Tuesday, December 30, 2014

Nielson | Global Ecommerce Report: Evolution or Revolution?

Đọc và tải báo cáo từ Nielson Gloal về Ecommerce với nhiều thông tin đáng chú ý cho những bạn nào quan tâm tới ngành Thương Mại Điện Tử


Tải báo cáo tại đây: Nielsen | Global ecommerce report -august 2014

Một số nội dung đáng chú ý:






Xem trực tiếp hoặc tải về :




Sunday, December 28, 2014

Khách hàng mục tiêu ngành Thương Mại Điện Tử Việt Nam

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt nam và customer base của các doanh nghiệp đang được chú ý tại Việt Nam
Hy vọng bạn đã không bị "shock" khi nhìn hình vẽ mô tả theo tỉ lệ lượng khách hàng của các website điện tử so với quy mô ngành thương mại điện tử và lượng người dùng internet hiện nay.

NGƯỜI THỰC SỰ MUA HÀNG RẤT ÍT!  Chỉ có một nhóm rất nhỏ trong số những người dùng internet mua hàng, vì thế sức mua không thực sự mạnh mẽ. Với hơn 1 triệu khách hàng tại Hotdeal và 1.5 triệu khách hàng của Lazada, số lượng khách hàng thực sự chưa đủ lớn.

2013Market Size% Middle class% Internet User
Hotdeal customer base1,000,0006.37%2.78%
Lazada customer base1,500,0009.55%4.17%

Đọc thêm:  eCommerce Market Size: Quy mô thị trường Thương mại điện tử tại Vietnam

4 ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý

1. Người tiêu dùng "sính ngoại"
Trong một nghiên cứu của KPMG China vào năm 2011 có tên “Luxury experience in China”, nghiên cứu về thị trường hàng cao cấp ở Trung Quốc, các thương hiệu nội địa rất yếu thế so với các thương hiệu ngoại trong hầu hết các nhóm sản phẩm. Chỉ có hơn 10% chọn các thương hiệu nội địa cho quần áo, túi xách, giày và phụ kiện cao cấp trong khi có hơn 60% chọn Pháp hoặc Ý cho cùng câu hỏi.

Như các phân tích trên đây, các thương hiệu nội địa sẽ mất thị phần tầng lớp trung lưu cho các đối thủ đa quốc gia nếu họ không hành động mạnh mẽ hớn để đáp ứng các nhu cầu ngày một cao của khách hàng và xây dựng các thương hiệu uy tín.

Vì sao người tiêu dùng Việt Nam, cũng như Trung Quốc lại "sính ngoại"? Nguyên nhân đến từ lý do thứ 2 - tiêu dùng để khẳng định.

2. Tiêu dùng để khẳng định 
Năm 2010 là thời điểm Việt Nam vượt ngưỡng theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu thị trường Roy Morgan
Debnath Guharoy, chuyên gia của tổ chức nghiên cứu thị trường Roy Morgan, đã nói tại lễ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tại TPHCM hồi tháng trước là chi tiêu tùy nghi đang diễn ra ở mốc thu nhập 5 đô la Mỹ/ngày. “Theo chúng tôi tính toán, tiền lương trung bình ở Việt Nam đã vượt qua 5 đô la/ngày vào năm 2010 và năng lực tiêu dùng từ đây rõ ràng hơn”, ông nói.
Theo báo cáo của KPMG
Nhóm khách hàng trung lưu rất khác biệt trong sở thích, nhu cầu và thói quen. Cho dù nhu cầu tồn tại cơ bản không phải là vấn đề cần lo lắng, họ không đủ giàu có để tiêu xài thoải mái như họ muốn. Họ có ý thức và nhạy cảm về tình trạng của họ - vị trí ở giữa những người giàu có và những người tiêu dùng cơ bản. 
Ở Việt Nam, có hai hành vi khác nhau của tầng lớp tiêu dùng mới. Một số người khá tiết kiệm dù có nhiều tiền do những ký ức sâu đậm về hoàn cảnh khó khăn họ đã phải trải qua. Một số khác lại có khuynh hướng tiêu dùng rất mạnh, thích xài hàng “xịn” như thể để bù đắp cho thời kỳ thiếu thốn, khổ sở trước đây. 
Bạn đừng trách tại sao giới trẻ Việt Nam thích nghe Kpop, thích đồ ăn nhanh, uống Startbuck hay luôn chạy đua trong việc sắm điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
(Saigon Times) Xu hướng văn hóa, khát vọng xã hội và sức chi tiêu là ba yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa tiêu tiền, cách thức mua sắm, kiểu cách hàng hóa mà người mua ưa chuộng và cái giá mà họ sẵn sàng chi trả. Nghiên cứu của Roy Morgan cho biết có sự khác biệt lớn ở các thị trường châu Á mới nổi. Việt Nam được biết đến như là thị trường nóng nhất của Apple nhờ nhóm tiêu dùng trẻ tuổi. Doanh số của Apple đã tăng gấp ba lần trong ba tháng đầu năm 2014. Mỗi quí, doanh số của iPhone tăng gấp hai lần và tốc độ tăng này vẫn đang tiếp tục. 
Các hãng điện thoại thông minh cho biết có một quan niệm ngày càng phổ biến ở Việt Nam là “vị thế xã hội cao hơn gắn với chiếc điện thoại đời mới nhất”. Đây chính là động lực nằm phía sau doanh số ngất ngưởng của các hãng điện thoại dù giá bán điện thoại thông minh luôn vượt quá thu nhập hàng tháng của người bình thường.
Người Việt luôn muốn thể hiện mình, dù thu nhập của người Việt tăng nhanh song mức thu nhập tuyệt đối vẫn thấp hơn nhiều so với các nước châu Á.
Mặc dù tỷ lệ người Việt tự cho mình thuộc tầng lớp trung lưu là rất thấp nhưng có nhiều người lại ngầm mong muốn gia nhập vào hàng ngũ trung lưu và thượng lưu, hoặc tìm cách thể hiện mình có lối sống của tầng lớp này. Đó dường như là lý do khiến các loại ô tô hạng sang bán rất chạy tại Việt Nam so với các thị trường tương tự ở châu Á, dù giá ô tô cao hơn rất nhiều.

3. Tầng lớp trung lưu Việt Nam còn trẻ, thu nhập chưa cao
Tầng lớp trung lưu của các thị trường mới nổi Châu Á trẻ hơn so với các Mỹ hay Châu Âu. Theo nghiên cứu của Hurun Research Institute về các triệu phú Trung Quốc:
  • Tài sản trên 100 triệu tệ có độ tuổi trung bình là 45
  • Tài sản 10-99 triệu tệ có độ tuổi trung bình là 41
Điều này có nghĩa là tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ trẻ hơn. Nói một cách dễ hiểu, càng già thì tài sản càng nhiều, tích lũy sẽ tốt hơn. Điều này cũng đúng với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam.

Có 56% dân số của Việt Nam dưới 30 tuổi, độ tuổi trung bình dân số là 25, tức là khá trẻ so với độ tuổi để giàu có. Vì thế, những người trung lưu trẻ tuổi gắn bó với các nhãn hiệu đáng tin cậy và được công nhận rộng rãi. Ngoài sản phẩm dịch vụ, họ cũng quan tâm đến trải nghiệm khi mua sắm như dịch vụ khách hàng hay các dịch vụ sau bán hàng.

Thói quen tiêu dùng của khách hàng Hotdeal cho thấy giá trị đơn hàng trung bình tương đối thấp (166k).

Hotdeal
Doanh số hàng tháng40,000,000,000
Doanh số 1 năm (vnd)480,000,000,000
Số lượng đơn hàng trung bình hàng tháng240,000
Giá trị trung bình mỗi đơn hàng (vnd)166,667
Số lượng đơn hàng 1 năm2,880,000
Số lượng khách hàng1,000,000
Số đơn hàng trung bình / khách hàng2.88
Chi tiêu trung bình / khách hàng (vnd)480,000

Với mức chi tiêu trung bình này, không có gì ngạc nhiên khi các wesbite ecommerce chọn các sản phẩm nổi bật với tầm giá này. Tùy theo ngành mà mức trung bình về chi tiêu này có sự thay đổi, mặt bằng chung là chưa sẵn sàng mua nhiều sản phẩm đắt tiền thông qua online.




4. Tầng lớp trung lưu chào đón việc mua hàng trực tuyến (online shopping)
Sau nhiều năm được tiếp cận các mô hình C2C (5giay, Chodientu, Vatgia), group buying (Hotdeal, NhomMua, CungMua, MuaChung), rồi B2C (Lazada, Zalora, ProjectLana,CDiscount) thông qua các hoạt động chiêu thị rầm rộ trên Facebook, các chiến dịch quảng cáo hiển thị, thậm chí là qua digital frame (MyTour), TV (Lazada),  việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến.
Cùng với hệ thống hậu cần (logistic), thanh toán ngày một hoàn thiện, online shopping đang từng bước trở thành một kênh mua sắm chủ đạo (mainstream) của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Việt Nam tìm kiếm các thương hiệu ecommerce nhiều hơn trong những năm 2011-2013 và có xu hướng giảm nhiệt vào năm nay.



CƠ HỘI CHO TƯƠNG LAI
Báo cáo của KPMG nhận xét:
Toàn cảnh về thị trường đã có sự thay đổi căn bản bởi sự tăng trưởng các tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi. Cán cân tiêu dùng đang dịch chuyển từ các thị trường đã phát triển như Mỹ, Châu Âu sang các thị trường mới nổi.  
Tại Châu Á, đang có dịch chuyển về nhu cầu tiêu dùng từ các nước công nghiệp hóa như Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Taiwan và các quốc gia về dầu mỏ Trung Đông sang các thị trường mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi của Châu Á có tiềm năng rất lớn và gia tăng mức độ ảnh hưởng. Họ có những nhu cầu cơ bản khác nhau, các doanh nghiệp cần nhận ra và đáp ứng các nhu cầu đa dạng này để giữ vững và gia tăng thị phần.
Một ước tính vào tháng 9/2014 của ANZ về tầng lớp trung lưu tại Việt Nam có số người ở tầng lớp trung lưu cao hơn, càng cho chúng ta thấy rõ quy mô thị trường thương mại điện tử nhỏ hơn so với tiềm năng của nó.
Theo ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ, hiện Việt Nam có khoảng 17 triệu người tiêu dùng trung lưu. 
“Ước tính từ nay tới cuối thập kỷ sẽ tăng 2 triệu người mỗi năm, lên 32 triệu người vào năm 2020. Họ sẽ gia tăng chi tiêu trong những lĩnh vực then chốt như hàng gia dụng, tiêu dùng cá nhân, phương tiện đi lại, dịch vụ tài chính, giáo dục… Con số này sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, lên khoảng 66 triệu người vào năm 2030, chiếm 66% dân số lúc đó. Như vậy, chỉ trong vòng 15 năm tới, Việt Nam sẽ có lực lượng trung lưu tương đương Hàn Quốc và Đài Loan hiện nay”, ông Maguire nói. 
Đô thị hóa ở Việt Nam còn tăng mạnh và các thành phố lớn vẫn là vườn ươm của tầng lớp tiêu dùng mới. Việt Nam hiện có 34% dân số sống ở thành thị. Đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 51% của Trung Quốc, 52% của Indonesia, 91% của Nhật Bản.

Cơ hội lớn nằm trong nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đang liên tục được ươm mầm trong các đô thị Việt Nam.  Các doanh nghiệp cần tập trung vào đối tượng này, nếu không họ sẽ sớm gặp rắc rối. Để nắm bắt cơ hội, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ những đặc tính rất riêng biệt (unique characteristics) của họ, con đường phát triển của tầng lớp này để tổ chức lại chiến lược và duy trình khả năng cạnh tranh.



Thursday, December 25, 2014

eCommerce Market Size: Quy mô thị trường Thương mại điện tử tại Vietnam

Bạn là ai trong trận chiến eCommerce: David hay Goliath?
Trong bản tóm tắt The Rise of E-Commerce in Asia vào tháng 6/2014, Matthews Asia Funds nhận xét:
Không có gì ngạc nhiên khi Châu Á có tiềm năng rất lớn về thương mại điện tử (ecommerce - TMDT). Sự phát triển của TMDT ở Ấn Độ và Trung Quốc được xem như việc xây dựng một cầu nối thành công giữa những gì người dùng muốn và những gì họ có thể mua offline. Điều này đặc biệt đúng cho những ai sống bên ngoài những thành thị lớn.
Người tiêu dùng quan tâm về giá cả cạnh tranh trong thương mại điện tử, nhưng các yếu tố khác như độ rộng của sản phẩm, dễ sử dụng trên di động ngày một hấp dẫn và thu hút một làn sóng tiêu dùng trực tuyến mới.
Sự bùng nổ của TMDT tại Châu Á đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp có thể phục vụ các thị hiếu địa phương. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, các doanh nghiệp cần vượt qua các thử thách như việc giao vận (logistics) và thanh toán (payment services) để tồn tại một cách bền vững trong đấu trường cạnh tranh. 
1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ THỊ TRƯỜNG (MARKET SIZE)

Theo ước tính của eMarketer, doanh số toàn cầu của mô hình B2C (business-to-consumer) sẽ tăng 20.1% so với năm trước, đạt doanh số 1.500 nghìn tỉ USD.


eMarketer nhận xét về lý do tăng trưởng, đề cập tới yếu tố số lượng người online, sử dụng mobile internet,  giải pháp giao hàng, thanh toán và đầu tư từ các công ty lớn:
Mức tăng trưởng về doanh số này đến từ việc mở rộng số lượng người sử dụng online và di động trong các thị trường mới nổi, tăng trưởng về số lượng hàng bán qua đi động (mcommerce), các giải pháp giao hàng, thanh toán tiến bộ và lực đẩy của các thương hiệu lớn vào thị trường mới.
Thị trường Việt Nam hiện tại:
  • Có hơn 36 triệu người online, mức độ thâm nhập (internet penetration) là 39% dân số; Monthy Active User: 20 triệu
  • Mobile Internet: 
    • Theo thống kê của riêng mWork khoảng 18 triệu người, mức độ thâm nhập 19.5% (xem hình ảnh bên dưới)
    • Ngày 24/12/2014, Cục Viễn thông vừa công bố số liệu thuê bao 3G đang phát sinh lưu lượng của các mạng di động đến thời điểm 2014 này  là gần 27,5 triệu thuê bao.
  • Giao nhận: có khá nhiều giải pháp về giao hàng xuất hiện (GHN, Bưu Điện, Viettel)
  • Thanh toán chủ yếu bằng COD.  Ttheo thống kê của Vecita thì có 75% giao dịch thông qua COD nhưng trên thực tế, với một số nguồn thông tin mà tôi có thì đều trên 90%. Cụ thể nhất, con số từ Sendo và Dienmay cùng số liệu của các bạn bè trong ngành cho thấy một con số “phũ phàng” với thanh toán trực tuyến: 90% COD và 10% thanh toán online. Các giải pháp thanh toán trước, trực tiếp qua thẻ tín dụng hoặc ATM như OnePay, Smartlink dù đã có nhưng chưa phải là điểm cực kỳ quan trọng.
  • Lực đẩy từ các công ty, tập đoàn lớn vào thị trường Việt Nam, khởi đầu bằng làn sóng các sản phẩm Groupon như Hotdeal, NhomMua, CungMua, MuaChung.. Số liệu tham khảo về Hotdeal,  hiện đang dẫn đầu với khoảng 50% thị phần:
  • Sau đó, với tiềm lực dồi dào, kinh nghiệm vận hành nhiều nước, Rocket Internet đã giúp thị trường mở rộng và thay đổi thói quen người Việt Nam với nhiều sản phẩm khác nhau, nổi bật nhất là Lazada. Trong ngày 17/12/14, Lazada tổ chức hội thảo gặp mặt các Nhà cung cấp của mình tại Somerset Grand Hanoi cho biết:
    • Theo Lazada, hiện tại sàn giao dịch của họ đạt 400,000 truy cập/ngày.
    • Trung bình 6,000 đơn hàng / ngày; tỉ lệ hủy đơn hàng 8%
Một thống kê về số lượng người sử dụng internet vào tháng 1/2014 cho thấy có  khoảng 36 triệu  người Việt Nam online, chiếm khoảng 39% dân số - vượt qua tỉ lệ thâm nhập internet trung bình của thế giới (33%) một chút xíu nhưng còn xa mới bằng Malaysia hay Singapore.

Nguồn: Số liệu từ mWork
Tham khảo số liệu cũ hơn (11/2013) từ bài chia sẻ: Kinh nghiệm phát triển HotDeal.vnTrương Tố Linh, GĐ phát triển kinh doanh của HotDeal.vn

Matthews Asia Funds nhận xét khá tương đồng với eMarketer về lý do tăng trưởng, với các số liệu từ Trung Quốc và Ấn Độ:
Trung Quốc được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như mức độ thâm nhập của Internet (internet penetration) cao hơn, truy cập băng thông rộng tăng lên và nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang ngày một phát triển.
Tại Ấn Độ - thị trường đông dân thứ 2 của thế giới - ecommerce đang ở giai đoạn bắt đầu (early stages). Sự phát triển của smartphone giá rẻ, người tiêu dùng trực tuyến ở khoảng 20 triệu người mua sắm, kỳ vọng sẽ tăng lên 300 triệu người trong thập kỷ tới. Các công ty nhìn thấy nhu cầu mạnh mẽ từ các khu vực bên ngoài các thành phố chính, nơi có rất nhiều người truy cập Internet lần đầu tiên thông qua di động. Tại Ấn Độ, nhiều công ty nhận thấy một nửa đơn hàng của họ được hoàn thành bằng di động và hơn một nửa người dùng internet trên di động (mobile user) là những người lần đầu tiên đặt mua.
Ở đây, một yếu tố quan trọng có thể bạn đã lướt qua không hề để ý: không phải tất cả người dùng internet đều là khách hàng tiềm tăng của TMĐT.  Đối tượng khách hàng tiềm năng và quan trọng nhất là Tầng lớp Trung Lưu. 

Thông tin này sẽ giúp bạn tránh được lỗi cơ bản nhất: xác định sai đối tượng mục tiêu. Khi bắt đầu khởi động một dự án thương mại điện tử, nhiều công ty định nghĩa khách hàng mục tiêu thường rất mơ hồ, có thể từ 15 tuổi đến 65 tuổi, từ nông thôn đến thành thị. Một sản phẩm cho tất cả là sẽ sản phẩm không cho ai cả.

2. TẦNG LỚP TRUNG LƯU 
Báo cáo từ KPMG trong báo cáo "The Rise of the Middle Class in Asian Emerging" vào tháng 4/2012 cho biết:
Tầng lớp trung lưu (the middle class) là kết quả phát sinh của một nền kinh tế thịnh vượng, động lực tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của họ đóng góp vào sự bền vững của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội; một nền kinh tế thiếu nhóm tiêu dùng nền tảng này không thể ổn định lâu dài.
 Nói một cách khác, tầng lớp trung lưu là yếu tố chủ chốt cho nền kinh tế bền vững và xã hội phát triển trong mỗi quốc gia và khu vực. 
Sử dụng bản tiếng Anh nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn: The middle class arises as a result of economic prosperity and it is what makes a market-oriented economic regime thrive. Their proclivity toward reason and stability keeps social unrest and turmoil at bay. The middle class is also an important group of consumers. Their demand for quality goods and services contributes to economic sustainability and social evolution; an economy without a mass group of consumers as its foundation cannot be sustained in the long run. In other words, the middle class is the key to sustaining economic and social development in a region and country.
TẦNG LỚP TRUNG LƯU - HỌ LÀ AI? 
Làm thế nào để định nghĩa và xác định chính xác về tầng lớp này? Không có sự đồng thuận về tiêu chuẩn của đối tượng "Tầng lớp trung lưu", nó phụ thuộc địa điểm, thời điểm và mục đích của việc thảo luận. Một số định nghĩa khác nhau:
  • Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) định nghĩa tầng lớp trung lưu là người chi tiêu từ 2-20 USD một người/ngày trong báo cáo công bố vào 2010 (có 1.9 tỉ người tương đương với 56% dân số các nước đang phát triển Châu Á vào 2008 đạt tiêu chuẩn này). 
  • McKinsey xác định những người có thu nhập một năm từ $13.500 đến $53.900 ở Trung Quốc được xem như trung lưu. Tại Trung Quốc có khoảng 100 triệu người trung lưu theo tiêu chí này. 
  • Boston Consulting Group xem những người có thu nhập khoảng 790$/tháng được xem là trung lưu vào 2010. 
KPMG mô tả đặc điểm của tầng lớp trung lưu để bạn dễ hình dung:
Bất kể tiêu chí và định nghĩa đã được dùng, tầng lớp trung lưu ngày một mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các thị trường mới nổi. Tầng lớp này bỏ lại sau lưng những ngày tháng nghèo khổ ngày xưa. Không còn lo lắng về các những nhu cầu sinh tồn, họ hướng về việc tiêu thụ vượt qua mức cơ bản. Nói chung, tầng lớp này không đủ giàu có để chi tiêu thoải mái như mong muốn nhưng lại là động lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tiêu thụ. 
Trung Quốc, Ấn Độ và phần còn lại của châu Á, người dân dịch chuyển từ "tồn tại" sang "tiêu thụ". Tầng lớp trung lưu đã giúp nền kinh tế mới nổi của châu Á chịu được biến động của kinh tế toàn cầu và mang lại triển vọng lạc quan cho kinh tế.
Theo định nghĩa của ADB, dân số Việt Nam vào 2012 là 86 triệu người, có 14.6 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu. 

3. ƯỚC TÍNH QUY MÔ THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Theo số liệu từ KPMG về tầng lớp trung lưu và mức độ chi tiêu cho online trung bình từ Vecita, chúng ta có thể ước tính quy mô và mức độ đóng góp về doanh thu từ nhóm khách hàng chủ chốt.

VECITA, Bộ Công Thương cho biết: "Năm 2013, doanh thu toàn lĩnh vực cả nước đạt 2,2 tỷ USD, tương đương mức chi chi trung bình 120 USD cho mỗi người dân."

2012 - KPMG

Middle class (people)
14,600,000
Vietnam Population
86,000,000
Middle class/ Population
16.98%


Estimate 2013

Vietnam Population
92,500,000
Middle Class
15,703,488
Avg Expenditure Online (USD)
$120
Total expenditure
$1,884,418,605
% VECITA
85.7%

Theo tính toán này, mức độ đóng góp từ nhóm khách hàng này cho thương mại điện tử Việt Nam là ~85%, đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Điều này cũng cho thấy rõ, nếu áp dụng quy luật 20/80, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy con số đúng một cách kỳ lạ:
20% dân số mang lại 80% chi tiêu thương mại điện tử của toàn bộ thị trường!
Hãy tính toán về quy mô thị trường vào năm tới - 2015, dựa trên các số liệu chúng ta đang có: 
  • Theo KPMG, vào những năm 1990 có 21% dân số châu Á là tầng lớp trung lưu đạt chuẩn của ADB, đến 2008 là 56%. Với tỉ lệ ~17% vào năm 2012, Việt Nam có tỉ lệ khá thấp, chưa bằng số trung bình của Châu Á vào những năm 1990. Chúng ta kỳ vọng là đến 2015, Việt Nam sẽ đạt tỉ lệ trung bình là 21% của những năm 90.
  • Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1.2%. Tỉ lệ này được dùng để ước tính dân số vào năm 2015.
  • Theo Vecita, đến năm 2015 mỗi người Việt sẽ chi trung bình 150 USD cho thương mại điện tử mỗi năm, doanh thu ước tính của 2015 khoảng 4 tỷ USD
Estimate 2015

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 
1.2%
Estimate Vietnam Population 2015
94,733,320
% Middle Class
21%
Middle Class
19,893,997
Avg Expenditure Online (USD)
$150
Total expenditure
$2,984,099,580
% VECITA
75%

Với công thức này, tầng lớp trung lưu tiếp tục đóng góp ~$3B vào con số $4B mà Vecita tính toán.  Con số này cũng cho thấy, khi sử dụng digital marketing, hơn 1 nửa là lãng phí vì độ phủ lớn của mình.

4. Kết luận

Vậy thị trường thương mại điện tử là to hay nhỏ? $3B là nhiều hay ít? 

Theo ý kiến cá nhân tôi là còn nhỏ. Điều này có thể thấy dễ dàng qua nhiều số liệu
  •  Lượng đơn hàng của hai tay chơi đáng lưu ý nhất thị trường là Hotdeal và Lazada vẫn chưa thể tăng trưởng mạnh. 
  • Tiki, xuất phát từ sách và mở rộng ra các ngành khác chưa thể bùng nổ
  • Các website ngách có lượng đơn hàng từ vài chục tới khoảng 200 đơn hàng một ngày, chưa thể thành công và tạo lập được một vị thế đáng kể. 
  • Thegioididong có số lượng đơn hàng online chưa tới 1/5 (hiện tại tầm 10-15%) tổng doanh thu, chưa thể vượt ngưỡng để sang giai đoạn mới của diffusion of innovations
Chỉ có một nhóm rất nhỏ trong số những người dùng internet mua hàng, vì thế sức mua không thực sự mạnh mẽ. Với hơn 1 triệu khách hàng tại Hotdeal và 1.5 triệu khách hàng của Lazada, số lượng khách hàng thực sự chưa đủ lớn. 
Xem thêm:  Khách hàng mục tiêu ngành Thương Mại Điện Tử Việt Nam
Thị trường Việt Nam chỉ ở giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng. Tất cả các thông tin này đều cho chúng ta thấy sức mua đang bị giới hạn, mặc dù có rất nhiều triển vọng trong tương lai:
  • Chỉ 1/5 dân số mua hàng và chưa được một nửa so với số người sử dụng internet cho thấy thị trường sẽ tiếp tục phát triển.
  • Tỉ lệ khách hàng chính là tầng lớp trung lưu còn thấp, khi kinh tế phát triển, dân Việt Nam giàu lên, tỉ lệ này sẽ thay đổi và tạo ra sức mua mạnh mẽ hơn.
eMarketer nhận xét hành vi mua hàng của người Asia-Pacific rất khác nhau theo từng thị trường, với các thị trường chưa trưởng thành, sức mua trung bình sẽ không cao:
Trung Quốc chiếm hơn một nửa doanh số 2014 và đến 2018 sẽ là 70%. Úc và Nhật sẽ là đối thủ của US, UK và Châu Âu (Western Europe) về mức độ thâm nhập người dùng và giá trị đơn hàng trung bình. Ở các thị trường chưa trưởng thành như Ấn Độ, Indonesia, các quốc gia có số lượng người mua lớn nhưng chỉ mua các sản phẩm ít tiền thay vì các sản phẩm cao cấp, phụ thuộc vào sản phẩm sẵn có hoặc đơn giản do thu nhập hạn chế.
Những câu hỏi gợi ý cho bạn trước khi dấn thân vào đấu trường khốc liệt:
  • Bạn muốn bán cho ai? Cho 85% hay cho phần còn lại của dân số? 
  • Với những khách hàng trung lưu, họ sẽ mua hàng hóa gì trên internet? 
  • Tầng lớp đóng góp nhiều nhất này ở độ tuổi nào, chiếm bao nhiêu % dân số? Họ có đặc điểm gì? 
  • Nhu cầu của đối tượng này có gì đặc biệt, trong đó có nhóm nào giúp doanh nghiệp tiếp cận với điểm bùng phát (tipping point) nhanh hơn và ít tốn kém hơn?
  • Với riêng sản phẩm của bạn, quy mô thị trường là bao nhiêu? Chiếm bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ thị trường?
Xem thêm: Nielson | Global Ecommerce Report: Evolution or Revolution?
Chúc bạn may mắn và thành công!