là kiểm toán viên công chứng của Việt Nam và là thành viên của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), kiểm toán viên nội bộ công chứng của Học viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA).

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Wednesday, October 26, 2011

Thông tư 138 mới sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xem hình

Ngày 4 tháng 10 vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 138/2011/TT-BTC sửa đổi Quyết định 48 chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tải Thông tư 138 tại đâyư

Thông tư 138 sửa đổi và bổ sung một số tài khoản, cụ thể:

a) Bổ sung tài khoản 171 – “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.

b) Bổ sung Tài khoản 3389 - “Bảo hiểm thất nghiệp”.

c) Sửa đổi số hiệu tài khoản 431 - “Quỹ khen thưởng phúc lợi” như sau:

- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”;

- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531-“ Quỹ khen thưởng”;

- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- “Quỹ phúc lợi”.

d) Bổ sung tài khoản 3533 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

đ) Bổ sung tài khoản 3534 - “Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

e) Bổ sung tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” và bổ sung 2 tài khoản cấp 2 như:

- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

Đồng thời Thông tư 138 cũng hướng dẫn một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến các tài khoản này.

(Theo MOF)

Monday, October 24, 2011

Lương công chức tối đa có thể trên 12 triệu đồng/tháng

picture Các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ sẽ không đưa vào mức tiền lương cơ bản.

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang tính phương án mở rộng đề án quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa. Theo đó, mức tối đa lương cán bộ, công chức có thể ở mức trên 12 triệu đồng/tháng.

Tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trên cơ sở phương pháp xác định tiền lương của khu vực hành chính, dựa trên hệ thống nhu cầu của người lao động và độ phức tạp lao động của từng chức danh, so sánh với tiền lương trong khu vực thị trường.

Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cách tính toán dựa trên quan hệ này có thể tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống tiền lương, nhằm giữ và thu hút người có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm cán bộ, công chức Nhà nước.

Bộ này cũng cho biết, đang dự kiến hai phương án cho quan hệ tiền lương nói trên cho giai đoạn cải cách chính sách lương công chức 2012 - 2020.

Thứ nhất, quan hệ tiền lương tối thiểu (nhân viên phục vụ bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3) theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường là 1 - 3,2 - 15. Như vậy, tính theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng hiện nay, sẽ có mức lương thấp nhất - mức lương trung bình - mức lương tối đa tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng.

Phương án thứ hai, hệ số lần lượt là 1 - 3,5 - 15. Với phương án này, mức lương tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.905.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng (lương nhân viên là chuyên viên bậc 1 có hệ số cao hơn một chút).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị, đối với các chế độ ngoài lương, phục vụ hoạt động công vụ như tiền điện thoại, phụ cấp phục vụ, chế độ xe ôtô đưa đón công tác… là các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ, không đưa vào mức tiền lương cơ bản.

Được biết, mức lương bằng tiền tính theo quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa hiện hành đang là 1 - 2,34 - 10, tương ứng với 830.000 đồng/tháng -1.942.200 đồng/tháng - 8.300.000 đồng/tháng. Riêng Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang có hệ số lương cao nhất hiện nay là 13, vào khoảng 10.790.000 đồng/tháng.

(Theo Vneconomy)

Nghĩa vụ thuế ảnh hưởng từ ghi nhận kế toán

Trong bối cảnh nguồn vốn khó khăn, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được nhiều DN lựa chọn

Trong bối cảnh các DN phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thiếu vốn, bị khách hàng chiếm dụng vốn và chịu áp lực lãi suất cao..., việc chia cổ tức bằng cổ phiếu đã được nhiều DN lựa chọn.

Lý do đây là cách huy động vốn hợp lý nhất từ chính cổ đông, do DN không phải bỏ tiền mặt ra trả cho cổ đông, dòng tiền trong DN không bị thiếu hụt, mà quyền lợi cổ đông vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, thực hiện hạch toán theo Chế độ kế toán DN thì phát sinh bất cập đối với khoản thuế TNDN khi chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức, DN phải trả thuế TNDN đối với khoản thu nhập được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn, việc phát sinh thêm khoản thuế TNDN đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những cổ đông là pháp nhân.

Từ năm tài chính 2009 trở về trước, khi DN nhận được cổ tức bằng cổ phiếu thì phải ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần tương đương với khoản cổ tức nhận được. Tuy nhiên, về giá trị làm căn cứ để hạch toán các DN thực hiện không giống nhau, có DN tính theo mệnh giá cổ phần, có DN hạch toán theo giá trị thực tế. Ngày 31/12/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 224/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán DN đã có hướng dẫn khá cụ thể về trường hợp DN được nhận thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần chia cổ tức bằng cổ phiếu, áp dụng từ năm tài chính 2010 trở đi. Theo đó, DN chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần. Sở dĩ Thông tư số 224/2009/TT-BTC quy định không hạch toán giá trị cổ phiếu nhận được từ việc chia cổ tức, vì khi chia cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng lợi ích của nhà đầu tư trên vốn chủ sở hữu không thay đổi và không làm thay đổi dòng tiền tại công ty cổ phần (công ty cổ phần chỉ hạch toán chuyển nguồn tăng vốn góp cổ đông từ khoản lợi nhuận sau thuế). Quy định này đã khắc phục được vấn đề thực hiện không thống nhất giữa các DN về giá cổ phiếu như đã nêu trên.

Số thuế TNDN phải nộp sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Từ 2009 trở về trước

Từ năm 2010 trở đi

(1) Cổ tức bằng cổ phiếu

100.000

100.000

(2) Ghi nhận giá trị đầu tư (giá vốn)

100.000

0

(3) Chuyển nhượng (bằng mệnh giá)

100.000

100.000

(4) Lợi nhuận trước thuế (3)-(2)

0

100.000

Thuế TNDN (25%) (4) x 25%

0

25.000

Theo quy định tại văn bản pháp luật về thuế, DN không phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với khoản cổ tức bằng cổ phiếu được chia này, do đây là khoản thu nhập được chia từ lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty cổ phần nên DN được miễn thuế TNDN (Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN).

Tuy nhiên, khi áp dụng theo quy định của Chế độ kế toán DN (Thông tư số 224/2009/TT-BTC) thì từ năm tài chính 2010, DN sẽ phát sinh thêm khoản thuế TNDN khi chuyển nhượng với giá bằng mệnh giá số cổ phiếu được chia từ cổ tức, vì DN không phản ánh giá vốn đầu tư vào công ty cổ phần mà chỉ theo dõi về mặt số lượng cổ phiếu tăng thêm nên phát sinh thu nhập tính thuế đúng bằng giá trị chuyển nhượng. Trong khi từ năm 2009 trở về trước, DN không phải nộp thuế TNDN đối với số cổ phiếu này khi chuyển nhượng với giá bằng mệnh giá, vì DN đã phản ánh giá vốn đầu tư vào công ty cổ phần tương đương với giá trị cổ tức nhận được bằng cổ phiếu tính theo mệnh giá, nên không phát sinh thu nhập tính thuế TNDN do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn là bằng 0.

Ngoài ra, việc không ghi nhận giá trị đầu tư tăng thêm vào công ty cổ phần sẽ phản ánh không đầy đủ giá trị đầu tư của DN tại công ty cổ phần, vì bản chất việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không khác mấy việc trả cổ tức bằng tiền cho DN và sử dụng số tiền đó để mua cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Sự việc này đến nay chưa được nhiều người quan tâm, vì TTCK hiện rất ảm đạm, các DN ít phát sinh việc chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức hoặc không phát sinh thuế TNDN vì đang kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo quyền lợi cho DN và để DN không bị thiệt hại khi mất thêm khoản thuế TNDN bất hợp lý khi chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức, nên chăng Bộ Tài chính cần nghiên cứu điều chỉnh lại Chế độ kế toán DN theo hướng cho phép DN ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần, tương đương với giá trị cổ phiếu được chia từ cổ tức được nhận.



(Theo Phan Hoài Hiệp
ĐTCK)

Sunday, October 23, 2011

Báo cáo kết quả kiểm toán nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Báo cáo tình hình quyết toán công trình quan trọng quốc gia dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Chính phủ cho biết, công tác quyết toán dự án đã hoàn thành phần quyết toán chính của dự án, giá trị quyết toán được phê duyệt nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt, đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và xác nhận.

Hiện nay nhà máy đang hoạt động an toàn, hiệu quả. Chính phủ đang chỉ đạo chủ đầu tư nghiên cứu việc mở rộng nhà máy và triển khai khi đủ điều kiện, báo cáo viết.

Hiệu quả của Nhà máy Dung Quất là một trong những vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đặc biệt quan tâm khi thảo luận tại kỳ họp thứ tám vào cuối năm 2010.

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, Quốc hội đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thanh quyết toán dự án và thực hiện kiểm toán toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Giá trị chênh lệch (giảm) giữa số kiểm toán (48.318.644.184.522 đồng) và số quyết toán (48.335.721.526.850 đồng) là 17.077.342.328 đồng.

Nguyên nhân được giải thích tại báo cáo là do đơn vị quy đổi của các khoản góp vốn phía Việt Nam vào liên doanh (giai đoạn liên doanh với Nga) và chuyển tiếp cho Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa hoàn toàn chính xác.

Về thực hiện đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, giá trị quyết toán giai đoạn 1 được chủ đầu tư phê duyệt giảm 20.015.472.375 đồng (tương đương 0,047% giá trị quyết toán).

Báo cáo kiểm toán dự án của Kiểm toán nhà nước ngày 19/9/2011được gửi kèm theo báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một số sai sót tại báo cáo quyết toán hoàn thành giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Ban quản lý dự án xử lý về tài chính và giảm giá trị quyết toán tổng số tiền 50.344.028.566 đồng. Trong đó, thu hồi vốn đầu tư đã quyết toán sai quy định: 7.502.514.571 đồng; giảm thanh toán 12.234.493.959 đồng và xử lý khác 30.607.020.036 đồng.

Với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị kiểm toán kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn. Chính phủ cho biết, công tác quyết toán dự án đã hoàn thành phần quyết toán chính của dự án, giá trị quyết toán được phê duyệt nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt, đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và xác nhận.

Hiện nay nhà máy đang hoạt động an toàn, hiệu quả. Chính phủ đang chỉ đạo chủ đầu tư nghiên cứu việc mở rộng nhà máy và triển khai khi đủ điều kiện, báo cáo viết.

Hiệu quả của Nhà máy Dung Quất là một trong những vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đặc biệt quan tâm khi thảo luận tại kỳ họp thứ tám vào cuối năm 2010.

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, Quốc hội đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thanh quyết toán dự án và thực hiện kiểm toán toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Giá trị chênh lệch (giảm) giữa số kiểm toán (48.318.644.184.522 đồng) và số quyết toán (48.335.721.526.850 đồng) là 17.077.342.328 đồng.

Nguyên nhân được giải thích tại báo cáo là do đơn vị quy đổi của các khoản góp vốn phía Việt Nam vào liên doanh (giai đoạn liên doanh với Nga) và chuyển tiếp cho Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa hoàn toàn chính xác.

Về thực hiện đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, giá trị quyết toán giai đoạn 1 được chủ đầu tư phê duyệt giảm 20.015.472.375 đồng (tương đương 0,047% giá trị quyết toán).

Báo cáo kiểm toán dự án của Kiểm toán nhà nước ngày 19/9/2011được gửi kèm theo báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một số sai sót tại báo cáo quyết toán hoàn thành giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Ban quản lý dự án xử lý về tài chính và giảm giá trị quyết toán tổng số tiền 50.344.028.566 đồng. Trong đó, thu hồi vốn đầu tư đã quyết toán sai quy định: 7.502.514.571 đồng; giảm thanh toán 12.234.493.959 đồng và xử lý khác 30.607.020.036 đồng.

Với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị kiểm toán kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn.
Theo Nguyễn Lê

VnEconomy

Kết quả kiểm toán Nhà nước Quỹ bình ổn xăng dầu

(Ảnh minh họa: Hà Thái/TTXVN)
Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết kết quả kiểm toán chuyên đề về trích lập quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009-2010.

Theo kết luận của báo cáo kiểm toán thì việc trích lập, sử dụng bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thời gian qua được thực hiện khá nghiêm túc theo quy định của Nhà nước.

Số trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cơ bản phù hợp với số phải trích lập và số được sử dụng Quỹ bình ổn giá.

Những số liệu chênh lệch giữa số liệu báo cáo và kiểm toán là do một vài văn bản hướng dẫn trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá của Tổ Giám sát Liên Bộ thiếu rõ ràng, cụ thể làm các doanh nghiệp đầu mối hiểu không đúng dẫn đến thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ.

10 doanh nghiệp và hai đơn vị đã được kiểm toán lần này bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec), Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh, Công ty thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên xăng dầu Hàng không, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipeco), Công ty Dầu khí Mê Kông, Công ty thương mại xăng dầu Đường Biển (Tổng Công ty Hàng hải - Vinaline), Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ.

Kết quả kiểm toán cho thấy việc trích lập Quỹ bình ổn giá qua 10 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong 2 năm này là 5. 554 tỷ 661 triệu đồng.

Cụ thể năm 2009, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá (theo hướng dẫn TT 56/TT-BTC; 159/TT-BTC; TT 56/TT-BTC và các công văn hướng dẫn khác của Tổ Giám sát liên bộ Tài chính - Công Thương).

Kết quả kiểm toán đã xác định tổng số Quỹ bình ổn giá phải trích lập tại 10 đầu mối là 970.908 triệu đồng; trên thực tế 10 doanh nghiệp đầu mối đã trích là 1.006.881 triệu đồng. Số đã trích lớn hơn số phải trích về Quỹ bình ổn giá là 35.973 triệu đồng. Năm 2010, số phải trích là 4.583.753 triệu đồng trong khi đó 10 doanh nghiệp đã trích là 4.561.559 triệu đồng. Như vậy số phải trích bổ sung là 22.194 triệu đồng.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong quá trình điều hành, hướng dẫn cơ chế trích lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá làm cho doanh nghiệp lúng túng, một số yếu tố trong cơ cấu giá thực tế phát sinh như chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lãi vay trong và sau thời gian lưu thông nhưng chưa đươc quy định trong cơ cấu giá cơ sở (Nghị định 84/2009 chưa có yếu tố này).

Bên cạnh đó, trong cơ chế trích lập, khi doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tham gia thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá mà kết quả kinh doanh bị lỗ vẫn phải trích lập Quỹ bình ổn giá, doanh nghiệp phải lấy vốn của mình để trích lập Quỹ bình ổn giá. Vì giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở thì sẽ không có Quỹ bình ổn giá của người tiêu dùng.

Việc này dẫn đến làm tăng chi phí, tăng giá cơ sở; khi đó việc trích lập Quỹ bình ổn giá không có ý nghĩa, doanh nghiệp đã lỗ càng thêm lỗ và tạo ra Quỹ bình ổn giá nhưng không có thực vì giá bán đã thấp hơn giá cơ sở thì không có Quỹ.

Theo Kiểm toán Nhà nước, qua biên bản kiểm tra của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về cơ bản chấp hành tốt quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá (chỉ có một doanh nghiệp là chưa thực hiện chế độ báo cáo đầy là Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên XD Hàng Không)

Kiểm toán Nhà nước cho rằng mô hình Quỹ có ưu điểm là lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào bình ổn giá, nên khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp sử dụng Quỹ trên về cơ bản các doanh nghiệp đã sử dụng kịp thời để phản ứng với thị trường thế giới, giảm đuợc thủ tục hành chính (có nguồn lực tài chính nhập khẩu xăng dầu ngay).

Ngoài việc bình ổn giá xăng dầu trong nước, Quỹ bình ổn giá còn góp phần vào việc bình ổn giá nói chung, kiểm soát lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Đối với người tiêu dùng, nhờ cơ chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá mà trong năm 2010, người tiêu dùng được sử dụng xăng dầu giá rẻ hơn các nuớc trong khu vực, giảm tần suất và mức độ điều chỉnh.

Tuy nhiên, Quỹ vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như dễ phát sinh rủi ro, không tách được số lãi do số dư Quỹ bình ổn giá khi chưa sử dụng mang lại. Việc để Quỹ tại doanh nghiệp có những hạn chế về tính minh bạch, dễ bị doanh nghiệp lạm dụng để sử dụng vào mục đích khác, rủi ro đối với Quỹ cao mà khong có biện pháp phòng ngừa, không tách bạch được các khoản lãi từ Quỹ mang lại.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị các doanh nghiệp được kiểm toán điều chỉnh số trích lập, sử dụng và tồn Quỹ bình ổn giá, báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2009, 2010 của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện nghiêm túc cơ chế trích lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định tại Nghị định 84/2009.ND-CP…/.

(Theo Vietnamplus)

Trẻ uống nhiều trà có tốt?

Sau cơn sốt trà sữa, giới trẻ đang mê mẩn với cái gọi là “trà chanh chém gió”. Loại đồ uống này cũng được cho rằng rất tốt cho sức khoẻ, chống được oxy hoá do ô nhiễm môi trường gây ra. Điều này có đúng không?

1. Có gì trong một lá trà?

Nước trà (nước chè) là loại nước uống rất phổ biến trên thế giới. Trà là một nguồn caffeine, theophylline và chất chống oxy hoá (antioxidant) tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là catechin với chủ yếu là epigallocatechin-3-gallate. Trong trà gần như không có mỡ, carbohydrate, hay protein, do đó hầu như không cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng. Trong 100g lá trà có chứa 4g caffeine, trong khi 100g hạt càphê Arabica chỉ có 1,4g caffeine, như vậy trà là một loại thức uống cung cấp rất nhiều caffeine.

Mẹo hay trị tưa lưỡi cho trẻ

Khi bị tưa lưỡi, bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức dẫn đến biếng ăn. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh cho bé thường xuyên.

Sữa mẹ là nguồn sữa quan trọng nhất trong những năm đầu đời cho bé. Nhưng hiện nay nhiều bé mới chào đời đã bị thiệt thòi vì không được bú sữa mẹ, do rất nhiều nguyên nhân như: mẹ phải đi làm sớm, mẹ bị bệnh, sữa mẹ tiết ra ít hay đầu ti của mẹ bị tụt... khiến mẹ phải nuôi bộ hoàn toàn.

Việc nuôi bé bằng sữa ngoài vừa gây tốn kém về kinh tế vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ bé sẽ rất vất vả trong cách chăm sóc bé từ việc pha sữa hàng ngày cho tới việc vệ sinh cá nhân cho con. Những bé nuôi bộ thì việc ăn sữa ngoài khó tránh khỏi những cặn sữa sau khi ăn sẽ bám lại trên lưỡi, để lâu ngày sẽ phủ một lớp trắng trên lưỡi. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau dẫn đến bé biếng ăn. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh cho bé thường xuyên.

Ở nhà mình thì mình nuôi con trong suốt 6 tháng đầu bằng sữa mẹ nên lưỡi bé lúc nào cũng sạch mà không phải uống nước trong khi chị gái mình thì nuôi con bằng sữa ngoài hoàn toàn nên sau mỗi bữa ăn lưỡi bé luôn bị một lớp màng trắng bao phủ. Nếu không vệ sinh kịp thời bé hay quấy khóc và lười bú. Chị mình thường xuyên vệ sinh lưỡi cho cháu bằng nhiều cách rất hay. Mình xin chia sẻ với mẹ nào nuôi con bằng sữa ngoài để biết cách vệ sinh cho bé thật sạch nhé.

Đối với bé sơ sinh

Cách 1: Lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Mình thấy cách dân gian này rất hiệu quả. Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng cách này.

Cách 2: Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.

Cách 3: Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho bé.

Đối với bé trên 1 tuổi

Cách 1: Đối với bé trên 1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt. Nếu dùng mật ong vệ sinh ngoài việc sạch miệng cho bé, bé sẽ không bị mắc bệnh viêm họng. (Nếu mẹ nào cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với bé).

Cách 2: Những bé bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.

Lưu ý

Nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên vào buổi sáng sớm, trong ngày 1 đến 2 lần nhưng nên vệ sinh miệng cho bé trước bữa ăn nếu không bé sẽ bị nôn trớ sữa.

Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

Theo Eva

Cẩn thận, thuốc gây... loãng xương

Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích mà hậu quả là gãy xương một cách tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, đặc biệt là sự lún một hay nhiều đốt sống gây biến dạng cột sống. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương, trong đó có nguyên nhân do thuốc nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Glucocorticoid (GC)

Sử dụng GC liều cao trong thời gian dài sẽ ức chế chiều cao của trẻ em do GC ức chế tác dụng làm phát triển xương và sụn của somatomadin C. Để giảm hậu quả của tác dụng này nên hạn chế việc kê đơn GC cho trẻ em. Nếu phải dùng thì dùng liều thấp có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất.

Đối với người trưởng thành, Ở liều sinh lý GC có tác dụng tích cực trên chuyển hóa calci và xương, nhưng ở liều điều trị và dùng kéo dài sẽ gây mất xương. Có đến 30-50% bệnh nhân bị gãy xương không có chấn thương khi sử dụng GC liều cao và kéo dài. Đó là do GC làm tăng tiêu xương (tăng chức năng hủy cốt bào) là tác dụng phức tạp và có liên quan đến liều dùng. Người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao. Có sự hoại tử xương không do nhiễm khuẩn và teo cơ là tác dụng phụ nguy hiểm nhất do GC, thường xảy ra ở đầu xương cánh tay hay đầu xương đùi, gây đau dữ dội và giảm cử động. Để giảm thiểu tai biến gãy xương do GC nên giảm liều đến mức thấp nhất nếu có thể và giảm thời gian sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc cách ngày dường như không làm giảm sự mất xương. Bổ sung canxi, vitamin D trong thời gian dùng thuốc. Điều trị thay thế estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh nếu không có chống chỉ định. Trong trường hợp loãng xương có thể điều trị bằng calcitonin và bisphosphat. Nên theo dõi tỉ trọng xương cho tất cả các bệnh nhân sau 6 tháng sử dụng GC.

Thuốc ức chế bơm proton trị bệnh dạ dày tá tràng

Gần đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA: Food and Drug Administration) đưa ra cảnh báo với các bác sỹ và bệnh nhân khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều cao hoặc kéo dài trên một năm, sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay và xương cột sống. Chính vì vậy, FDA khuyến cáo các bác sỹ cũng như bệnh nhân cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc này, từ đó đưa ra thời gian điều trị và liều điều trị thích hợp.

Các thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh làm tăng enzym hydroxylase, oxylase ở gan, khiến cho vitamin D không chuyển thành dạng hoạt tính giúp cho việc hấp thu chuyển hóa canxi, nên gây hạ canxi máu. Khi canxi máu hạ, sẽ xảy ra quá trình tiêu hủy xương. Riêng phenobarbital còn ức chế quá trình lắng đọng canxi vào khung xương gây trở ngại cho việc tạo xương. Khi cần dùng thuốc chống động kinh lâu dài, phải chủ động bổ sung canxi, vitamin D dạng hoạt tính; định kỳ kiểm tra mức canxi phospho, enzym phophatase kiềm trong máu.

Các thuốc chống trầm cảm

Theo dõi thấy mức độ giảm mật độ xương (sau 3 năm dùng) ở nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng là 0, 47%, ở nhóm ức chế thu hồi chọn lọc serotonin (SSRI) là 0,82% (gấp đôi). Do đó khi phải dùng nhóm SSRI cần theo dõi cẩn thận, lúc bệnh ổn định có thể tạm ngừng thuốc.

Một số thuốc chống đông máu

Heparin ức chế enzym, giảm sự hợp thành collagen-xương; giảm vitamin D trong máu, gây trở ngại việc hấp thu canxi dẫn tới hạ canxi máu, tăng quá trình hủy xương; đồng thời gây trở ngại cho quá trình tạo xương.

Nhóm coumarin (đặc biệt warfarin) đi qua hàng rào nhau thai gây loạn dưỡng sụn xương, hại cho sự phát triển xương thai nhi; người cho con bú dùng heparin thì có thể bị loãng xương chi sau 2 - 4 tuần.

Vì vậy khi bắt buộc phải dùng heparin, warfarin cần theo dõi cẩn thận, nếu có bất lợi về xương thì ngừng thuốc.

Các dạng vitamin A

Các dạng vitamin A kích thích hoạt động các tế bào hủy xương, tăng sự tiêu xương, hình thành xương màng. Từ đó, giảm mật độ xương, làm cho xương thiếu độ chắc, kém sức chịu lực, dễ gãy. Vì vậy tránh dùng kéo dài thuốc có hàm lượng cao vitamin A cho trẻ, cho người già.

Thuốc chữa loãng xương

Trong các thuốc chữa loãng xương cần chú ý đến biphosphonat. Đây là thuốc hay dùng, tuy nhiên, theo các nghiên cứu ở Thụy Điển, Canada và sau này là khuyến cáo của FDA cho thấy khi sử dụng biphosphonat có nguy cơ gây gẫy xương đùi không điển hình và gây hủy xương hàm. Vì vậy cần hạn chế việc dùng biphosphonat uống kéo dài; nếu cần thì dùng từng đợt cách quãng, mỗi đợt 5 - 6 tháng. Khi dùng biphosphonat tiêm hay uống, nếu thấy có các biểu hiện ban đầu như ê răng tại chỗ, đau hàm mặt, nhức răng, đau ở hàm răng, nhiễm khuẩn lặp lại ở mô mềm, hôi miệng... thì cần ngừng thuốc; không được nhổ răng khi đang dùng thuốc vì nhổ răng làm tăng nguy cơ hủy xương hàm.

ThS.Nguyễn Vân Anh

Thuốc từ cây mướp

Mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.

Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu. Hằng ngày dùng 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau. Còn có tác dụng trừ phù thũng, trị mụn nhọt sưng đỏ. Có thể lấy lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.

Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.

Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú. Ngày 15-30g dưới dạng sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc. Sau khi thu hái, đem phơi khô, cắt thành từng đoạn 3-5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8-12g, có tác dụng thông mũi, trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm cuốn mũi.

Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.

Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng. Có thể lấy những quả mướp chín, già, khô trên giàn; hoặc hái các quả mướp già, phơi khô hoặc sấy khô, bóc bỏ vỏ, bỏ hạt. Khi cần nhiều xơ mướp, có thể, sau khi thu hái các quả mướp già, bó lại thành bó, ngâm xuống nước vài ngày cho thịt mướp rữa ra, sau đó rửa sạch xơ, rồi đem phơi khô, sấy khô. Lấy xơ này, cắt thành từng đoạn 1 - 2cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g, để thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc. Dùng trong các trường hợp đau tức sườn ngực, đau cơ. Xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng, tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 8g, có tác dụng cầm máu, giảm đau. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung… Ngoài ra để thúc sởi chóng mọc, dùng xơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g; cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

GS.TS Phạm Xuân Sinh
Theo KH&ĐS

Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng

Viêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Viêm mũi thường kèm theo đau đầu, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi người bệnh phải thở bằng miệng.

Để điều trị chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, Đông y đã sử dụng những dược thiện để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh tât.

Cháo tim lợn - cát cánh:

Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả, cát cánh 20g, gạo tẻ 100g, gừng, hành khô, rau gia vị, chanh ớt vừa đủ.

Cách làm: Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Rau thơm rửa sạch thái ngắn, gừng sống đập dập băm nhỏ, để riêng. Cát cánh cùng 2 bát nước nấu cho sôi 15 phút. Lấy nước thuốc này cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo được cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múc cháo ra bát tô thêm gia vị, rau thơm, chanh ớt, ăn nóng.

Công dụng: Tim lợn bổ tâm, bổ khí. Cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch. Rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, sinh khương… chống viêm và tuyên thông phế khí giúp cho đường hô hấp được thông suốt, giảm tiết. Bệnh nhân viêm mũi, tắc mũi, chảy nước mũi nên dùng.

Cháo chân giò lợn - trần bì, bán hạ, sinh khương:

Nguyên liệu: Chân giò lợn 1 cái (chỉ lấy phần xương và móng), trần bì 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 6g. Gạo tẻ 100g, các loại rau, gia vị, chanh ớt…

Cách làm: Chân giò làm sạch chặt miếng cùng với gạo cho vào nồi. Dùng 1 ấm khác bỏ trần bì, bán hạ, sinh khương cùng 2 bát nước nấu sôi 15 phút, lấy nước này cho sang nồi đã có sẵn gạo và chân giò, hầm cho chín kỹ thành cháo (nếu thiếu nước thì chế thêm vào cho vừa đủ). Các loại gia vị đã rửa sạch thái ngắn cùng chanh ớt chuẩn bị sẵn. Khi cháo được múc cháo ra bát tô, nhanh tay nêm gia vị, các loại rau thơm, chanh ớt vừa đủ, ăn nóng.

Công dụng: Hạ khí, chống viêm, chống xuất tiết, tuyên thông phế đạo, tác dụng co mạch. Dùng món này người bệnh giảm đau, thông đạt đường hô hấp, khỏi váng đầu, khỏi ngạt mũi, hắt hơi, còn có tác dụng kháng histamin.

Tính năng tác dụng của các loại rau thơm đã sử dụng: Tía tô: giải cảm, tiêu đờm, thuận khí trừ ho; Kinh giới: trừ phong, chống dị ứng, chống ngứa; Lá hẹ: bổ thận nạp khí, tính ôn, lợi chín khiếu, trừ hàn; Trần bì: thông khí giảm ho, bổ tỳ lợi phế; Bán hạ: hạ khí, tiêu đờm, trừ thấp; Sịnh khương: vị cay, tính ấm, giải cảm, tiêu độc; Quả chanh, nước chanh: vị chua tính mát, giải nhiệt, cung cấp vitamin C cho cơ thể; Hành hoa: chống viêm, trừ tà, thông đạt đường hô hấp.

Lương y Trịnh Văn Sỹ
Theo KH&ĐS

Saturday, October 22, 2011

Món cháo canh dành cho trẻ bị sốt

Vào hè, thời tiết nắng nóng dài ngày, trẻ hay cảm nhiễm thử tà mà mắc bệnh sốt mùa hè. Chứng trạng chủ yếu là sốt thường kéo dài nhiều ngày. Khí hậu càng nắng nóng thì sốt càng cao, phần lớn là sốt về ban ngày, sáng nóng chiều mát hoặc sáng mát chiều nóng, đầu mình nóng và tay chân tương đối mát kiêm có khát, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, không có hoặc ít mồ hôi. Khi khám kiểm tra sức khỏe, thường có kết luận sốt không rõ nguyên nhân. Trẻ ăn kém, trọng lượng cơ thể giảm, người mệt mỏi bứt rứt, hay quấy khóc. Nếu để sốt kéo dài, sức lực của trẻ bị suy giảm, sức đề kháng kém, tạo điều kiện cho các loại bệnh dịch khác thâm nhập gây nên những bệnh lý mới.

Sau đây xin giới thiệu vài món cháo, canh bổ dưỡng, dễ ăn cho trẻ:

Cháo đậu xanh: đậu xanh 30g, dưa hấu 100g, đường trắng 20g. Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3-4 ngày.

Cháo bạc hà: bạc hà 3g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, bột gia vị vừa đủ. Bạc hà giã nhỏ lọc lấy 250ml nước. Gạo tẻ xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ, ướp bột gia vị xào chín. Cho bột gạo vào nước bạc hà, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho thịt lợn nạc vào quấy đều, cháo sôi lại là được.Trẻ ăn lúc đói, ngày 1 lần.

Cháo hạt ngưu bàng: hạt ngưu bàng 15g, gạo lức 50g. Cho 250ml, nước vào ngưu bàng nấu còn 100ml,bỏ bã, lấy nước, cho gạo vào, thêm 400ml nước nấu cháo đặc. Ăn nóng ngày 2 lần.

Nước bí xanh: bí xanh 150g, lá sen to 1/4 lá. Bí xanh để cả vỏ, rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho bí và lá sen vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Chia 2-3 lần uống trong ngày. Nước cải trắng: cải trắng 1 cây 50g, giá đậu xanh 30g. Rửa sạch cải trắng, cắt miếng; giá đậu xanh rửa sạch.Tất cả cho vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống 3 lần trong ngày.

Mướp hương xào: mướp hương non 150g, thịt lợn nạc 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Mướp hương bỏ vỏ ruột, thái miếng. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín bằng dầu thực vật, cho mướp hương vào đảo đều, mướp chín tới cho bột ngọt là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn với cơm.

Bách hợp nấu bí xanh: bí xanh tươi 150g, bách hợp 10g, đường trắng vừa đủ. Bí xanh thái lát cho vào nồi cùng bách hợp, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nát, cho đường là được. Ăn uống ngày 1 thang chia nhiều lần, ăn liền 3-5 ngày.

Lương y MINH CHÁNH
Theo Sức khỏe & Đời sống

Cháo, canh thuốc trị mất ngủ

Mất ngủ nhất thời thường do thời tiết, do công việc bề bộn, lo nghĩ hoặc do cơ thể suy nhược… mà sinh ra chứ chưa phải là bệnh. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Việc tập thể dục, đi bộ, xoa bóp và thường xuyên dùng các món cháo, canh thuốc dưới đây sẽ giúp thần kinh ổn định, giấc ngủ sẽ trở lại với chúng ta.

Cháo long nhãn hạt dẻ: long nhãn 15g, hạt dẻ đã bóc vỏ 20g, gạo tẻ 50g, đường một ít. Đập vụn hạt dẻ, đem nấu với gạo thành cháo; khi cháo chín tới cho long nhãn vào khuấy đều, đun sôi, cháo chín thì cho đường vào ăn.

Cháo trứng gà, hạt kê: trứng gà 1 quả, hạt kê 100g. Hạt kê vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo, khi cháo gần chín thì đánh trứng gà vào, đun tiếp một lúc nữa là được. Mỗi tối ăn 1 lần. Công hiệu: bổ tim, an thần, chữa thiếu máu, bồn chồn mất ngủ.

Cháo nhân táo chua, hạt kê: hạt kê 100g, nhân táo chua 30g, mật ong 30g. Trước hết xay giã nhân táo chua thành bột. Hạt kê vo sạch, đổ vào nồi cùng với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa, khi cháo sắp chín đổ mật ong vào. Ngày ăn 2 lần. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, chữa mất ngủ, ăn không ngon, đại tiện táo.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu chín thành canh, cho gia vị, ăn trong ngày. Công hiệu: bổ thận cố tỳ, ninh tâm an thần, chữa tâm phiền mất ngủ, hồi hộp, lo âu, mộng mị, tiểu đêm nhiều.

Canh hến nấu bách hợp, ngọc trúc: thịt hến 50g, bách hợp 30g, ngọc trúc 20g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt hến rửa sạch, thái nhỏ, bách hợp, ngọc trúc rửa sạch cho vào túi, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, bỏ túi thuốc, cho muối, gia vị, ăn kèm trong bữa, ăn thịt, uống canh. Công hiệu: bổ âm, dưỡng tâm, trị mất ngủ, khát nước, gan bàn tay bàn chân nóng.

Canh vịt trắng, bí xanh, phục thần: vịt trắng 1 con, bí xanh 500g, phục thần 30g, mạch môn 30g. Vịt mổ bỏ ruột làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng túi vải đựng phục thần, mạch môn, nước, đun sôi một lúc, cho tiếp bí xanh thái miếng vào, đun đến khi thịt, bí chín nhừ nêm vị là được. Ngày ăn 2 - 3 lần. Công hiệu: bổ âm, an thần, thanh nhiệt, ninh tâm, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.

Canh hạt sen: hạt sen 30g, nước vừa đủ nấu chín thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, làm ngủ ngon.
Canh hàu, thịt lợn: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, hàu làm sạch, cho thịt hàu cùng thịt lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.

Nấm mèo hấp đường phèn: nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 30g. Nấm ngâm cho nở, bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào bát cùng đường phèn, nước vừa đủ, đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Ăn cả cái và nước. Công hiệu: bồi dưỡng cơ thể, giải độc, ngủ tốt.

Gà giò hầm long nhãn: gà giò 1 con làm sạch cho vào nồi với long nhãn 30g, một ít rượu, giấm, hành, gừng, muối, gia vị, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Ăn trong ngày. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

Nước quả dâu, đường phèn: quả dâu tươi 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho đường vào đánh tan là được. Ngày dùng 1 thang. Công hiệu: bổ âm huyết, nhuận tràng, thông tiện, chữa mất ngủ do can thận âm hư, hay quên.

Nước cam thảo, tiểu mạch, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ, chắt lấy nước, bỏ bã. Uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa mất ngủ, hồi hộp, buồn chán, tinh thần hoảng hốt.

Lương y Minh Chánh

Những biểu hiện cảnh báo bệnh ở nam giới

Nếu quý ông phải thức dậy nhiều lần trong một đêm để tiểu, hoặc tiểu nhiều lần khi uống nhiều rượu và cà phê thì cần phải nhanh chóng đến bác sĩ.

Đau ngực

Hãy cẩn thận với những cơn đau thắt ngực, cũng như những cảm giác như “ợ nóng” hoặc “khó tiêu”, kèm với vã mồ hôi và khó thở. Những triệu chứng ít gặp hơn bao gồm đau mơ hồ, nặng ngực, đau ngực lan ra sau lưng hoặc xuống vùng thượng vị, cảm giác khó tiêu, đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt kèm với đau ngực.

Mức độ đau ngực có thể thay đổi từ nhẹ đến dữ dội, người bệnh thường cảm thấy như bị bóp nghẹt, đè ép, tức ngực. Dù thế nào đi nữa, đau ngực là một dấu hiệu rất quan trọng cần phải giải quyết ngay lập tức.

Thay đổi thói quen tiểu tiện

Nếu quý ông cần phải thức dậy nhiều lần trong một đêm để tiểu, hoặc tiểu nhiều lần khi uống nhiều rượu và cà phê thì đã đến lúc cần phải tìm đến bác sĩ. Tiểu nhiều lần, đặc biệt là về đêm, phải rặn để tiểu hoặc dòng nước tiểu yếu, tiểu gấp, tiểu không hết là những dấu hiệu cho thấy quý ông đang có vấn đề của tuyến tiền liệt.

Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hoặc thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt có thể là “thủ phạm” của những khó chịu trong tiểu tiện vừa nêu. Đái tháo đường cũng là một nguyên nhân cần phải loại trừ. Chớ nên bỏ qua nếu quý ông phát hiện trong phân có máu. Hãy đến ngay bác sĩ khi thấy bất thường này.

“Bụng bia”

Nhiều quý ông thường phớt lờ và tự an ủi rằng “chỉ là bụng to một chút thôi mà”. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những quý ông có nhiều mỡ vùng eo có nguy cơ cao mắc những bệnh trầm trọng hơn những quý ông có nhiều mỡ vùng hông và đùi. Quý ông có vòng eo hơn 94cm có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2 và một số loại ung thư hơn.

Một vòng eo lớn có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường. Trong giai đoạn đầu, đái tháo đường thường không có triệu chứng nhưng bắt đầu điều trị từ giai đoạn này là tốt nhất. Tương tự, tăng huyết áp vốn làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ cũng thường không có triệu chứng trong thời gian đầu.

“Trên bảo, dưới không nghe”

Rối loạn cương là tình trạng không có khả năng đạt được hoặc duy trì cương cứng đủ để thỏa mãn tình dục. Mặc dù triệu chứng này khá dễ nhận biết, nhưng nhiều quý ông thường ngần ngại đến khám tại các bác sĩ nam khoa.

Nhiều quý ông chỉ xem tình trạng rối loạn cương là chuyện đơn thuần do tuổi tác mà không biết rằng đó còn là biểu hiện của những bệnh tiềm tàng. Tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” là lời cảnh báo sớm rằng quý ông đang có nguy cơ có nồng độ cholesterol cao trong máu, bệnh tim mạch và đột quỵ. Quý ông cần đến gặp bác sĩ dù rối loạn cương ở mức độ nào. Nhờ vậy, không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho các quý ông có tuổi, mà còn hữu ích trong việc phát hiện và điều trị sớm những bệnh tiềm ẩn khác.

Theo BS. Vĩnh Phước – Gia đình & Xã hội

Dùng chai nhựa có hại không ?

Không đựng nước nóng trong chai nhựa!


Việc dùng chai nhựa để đựng nước nóng sẽ khiến các chất độc có hại trong nhựa “thôi nhiễm” ra nước cao tới 55 lần so với thông thường, nghiên cứu mới đây nhấn mạnh.

Chất Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong nhựa được dùng để làm chai đựng nước, bình sữa và các loại túi đóng gói thực phẩm, nước uống. Nó hoạt động giống như một chất oestrogen tự nhiên và có khả năng phá hủy chức năng của tuyến nội tiết.

Năm 2007 đã từng có cảnh báo về chất BPA nhưng chưa chỉ ra tác hại cụ thể của chất này.

Những thử nghiệm trên động vật cho thấy chất BPA có khả năng bắt chước hormon giới tính nữ estradiol. Nhiều lo ngại rằng BPA có thể gây ra các khiếm khuyết và các vấn đề liên quan đến phát triển của thai nhi. Thêm vào đó, chất BPA cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì và rối loạn tăng động giảm chú ý.

Chất BPA thường xâm nhập cơ thể qua các loại thực phẩm và đồ uống đựng trong các vật liệu có chứa chất này.

Những nghiên cứu trước đó cũng cho thấy việc cọ rửa và tiệt trùng bình uống của baby cũng làm thôi nhiễm chất BPA. Nghiên cứu mới nhất này cũng cho thấy quá trình thôi nhiễm không liên quan với “tuổi thọ” của đồ dùng.

Minh Thu

Theo Health24

Nước nóng phóng thích các hợp chất có hại trong chai nhựa


Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Cincinnati (UC), hoạt chất Bisphenol A (BPA) thoát ra từ các chai nhựa polycarbonate nhiều hay ít không phụ thuộc vào tuổi thọ chai mà chính là nhiệt độ của chất lỏng chứa trong chai.

Tiến sĩ Scott Belcher và cộng sự phát hiện ra khi những chai nước bằng nhựa polycarbonate, cả cũ lẫn mới, tiếp xúc với nước nóng thì chất BPA, một chất tổng hợp có vai trò gần như nội tiết tố nữ khi được hấp thu vào cơ thể, bị thải ra nhanh gấp 55 lần so với trước khi tiếp xúc với nước nóng.

Belcher, phó Giáo sư khoa Dược lý và Sinh lý học tế bào tại UC giải thích: “Những công trình trước đó đã chỉ ra rằng nếu ta đều đặn chà xát, rửa hoặc nấu sôi những chai polycarbonate thì chúng đều thải ra chất BPA. Điều đó cũng có nghĩa là BPA có thể tồn tại trong nhiều dạng nhựa polycarbonate. Nhưng chúng tôi muốn biết sử dụng bình thường trong cuộc sống hàng ngày có thể xảy ra khả năng đó không và đâu là yếu tố quyết định ảnh hưởng lên quá trình giải phóng chất này.”

“Chúng tôi bắt đầu ngay với những bài kiểm tra dựa trên cách người tiêu dùng sử dụng những chai nước nhựa plastic và sự khác biệt lớn nhất mà chúng tôi ghi nhận được là hàm lượng giải phóng chất liên quan đến nhiệt độ chất lỏng. Chai sử dụng được 9 năm có hàm lượng BPA giải phóng cũng tương tự như những chai mới.”

BPA là một trong những hóa chất nhân tạo xếp vào nhóm “phá vỡ nội tiết”, có nghĩa là chúng làm thay đổi chức năng nội tiết tố bằng việc bắt chước vai trò của nội tiết tố tự nhiên của cơ thể. Nội tiết tố được tiết ra thông qua các tuyến nội tiết và có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
Hóa chất này thường được sử dụng rộng rãi trong những sản phẩm như chai nước tái sử dụng, lớp lót thực phẩm đóng hộp, ống nước và chất trám răng. Chúng có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh sản và phát triển não bộ trong những nghiên cứu trên động vật.

Blecher giải thích: “Có rất nhiều chứng cứ khoa học cho thấy tác hại của một lượng rất nhỏ BPA trong phòng thí nghiệm và trong các thử nghiệm trên động vật nhưng có rất ít chứng cứ y khoa về tác hại của nó trên con người. Tuy nhiên, giới khoa học lại rất nghi ngờ khả năng gây ảnh hưởng xấu lên con người của hợp chất này.”

Nhóm của Belcher phân tích những chai nước polycarbonate đã qua sử dụng lấy từ một phòng tập leo núi ở địa phương và mua những chai nước mới cùng nhãn hiệu tại một cửa hàng bán lẻ. Tất cả những chai này đều được qua một bài kiểm tra kéo dài 7 ngày trong những tình huống bình thường như đi du lịch, leo núi và những hoạt động thám hiểm ngoài trời khác.

Các nhà nghiên cứu thuộc UC phát hiện hàm lượng BPA phóng thích từ những chai nước cũ và mới hoàn toàn giống nhau cả về số lượng và tốc độ - trong điều kiện nước mát và ấm. Tuy nhiên, hàm lượng này cao đột biến khi những chai này tiếp xúc với nước nóng, dù chỉ trong thời gian ngắn. Belcher cho biết: “Khi đem so sánh với vận tốc của cùng một chai, tốc độ này nhanh hơn từ 15 đến khoảng 55 lần.”

Trước khi tiếp xúc với nước nóng, vận tốc phóng thích của từng chai là vào khoảng 0.2 đến 0.8 nanogram/giờ. Sau đó, con số này là 8 đến 32 nanogram/giờ.

Belcher nhấn mạnh vẫn chưa rõ hàm lượng BPA cao đến mức nào thì nguy hiểm cho con người. Ông khuyên người tiêu dùng nên quan tâm những chất tích tụ môi trường gây hại cho cơ thể như thế nào.

“BPA là một trong những hóa chất tương tự như estrogen mà con người tiếp xúc, và các nhà khoa học vẫn đang cố gắng làm rõ những chất phá vỡ nội tiết – bao gồm chất phyto-estrogens tự nhiên từ đậu nành mà con người vẫn cho là vô hại – tích tụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho điều đó.”

Tuệ Minh (Theo ScienceDaily)

Sử dụng đồ nhựa thế nào để tránh độc hại?


Việc người dùng chưa biết chọn và sử dụng các sản phẩm nhựa đúng với đặc tính sản phẩm và phù hợp chất liệu nhựa có thể gây các nguy cơ không an toàn đối với sức khoẻ.

Không tái sử dụng chai nhựa, hộp nhựa mỏng

Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa #1 PET, là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần.

Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.

Một lý do nữa không nên tái sử dụng chai đựng nước và soda làm từ nhựa #1 là vì chúng rất khó cọ rửa sạch. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.
TS Ngô Kế Thế, Trưởng phòng nghiên cứu vật liệu Plolyme – composite, Viện Khoa học Vật liệu cũng khẳng định, các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần thường được làm mỏng, độ bền kém.

Ngoài ra, loại nhựa này có độ thôi nhiễm kém, có thể dùng lần thứ nhất không sao nhưng sử dụng lần thứ 2 là đã bị thôi các chất tạo nên như màu, chất phụ gia. Đặc biệt, sử dụng lại trong nhiệt độ cao sẽ khiến các chất phụ gia bị thôi nhiễm gây độc hại cho sức khoẻ người dùng. Vì thế, tốt nhất dùng đúng với mục đích của nhà sản xuất và tuân thủ đúng các chỉ dẫn.

Hộp nhựa dùng cho lò vi sóng vẫn bị thôi hóa chất

Biểu tượng hay nhãn “microwave-safe” hoặc “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa chỉ có nghĩa rằng chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ, hoặc tách rời ra khi quay trong lò vi sóng.

Biểu tượng này không đảm bảo rằng những cái hộp đó sẽ không thôi hóa chất ra trong quá trình xử lý nhiệt. Tốt nhất hãy chỉ sử dụng hộp đựng hay bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để quay thực phẩm trong lò vi sóng.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các loại túi, màng bọc bằng chất dẻo để cất giữ thịt và pho mát. Hãy rửa các hộp nhựa nhẹ nhàng với xà phòng không chứa chất ăn mòn, bởi các loại cọ và hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm xước bề mặt nhựa, trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho vi khuẩn.

Không dùng đồ nhựa ở nhiệt độ cao 100 độ

Cũng theo TS Kế Thế, sử dụng nhựa nguyên chất trong bảo quản thực phẩm có màu trắng đảm bảo độ an toàn hơn nhựa màu. Tuy nhiên, tùy vào từng loại nhựa, chất tạo màu mà nhựa màu có độ an toàn khác nhau.

Ví dụ, nhựa làm bằng màu vô cơ ít độc hại, màu hữu cơ thì độc hơn. Có thể phân biệt bằng cách soi dưới ánh mặt trời. Nếu là nhựa màu vô cơ sẽ không nhìn thấy mặt trời, nếu là nhựa hữu cơ sẽ nhìn thấy mặt trời. Phân loại theo nhiệt độ, có hai loại nhựa là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.

Nhựa nhiệt dẻo sẽ biến dạng khi có sử dụng ở nhiệt độ cao. Còn nhựa nhiệt cứng đựng được ở nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên hạn chế dùng nhiệt độ cao khoảng gần 1000C trở lên để tránh các nguy cơ thôi nhiễm hóa chất.

Theo Socola.

Tác hại của các đồ nhựa gia dụng


Rất nhiều đồ nhựa gia dụng chứa các hóa chất độc hại. Tuy nhiên liệu con người có cần vứt bỏ tất cả những chiếc hộp đựng thực phẩm bằng nhựa hay những chai nước có thể tái sử dụng hay không?

Bình sữa cho bé, hộp đựng thực phẩm, bao bì nhựa bọc đồ và các chai nước uống có thể tái sử dụng - khi bước vào bếp của hầu hết các gia đình, bạn sẽ thấy ít nhất một vài thứ trong số các đồ nhựa gia dụng kể trên. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều người tranh luận về mức độ an toàn của các loại hóa chất được tìm thấy trong những đồ gia dụng làm bằng nhựa này và liệu các hóa chất đó có khả năng nhiễm vào thức ăn hay không.

“Mối quan tâm lớn nhất là các hóa chất này đóng vai trò như oestrogen (hormone sinh dục nữ) ngoại lai và tạo nên lo ngại cao đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh”, Phó giáo sư Peter Dingle, chuyên gia nghiên cứu chất độc trong môi trường từ Đại học Murdoch tại vùng Perth, cho biết.

Với vai trò như một oestrogen ngoại lai, những hóa chất này có thể phá vỡ hệ thống hormone tự nhiên trong cơ thể và tạo ra sự mất cân bằng hormone gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Trong đồ nhựa gia dụng có hai loại hóa chất chứa oestrogen ngoại lai:

• Bisphenol A (BPA) có trong các hộp và chai nhựa làm từ polycarbonate (các hộp đựng thực phẩm, chai nước uống và bình sữa của trẻ em) và các hộp có phủ một lớp nhựa epoxy (được sử dụng để chứa các loại thực phẩm giàu a-xít như cà chua).

• Các chất tạo độ dẻo như phthalate được sử dụng để tạo độ dẻo cho nhựa PVC (có trong các vật dụng làm bằng nhựa mềm), bao bì nhựa và trong lớp bảo vệ ở các bình đựng có nắp xoáy.

Đầu năm 2010, các nhà nghiên cứu đã khẳng định những phát hiện về việc chất BPA có liên quan tới bệnh tim mạch. Nghiên cứu này được thực hiện trong cộng đồng người Mỹ là một trong số nhiều nghiên cứu phát hiện thấy BPA và các chất tạo độ dẻo có hại đối với cơ thể nếu sử dụng với liều lượng lớn và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt, bệnh tim, bệnh tiểu đường và các chứng rối loạn sinh sản hay các vấn đề liên quan đến quá trình phát triển của cơ thể.

Mặc dù không còn gì để nghi ngờ về tác hại của các hóa chất này đối với sức khỏe, các nhà khoa học chưa biết rõ với hàm lượng bao nhiêu thì những độc tố này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
“Ngành nghiên cứu chất độc là một ngành khoa học mới đang phát triển và các nhà khoa học chưa có nhiều phát hiện trong lĩnh vực này”, Phó giáo sư Dingle cho biết.

Tuy nhiên, cộng đồng đang lo ngại về tác động tích tụ đối với sức khỏe từ việc sử dụng đồ nhựa.

Lệnh cấm các sản phẩm nhựa dành cho trẻ em dưới 3 tuổi

Tháng 4/2010, Ủy ban Người Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC) đã yêu cầu tất cả những đơn vị bán lẻ ngừng bán một số sản phẩm nhựa dành cho trẻ em dưới ba tuổi. Những sản phẩm này (gồm đồ chơi, núm vú giả và các dụng cụ cho em bé ăn) chứa hơn 1% lượng chất diethylhexyl phthalate (DEHP) - một loại chất tạo độ dẻo.

Lệnh cấm được ban hành sau khi nghiên cứu do Cơ quan Đánh giá và Khai báo Hóa chất Công nghiệp Quốc gia thực hiện phát hiện thấy việc nhai hoặc mút những vật dụng chứa chất DEHP trong thời gian hơn 40 phút mỗi ngày có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới hormone và hệ sinh sản của trẻ.

Tuy nhiên, hiện chưa có động thái nào ngăn cấm các sản phẩm khác chứa các chất tạo độ dẻo hay BPA hoặc yêu cầu bổ sung thông tin trên nhãn mác các sản phẩm nhựa ở Úc.

Chính phủ Canada và Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ đã tuyên bố rằng mặc dù các bằng chứng cho thấy liều lượng BPA thấp sẽ không gây ra những tác động nguy hiểm cho sức khỏe nhưng họ vẫn ủng hộ các biện pháp nhằm giảm lượng BPA trong nguồn cung cấp thực phẩm.

Bạn cần làm gì để tự bảo vệ?

Tuy nhiên, con người không thể thay thế toàn bộ bình sữa trẻ em bằng bình thủy tinh. Hơn nữa, các bao bì nhựa giữ cho thức ăn tươi và ngăn vi khuẩn. Các chai nước uống bằng thép không gỉ có giá thành khá cao và không thể thay đổi mỗi tuần khi bị đánh mất ở sân chơi.

Vậy thì làm thế nào để có thể giảm lượng BPA hấp thụ vào cơ thể?
“Thông điệp tổng thể khá đơn giản. Đừng bao giờ thỏa hiệp với sự an toàn và độ tươi của thức ăn bằng cách nói rằng bạn không thể đựng đổ ăn trong hộp nhựa. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng và đóng vai trò loại bỏ những tác động xấu của các loại hóa chất này”, Phó giáo sư Dinge nói. “Mọi người không cần quá hoang tưởng và quá cực đoan. Chúng ta cần cân nhắc những việc cần thực hiện trong một thời gian ngắn để có ảnh hưởng không đáng kể trong thời gian dài.”

Một số hướng dẫn giúp bạn hạn chế việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại:

• Sử dụng chủ yếu các vật dụng chứa, bình ăn của trẻ em làm bằng loại nhựa không chứa BPA, thủy tinh, gốm và thép không gỉ.

• Không sử dụng các vật dụng bằng nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

• Không để thức ăn hoặc đồ uống nóng trong các vật chứa bằng nhựa.

• Cố gắng không đựng các loại thức ăn có hàm lượng mỡ trên 4% trong các đồ nhựa (bởi các chất tạo độ dẻo có thể xâm nhập tốt hơn trong những đồ ăn nhiều chất béo).

• Tránh các loại thịt, hoa quả và rau tươi được đóng gói trong các bao bì nhựa (Siêu thị, các cửa hàng rau quả và hàng thịt thường sử dụng loại bao bì chứa PVC để đóng gói thực phẩm)

• Tránh các vật dụng bằng nhựa nhập khẩu giá rẻ hoặc các vật chứa bằng nhựa có mùi nhựa hoặc mùi hóa chất nặng.

Thay đổi phương thức cất giữ thực phẩm hoặc đồ uống là cách tốt nhất để có thể chờ đợi cho đến khi câu trả lời chính xác về độ an toàn của đồ nhựa được đưa ra - ông Michael Moore, giáo sư danh dự chuyên ngành nghiên cứu chất độc tại Queensland, khuyến cáo.

Mặc dù vậy, việc sử dụng đồ nhựa không phải là nguyên nhân khiến cho bạn hay những thành viên trong gia đình bị mắc phải các căn bệnh mãn tính.

“Khi xem xét các nghiên cứu thử nghiệm, ta có thể thấy rằng lượng hóa chất cần thiết để tạo ra những thay đổi lớn ở động vật lớn gấp 100 đến 1000 lần lượng hóa chất tích tụ đo được trong cơ thể con người”, Giáo sư Michael cho biết. “Nếu những người đã dùng đồ nhựa nghĩ rằng liệu họ có tạo ra những vấn đề có ảnh hưởng lâu dài hay không thì họ có thể được đảm bảo rằng lượng hóa chất nhiễm từ các vật chứa bằng nhựa thông thường là rất nhỏ.”

Theo http://www.bayvut.com.au

Nghiện ti vi gây ra tổn thọ

Các nhà khoa học Australia (Đại học Queensland) đã đi đến kết luận, cứ mỗi giờ xem ti vi sẽ rút ngắn độ dài tuổi thọ kỳ vọng trung bình gần 22 phút. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận, tính chính xác những nghiên cứu của họ còn hạn chế vì lý do thiếu khả năng tiếp cận những xu hướng mang tính dài hạn.

Kết quả phân tích cho thấy: trong trường hợp những người trên 25 tuổi, việc dành 6 tiếng xem ti vi/ ngày có thể cắt ngắn tuổi thọ gần 5 năm. Những số liệu được soạn thảo dựa trên cơ sở phân tích lối sống của trên 11 ngàn công dân Australia đã xếp loại với xu hướng phổ biến và những số liệu về chủ đề tử vong – những kết quả nhận được cho phép rút ra kết luận: việc duy trì tư thế ngồi – nằm thiếu hoạt động thể chất trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ chết sớm. ên cứu của mình trên cổng thông tin “British Journal of Sports Medicine” đã nhận thấy: chính việc xem ti vi và đi xe hơi chiếm đa số thời gian của những người sử dụng theo “tư thế ngồi”.

Để tính toán nguy cơ rút ngắn tuổi thọ nhóm nghiên cứu đã sử dụng số liệu từ những công trình nghiên cứu của đồng nghiệp đã tiến hành trước đây tại Australia về bệnh tiểu đường, tệ béo phì và lối sống (“Australia Diabetes, Obesity and Lifestyle Stude” 2005), trong đó thói quen xem ti vi (bao gồm cả phim từ DVD) ở những người trên 25 tuổi có lưu ý chi tiết ước tính tuổi thọ kỳ vọng. “Việc xem ti vi có thể gắn với hiệu ứng rút ngắn thời gian sống ở mức độ tương đương những nhân tố, nguy cơ khác của các bệnh mạn tính, giống như lối sống thiếu hoạt động thể chất hoặc béo phì” – kết luận công trình nghiên cứu khẳng định.

Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm, những xu hướng nổi bật trong xã hội Australia về cơ bản không khác so với lối xem ti vi tại nhiều quốc gia khác, nơi cũng gia tăng con số các trường hợp mắc những bệnh nghiêm trọng gắn với lối sống lười hoạt động, như các bệnh về tim hoặc tai biến não.

Những kết quả cũng được so sánh với ảnh hưởng của những nhân tố, nguy cơ quan trọng khác, như hút thuốc lá: một số công trình nghiên cứu suy ra, việc hút một điếu thuốc lá cắt ngắn 11 phút tuổi thọ, tức tương đương với tác hại của 30 phút xem ti vi.

Thầy thuốc có uy tín hàng đầu Vương quốc Anh, BS Sally Davies khẳng định, kết quả những nghiên cứu của các đồng nghiệp Australia làm ông nhớ lại lợi ích thu được từ hoạt động thể chất tích cực. Và nói thêm, tất cả người trưởng thành cần cố gắng tham gia hoạt động thể chất tối thiểu theo thời gian chỉ định 150 phút/ tuần (tối thiểu theo các bài tập kéo dài 15 phút). “Chúng tôi hy vọng, nhờ những phân tích này sẽ có nhiều người ý thức được, thực tế có nhiều cách hoạt động thể chất” – BS Sally Davies bình luận. Vả lại dạo bộ với bước đi nhanh hoặc chăm sóc cây cảnh cũng là dạng vận động tích cực.

Kết quả những nghiên cứu được công bố trên tuần báo “Lancet”có uy tín chứng minh rằng, chỉ cần 15 phút hoạt động thể chất mỗi ngày đã đủ, để kéo dài tuổi thọ trung bình thêm 3 năm, và mỗi 15 phút tiếp theo sẽ giảm thiểu 4% tỷ lệ tử vong (không phụ thuộc vào nguyên nhân).

Xu hướng này duy trì đến 100 phút luyện tập mỗi ngày – vượt giới hạn này, lợi ích đối với sức khỏe sẽ giữ ở mức không đổi. Những bài tập trong thời gian ngắn hơn, với cường độ mạnh mẽ hơn cũng mang lại hiệu quả tương tự bài tập nhẹ nhàng hơn, nhưng trong thời gian dài hơn.

Những nghiên cứu đã được thực hiện tại Đài Loan với trên 400 ngàn người trong những năm 1996 – 2008 cũng cho thấy, hoạt động thể chất cũng phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể trước các bệnh ung thư. Tỷ lệ những người được xếp loại “không hoạt động thể chất”. Con số các trường hợp tử vong vì ung thư giảm 1% cùng với cùng với mỗi 15 phút nhiều hơn các bài tập thể chất mỗi ngày được tính trên cơ sở tối thiểu 15 phút/ngày.

Giới nghiên cứu cũng quan sát được thực tế: những người béo mập song hoạt động thể chất tích cực cũng có tuổi thọ tương đương đồng loại có thân hình mảnh mai, thậm chí còn ít bị tử vong hơn vì nhồi máu cơ tim. Kết quả những nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Applied Physiology, Nutrition, and Metabolism” mang đến những thông tin hết sức thú vị trên. Bằng chứng có thể khẳng định, trái với quan điểm thịnh hành – không phải tất cả người thừa cân đều bắt buộc phải giảm béo.

Bởi EVA.VN | EVA – 00:00 ICT Th 6, 14 thg 10 2011

Đừng chủ quan với bệnh 'ngồi nhiều'

Chị Trần Thị Út (32 tuổi, nhân viên kế toán ở TP.HCM) suốt 10 năm qua, mỗi ngày ngồi làm việc hơn tám tiếng, chỉ trừ ngày nghỉ. Do phải nhìn màn hình máy tính liên tục, chị thường mỏi cổ, đau vai, hoa mắt. Gần đây, các đợt đau nhức kéo từ lưng xuống chân khiến chị không chịu nổi, phải mua các loại thuốc giảm đau và thuốc dán để làm dịu bớt cơn đau. Đến khi nằm cũng đau, ngồi cũng đau, không thể ăn ngủ được, chị mới đến bệnh viện kiểm tra và tá hỏa khi biết mình đã bị thoát vị đĩa đệm.

TS-BS Nguyễn Vĩnh Thống, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy cho biết, trong môi trường làm việc áp lực cao, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng, cứ năm người thì có nhiều hơn hai người bị các bệnh phổ biến như đau lưng, đau vai, khớp tay, khớp gối… và tỷ lệ mắc các bệnh này đang gia tăng. Các bệnh nói trên tuy không mới, nhưng làm giảm đáng kể hiệu suất làm việc cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu để kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức, mỏi cơ, khớp còn do ngồi nhiều trong các tư thế sai, khiến cơ lưng và cột sống bị cong, vẹo, dẫn đến đau lưng. Gõ máy tính liên tục và bấm chuột sẽ khiến các khớp tay đau nhức. Cổ liên tục ở tư thế bất động, máu sẽ kém lưu thông. Việc cơ thể ù lì, ít vận động dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Đó là lý do vì sao những người làm văn phòng dễ mắc các bệnh như hội chứng ống cổ tay (cánh tay đau nhức), thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa.

Theo BS Thống, để ngồi lâu không thành bệnh, hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình cho đúng: lưng thẳng, không ngồi lún quá sâu vào lưng ghế. Nên chọn loại ghế mềm mại và thoải mái. Chú ý đến độ cao của bàn viết và ghế ngồi để hai tay vừa tầm trên bàn làm việc. Sau hai giờ làm việc với máy tính, nên vận động tại chỗ như vươn vai, xoay người, đồng thời, thường xuyên tự xoa bóp các khớp ngón tay để tránh sự nhức mỏi và co rút cơ. Ngả lưng vào buổi trưa hay tập một môn thể thao nhẹ nhàng cũng là cách để khí huyết được lưu thông.

Cơ bắp nhức mỏi là sự cảnh báo của cơ thể, là tín hiệu cho thấy cơ thể cần được nghỉ ngơi. Khi bị đau nhức, có thể tạm thời xử trí theo những cách sau đây: tắm nước nóng, uống nhiều nước, xông hơi - xoa bóp, bổ sung dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Do tính chất công việc, người ngồi văn phòng nhiều có thể bị thiếu hụt một số chất như canxi, vitamin D… Do đó cần bổ sung vitamin D hoặc bổ sung canxi bằng các sản phẩm từ sữa, sữa tươi, sữa chua kể cả sữa đậu nành, ăn các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… Ngoài ra, cũng cần bổ sung vitamin B6 và B1, vì chúng có vai trò quan trọng trong việc chống nhức mỏi cơ bắp.

Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi thường xuyên bị đau lưng, nhức mỏi kéo dài để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Những người làm văn phòng cũng dễ mắc các chứng như: béo bụng (do ít vận động, ngồi sai tư thế, khiến cho lượng mỡ tích lại ở vùng bụng nhiều hơn bình thường), các bệnh về da và hô hấp (do làm việc trong môi trường máy điều hòa, thiếu không khí trong lành...), mỏi mắt (do làm việc liên tục với máy tính sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, nhức, mà còn có thể bị khô hoặc chảy nước liên tục...) cũng như hội chứng tổn thương thần kinh.

Bởi EVA.VN | EVA – 00:00 ICT Th 5, 13 thg 10 2011