Và video mới nhất, cách đây khoảng 1 tuần Oct 25, 2011, từ Microsoft
Productivity Future Vision (2011)
Microsoft Sees the Future, and It's Extremely Floaty Data hovers all around, at home and at work
Còn bạn, bạn nghĩ tương lai sẽ như thế nào?
VinacomBank.com Phân tích Tài chính Ngân Hàng, Doanh Nghiệp Việt Nam Thế Giới. Tin tức thị trường BĐS, kinh doanh, tiền tệ, chứng khoán, giá vàng hiện nay.
Trình độ của chức năng KTNB có thể được định vị ở 5 cấp khác nhau, có thể ở mức: hạn chế; sơ lược; cơ bản; tiên tiến và dẫn đầu. Trình độ này được đánh giá dựa trên việc xem xét các yếu tố hoạt động của chức năng KTNB bao gồm: quản trị, con người và nền tảng hoạt động.
Để nâng cấp bộ phận kiểm toán nội bộ, DN cần xác định rõ trình độ của chức năng KTNB và mức độ muốn nâng cấp, không nhất thiết phải nâng lên đến cấp "dẫn đầu". Quyết định lựa chọn nâng cấp lên mức độ nào phụ thuộc vào kết quả phân tích và so sánh giữa lợi ích đem lại và chi phí DN phải bỏ ra.
Để chuyển đổi, nâng cấp thành công bộ phận KTNB, DN cần có lộ trình phù hợp. Lộ trình này phải đảm bảo không gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của DN, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bộ phận. Thông thường, việc chuyển đổi bộ phận KTNB trải qua 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB, trên các phương diện: năng lực quản trị, con người và nền tảng hoạt động. Quá trình này giúp lãnh đạo của bộ phận KTNB nói riêng và của toàn DN nói chung thấy được những bất cập trong hệ thống KTNB hiện tại và nhu cầu chuyển đổi.
Giai đoạn 2: Xác định tầm nhìn và thiết kế mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của KTNB cần được thiết kế phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung của DN và là nhân tố cơ bản quyết định việc lựa chọn mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Ngoài ra, trình độ phát triển, đặc thù kinh doanh và môi trường hoạt động cũng là những nhân tố quyết định giúp lãnh đạo DN xác định mô hình hoạt động phù hợp cho bộ phận KTNB của DN.
Giai đoạn 3: Phân tích lợi ích và chi phí cho việc chuyển đổi bộ phận KTNB. Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB và việc xác định tầm nhìn, thiết kế mô hình hoạt động cho bộ phận KTNB, DN cần tiến hành đánh giá, so sánh giữa chi phí và lợi ích đem lại từ hoạt động KTNB. Kết quả của việc đánh giá và so sánh này sẽ giúp các bên liên quan nhìn nhận những lợi ích đem lại từ hoạt động chuyển đổi, làm cơ sở đề xuất các bước chuyển đổi cụ thể và ngân sách tương ứng.
Giai đoạn 4: Tiến hành chuyển đổi bộ phận. Xác định kế hoạch thay đổi dựa trên các quyết định thay đổi về thời gian, chi phí, cách thức chuyển đổi. DN có thể tự triển khai hoặc triển khai với sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Giai đoạn 5: Đồng kiểm toán/thuê ngoài dịch vụ KTNB. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn đồng kiểm toán và/hoặc thuê ngoài dịch vụ KTNB có thể giúp DN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn về nguồn lực và các nền tảng hoạt động khác vốn chưa sẵn sàng hoặc chưa có trong DN ở giai đoạn đầu chuyển đổi.
Có thể nói, quá trình nâng cấp, chuyển đổi bộ phận KTNB sẽ giúp DN hướng đến các vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị cho DN (đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB với mục tiêu và chiến lược chung của DN, đồng thời, kế hoạch kiểm toán phù hợp với mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB);
Thứ hai, phát triển con người, gắn liền với mục tiêu và tầm nhìn của KTNB, cụ thể: hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB (đảm bảo đội ngũ kiểm toán viên đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kiểm toán); hoàn thiện quy trình phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận KTNB; duy trì đội ngũ cán bộ (đảm bảo áp dụng các quy chế giữ người phù hợp thông qua các hoạt động hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ và các hoạt động khác có liên quan).
Thứ ba, đầu tư vào nền tảng hỗ trợ hoạt động (phương pháp tiếp cận, công nghệ và công cụ hỗ trợ; quản lý tri thức; quản lý hoạt động; quản lý chất lượng).
Cùng với việc gia tăng vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng đối với hoạt động KTNB, việc hoàn thiện và cải tổ bộ máy KTNB là điều các DN sớm muộn phải tiến hành. Tuy nhiên, chuyển đổi như thế nào, trên các phương diện gì và khi nào phụ thuộc vào tầm nhìn và nhu cầu của từng DN. Xây dựng một lộ trình chuyển đổi, nâng cấp phù hợp dựa trên những đánh giá hợp lý là yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.
Ông Hoàng Đức Hùng là Phó tổng giám đốc của Ersnt&Young Việt Nam. Ông có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Ernst & Young Việt Nam, Ernst&Young San Francisco (Hoa Kỳ) và Ernst&Young Brisbane (Úc) trong các lĩnh vực kiểm toán, chẩn đoán, rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ, tư vấn về quản trị doanh nghiệp, xây dựng cẩm nang tài chính và đào tạo … Ông Hùng là kiểm toán viên công chứng của Việt Nam và là thành viên của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), kiểm toán viên nội bộ công chứng của Học viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA). |
(Theo Đầu tư chứng khoán)
Thông tư 138 sửa đổi và bổ sung một số tài khoản, cụ thể:
a) Bổ sung tài khoản 171 – “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.
b) Bổ sung Tài khoản 3389 - “Bảo hiểm thất nghiệp”.
c) Sửa đổi số hiệu tài khoản 431 - “Quỹ khen thưởng phúc lợi” như sau:
- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”;
- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531-“ Quỹ khen thưởng”;
- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- “Quỹ phúc lợi”.
d) Bổ sung tài khoản 3533 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
đ) Bổ sung tài khoản 3534 - “Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
e) Bổ sung tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” và bổ sung 2 tài khoản cấp 2 như:
- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.
Đồng thời Thông tư 138 cũng hướng dẫn một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến các tài khoản này.
(Theo MOF)
| |
Trong bối cảnh nguồn vốn khó khăn, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được nhiều DN lựa chọn | |
Trong bối cảnh các DN phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thiếu vốn, bị khách hàng chiếm dụng vốn và chịu áp lực lãi suất cao..., việc chia cổ tức bằng cổ phiếu đã được nhiều DN lựa chọn.
Lý do đây là cách huy động vốn hợp lý nhất từ chính cổ đông, do DN không phải bỏ tiền mặt ra trả cho cổ đông, dòng tiền trong DN không bị thiếu hụt, mà quyền lợi cổ đông vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, thực hiện hạch toán theo Chế độ kế toán DN thì phát sinh bất cập đối với khoản thuế TNDN khi chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức, DN phải trả thuế TNDN đối với khoản thu nhập được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn, việc phát sinh thêm khoản thuế TNDN đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những cổ đông là pháp nhân.
Từ năm tài chính 2009 trở về trước, khi DN nhận được cổ tức bằng cổ phiếu thì phải ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần tương đương với khoản cổ tức nhận được. Tuy nhiên, về giá trị làm căn cứ để hạch toán các DN thực hiện không giống nhau, có DN tính theo mệnh giá cổ phần, có DN hạch toán theo giá trị thực tế. Ngày 31/12/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 224/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán DN đã có hướng dẫn khá cụ thể về trường hợp DN được nhận thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần chia cổ tức bằng cổ phiếu, áp dụng từ năm tài chính 2010 trở đi. Theo đó, DN chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần. Sở dĩ Thông tư số 224/2009/TT-BTC quy định không hạch toán giá trị cổ phiếu nhận được từ việc chia cổ tức, vì khi chia cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng lợi ích của nhà đầu tư trên vốn chủ sở hữu không thay đổi và không làm thay đổi dòng tiền tại công ty cổ phần (công ty cổ phần chỉ hạch toán chuyển nguồn tăng vốn góp cổ đông từ khoản lợi nhuận sau thuế). Quy định này đã khắc phục được vấn đề thực hiện không thống nhất giữa các DN về giá cổ phiếu như đã nêu trên.
Số thuế TNDN phải nộp sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu | ||
| Từ 2009 trở về trước | Từ năm 2010 trở đi |
(1) Cổ tức bằng cổ phiếu | 100.000 | 100.000 |
(2) Ghi nhận giá trị đầu tư (giá vốn) | 100.000 | 0 |
(3) Chuyển nhượng (bằng mệnh giá) | 100.000 | 100.000 |
(4) Lợi nhuận trước thuế (3)-(2) | 0 | 100.000 |
Thuế TNDN (25%) (4) x 25% | 0 | 25.000 |
Theo quy định tại văn bản pháp luật về thuế, DN không phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với khoản cổ tức bằng cổ phiếu được chia này, do đây là khoản thu nhập được chia từ lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty cổ phần nên DN được miễn thuế TNDN (Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN).
Tuy nhiên, khi áp dụng theo quy định của Chế độ kế toán DN (Thông tư số 224/2009/TT-BTC) thì từ năm tài chính 2010, DN sẽ phát sinh thêm khoản thuế TNDN khi chuyển nhượng với giá bằng mệnh giá số cổ phiếu được chia từ cổ tức, vì DN không phản ánh giá vốn đầu tư vào công ty cổ phần mà chỉ theo dõi về mặt số lượng cổ phiếu tăng thêm nên phát sinh thu nhập tính thuế đúng bằng giá trị chuyển nhượng. Trong khi từ năm 2009 trở về trước, DN không phải nộp thuế TNDN đối với số cổ phiếu này khi chuyển nhượng với giá bằng mệnh giá, vì DN đã phản ánh giá vốn đầu tư vào công ty cổ phần tương đương với giá trị cổ tức nhận được bằng cổ phiếu tính theo mệnh giá, nên không phát sinh thu nhập tính thuế TNDN do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn là bằng 0.
Ngoài ra, việc không ghi nhận giá trị đầu tư tăng thêm vào công ty cổ phần sẽ phản ánh không đầy đủ giá trị đầu tư của DN tại công ty cổ phần, vì bản chất việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không khác mấy việc trả cổ tức bằng tiền cho DN và sử dụng số tiền đó để mua cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Sự việc này đến nay chưa được nhiều người quan tâm, vì TTCK hiện rất ảm đạm, các DN ít phát sinh việc chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức hoặc không phát sinh thuế TNDN vì đang kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo quyền lợi cho DN và để DN không bị thiệt hại khi mất thêm khoản thuế TNDN bất hợp lý khi chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức, nên chăng Bộ Tài chính cần nghiên cứu điều chỉnh lại Chế độ kế toán DN theo hướng cho phép DN ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần, tương đương với giá trị cổ phiếu được chia từ cổ tức được nhận.