Một công ty lâm sản lớn của Trung Quốc vừa đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Canada. Đây chính là Sino-Forest, công ty đã “nổi tiếng” khắp thế giới thời gian qua vì bị tố cáo gian lận kế toán và hiện vẫn đang đối tượng của một loạt vụ kiện ở Bắc Mỹ.
Theo tin từ hãng AP, đơn xin bảo hộ phá sản của Sino-Forest đã được nộp lên tòa thượng thẩm ở Ontario vào ngày 30/3. Ngoài ra, Sino-Forest cũng tìm kiếm một đối tác mua lại.
Công ty này cho biết, nếu không đạt được một thương vụ “bán mình”, họ sẽ tiến hành tái cơ cấu theo quy định pháp luật của Canada. Sino-Forest xin phá sản sau khi được sự nhất trí của đại đa số chủ nợ nắm giữ trái phiếu do công ty này phát hành.
“Chúng tôi tin rằng, giá trị tài sản thực sự của chúng tôi chỉ có thể đạt được nếu chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, khắc phục và duy trì mối quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp”, CEO kiêm Phó chủ tịch hội đồng quản trị Sino-Forest, ông Judson Martin, phát biểu.
Sino-Forest từng một thời là công ty lâm sản có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Canada. Tuy nhiên, năm ngoái, giá cổ phiếu của công ty này lao dốc thảm hại sau khi bị một công ty chuyên bán khống cổ phiếu có tên Muddy Waters tố cáo thổi phồng giá trị tài sản.
Các nhà chức trách Canada vào cuộc, buộc cổ phiếu Sino-Forest ngừng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Toronto vào tháng 8 năm ngoái. Hiện Sino-Forest đang bị cảnh sát Canada điều tra.
Kể từ khi bị Muddy Waters tố cáo vào tháng 6/2011 cho tới khi cổ phiếu bị ngừng giao dịch vào tháng 8/2011, cổ phiếu của Sino-Forest đã sụt giá 70%.
Cổ đông của Sino-Forest tại Canada và Mỹ đang tiếp tục kiện Sino-Forest, cáo buộc công ty có những hành vi lừa dối.
Sau khi cổ phiếu Sino-Forest bị ngừng giao dịch, Chủ tịch và CEO của công ty này đã từ chức, đồng thời phủ nhận cáo buộc gian lận từ phía cổ đông. Hồi đầu năm nay, một ủy ban độc lập của Sino-Forest đã soạn thảo một báo cáo về những cáo buộc của Muddy Waters, nhưng các nhà đầu tư không hài lòng với báo cáo bị cho là kém minh bạch này.
Cũng trong ngày 30/3, Sino-Forest cho biết, họ đang tiến hành kiện ngược Muddy Waters và tất cả những ai cáo buộc họ có hành vi gian lận, đòi bồi thường số tiền 4 tỷ USD. Công ty này cho rằng, nếu không chịu thiệt hại tài chính nghiêm trọng từ những lời vu cáo khống này thì họ đã không bị dồn tới chỗ phá sản.
Sino-Forest sở hữu và quản lý nhiều đồn điền rừng trồng cùng nhiều hoạt động kinh doanh liên quan tới lâm sản khác ở Trung Quốc. Nhà đầu tư tỷ phú người New Zealand có tên Richard Chandler là cổ đông lớn nhất của Sino-Forest, nắm giữ cổ phần 20%. Cổ đông lớn thứ nhì là công ty Davis Advisors có trụ sở ở New York nắm giữ 17% cổ phần.
Trong các vụ phá sản, các cổ đông thường rơi vào cảnh trắng tay. Cay đắng không kém, một trong những quỹ lớn nhất của nhà đầu tư lừng danh John Paulson đã mất 47% giá trị tài sản trong năm ngoái khi rót vốn vào cổ phiếu của Sino-Forest.
Theo bình luận của hãng tin Reuters, vụ phá sản của Sino-Forest có thể xem là diễn biến nổi bật nhất trong một loạt những vụ bê bối kế toán đang làm sứt mẻ hình ảnh của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Bắc Mỹ. Các vụ gian lận kế toán đã khiến một loạt doanh nghiệp Trung Quốc bị ngừng giao dịch cổ phiếu, hủy niêm yết, dính đơn kiện và bị cảnh sát “sờ gáy” cả ở Canada và Mỹ.
Năm ngoái, báo Time của Mỹ thậm chí còn coi gian lận cổ phiếu là một “mặt hàng xuất khẩu mới” của Trung Quốc.
Công ty này cho biết, nếu không đạt được một thương vụ “bán mình”, họ sẽ tiến hành tái cơ cấu theo quy định pháp luật của Canada. Sino-Forest xin phá sản sau khi được sự nhất trí của đại đa số chủ nợ nắm giữ trái phiếu do công ty này phát hành.
“Chúng tôi tin rằng, giá trị tài sản thực sự của chúng tôi chỉ có thể đạt được nếu chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, khắc phục và duy trì mối quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp”, CEO kiêm Phó chủ tịch hội đồng quản trị Sino-Forest, ông Judson Martin, phát biểu.
Sino-Forest từng một thời là công ty lâm sản có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Canada. Tuy nhiên, năm ngoái, giá cổ phiếu của công ty này lao dốc thảm hại sau khi bị một công ty chuyên bán khống cổ phiếu có tên Muddy Waters tố cáo thổi phồng giá trị tài sản.
Các nhà chức trách Canada vào cuộc, buộc cổ phiếu Sino-Forest ngừng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Toronto vào tháng 8 năm ngoái. Hiện Sino-Forest đang bị cảnh sát Canada điều tra.
Kể từ khi bị Muddy Waters tố cáo vào tháng 6/2011 cho tới khi cổ phiếu bị ngừng giao dịch vào tháng 8/2011, cổ phiếu của Sino-Forest đã sụt giá 70%.
Cổ đông của Sino-Forest tại Canada và Mỹ đang tiếp tục kiện Sino-Forest, cáo buộc công ty có những hành vi lừa dối.
Sau khi cổ phiếu Sino-Forest bị ngừng giao dịch, Chủ tịch và CEO của công ty này đã từ chức, đồng thời phủ nhận cáo buộc gian lận từ phía cổ đông. Hồi đầu năm nay, một ủy ban độc lập của Sino-Forest đã soạn thảo một báo cáo về những cáo buộc của Muddy Waters, nhưng các nhà đầu tư không hài lòng với báo cáo bị cho là kém minh bạch này.
Cũng trong ngày 30/3, Sino-Forest cho biết, họ đang tiến hành kiện ngược Muddy Waters và tất cả những ai cáo buộc họ có hành vi gian lận, đòi bồi thường số tiền 4 tỷ USD. Công ty này cho rằng, nếu không chịu thiệt hại tài chính nghiêm trọng từ những lời vu cáo khống này thì họ đã không bị dồn tới chỗ phá sản.
Sino-Forest sở hữu và quản lý nhiều đồn điền rừng trồng cùng nhiều hoạt động kinh doanh liên quan tới lâm sản khác ở Trung Quốc. Nhà đầu tư tỷ phú người New Zealand có tên Richard Chandler là cổ đông lớn nhất của Sino-Forest, nắm giữ cổ phần 20%. Cổ đông lớn thứ nhì là công ty Davis Advisors có trụ sở ở New York nắm giữ 17% cổ phần.
Trong các vụ phá sản, các cổ đông thường rơi vào cảnh trắng tay. Cay đắng không kém, một trong những quỹ lớn nhất của nhà đầu tư lừng danh John Paulson đã mất 47% giá trị tài sản trong năm ngoái khi rót vốn vào cổ phiếu của Sino-Forest.
Theo bình luận của hãng tin Reuters, vụ phá sản của Sino-Forest có thể xem là diễn biến nổi bật nhất trong một loạt những vụ bê bối kế toán đang làm sứt mẻ hình ảnh của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Bắc Mỹ. Các vụ gian lận kế toán đã khiến một loạt doanh nghiệp Trung Quốc bị ngừng giao dịch cổ phiếu, hủy niêm yết, dính đơn kiện và bị cảnh sát “sờ gáy” cả ở Canada và Mỹ.
Năm ngoái, báo Time của Mỹ thậm chí còn coi gian lận cổ phiếu là một “mặt hàng xuất khẩu mới” của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment