Friday, July 1, 2011

Kinh nghiệm sống

1. Đừng trút giận lên người khác:
Chấp nhận mỗi người đều có lúc xuống tinh thần, không nên làm trầm trọng hóa vấn đề và trút nỗi bực dọc lên người khác, điều này chỉ khiến cho tình hình trầm trọng thêm và gia tăng sự bực mình ; thay vào đó, hãy dựa vào bạn bè để xua đi sự khó chịu và lấy lại vui vẻ .
2. Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ:
Chấp nhận sự đổ vỡ như một phần không thể thíếu của cuộc sống, không phải ai cũng lấy được người đầu tiên mình yêu, bạn có thể cũng không phải là một ngoại lệ. Thay vì bực tức, hãy nghĩ đến tương lai, làm một việc gì đó có ích cho bản thân, nỗi buồn sẽ trôi qua và bạn lại có một tình yêu mới.

3. Tránh chữ "biết rồi" khi người khác đang nói:
Nó giống như "Tôi biết rồi, anh im đi ! ", đây là một cách dập tắt hứng khởi của người đang nói và đào một hố sâu ngăn cách giữa hai người (ta hãy tưởng tượng khi mình định nói với ai một chuyện thì được ném vào mặt "Biết rồi !"). Thay vào đó, hãy lắng nghe một cách vui vẻ vì người đó cũng đồng ý với mình hoặc cũng biết điều mình biết, và cùng nói chuyện với họ về vấn đề chung này.
4. Kiểm tra lại những điều kì cục:
"Tôi có thể làm tất cả hài lòng", đó là một trong những điều kì cục. Cho dù ta có đối xử tốt với tất cả mọi người thì cũng không có nghĩa là mọi người đều sẽ đối xử tốt lại với ta ( hazeem: bạn là người ăn chay không có nghĩa là con bò sẽ không húc vào bạn ). Thay vào đó, hãy vui vẻ với những người đối xử tốt lại với ta và làm đẹp thêm tình bạn đó; chấp nhận những người dửng dưng với những hành động tốt của ta, xem đó không phải là đối tượng để kết bạn.
5. Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần:
Con người ai cũng không tránh khỏi những suy nghĩ dài vô tận, những lo âu về công việc, về bạn bè và cả về bản thân...nếu ta không biết dừng những suy nghĩ này lại thì bộ óc của ta sẽ quá tải và BOOM, ta sẽ bị stress, mọi chuyện sẽ càng rối tung lên. Thiền sẽ là một cách rất hay mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được để giảm tải cho bộ óc. Ngồi ở một nơi thật yên tĩnh, đừng suy nghĩ đến bất cứ một chuyện gì và hãy thở thật sâu, ta sẽ thấy dễ chịu và đỡ căng thẳng hơn. Cuộc sống sẽ trở nên thoải mái và đầy niềm vui.
6. Đừng trở thành người bới lông tìm vết:

Đây là điều dễ làm và dễ gặp nhất ở mỗi người, luôn tập trung vào những sai sót, khuyết điểm của người khác và của chính bản thân, cường điệu những sai sót này lên bằng cách chê bai và ca thán...Khi đó ta sẽ luôn cau có và khó chịu và có một niềm vui ảo tưởng khi tìm ra một điểm yếu của người khác. Thay vào đó, chấp nhận những khuyết điểm đó như một phần không thể thiếu của mỗi người, tập trung vào những điều tốt của họ cũng như của bản thân ta; nếu như đó là một người ta chưa tìm thấy điểm tốt hoặc (có thể) không có điểm tốt (đối với ta) thì đó hiển nhiên là người không phải để ta bận tâm.

7. Cẩn thận khi chọn chiến trường:

Ai cũng có những chiến trường của riêng mình, hãy suy nghĩ thật kĩ về tầm quan trọng của chiến trường trước khi chiến đấu, tránh những chiến trường không quan trọng có thể làm ta vừa tốn sức, vừa mất đi hòa khí. Tốt nhất là cho điểm theo thang điểm 10 cho từng chiến trường, nơi nào được chấm điểm từ 5 trở xuống thì không nên mắc kẹt vào . Điều này sẽ giúp ta tránh những căng thẳng trong cuộc sống và giải quyết công việc có hiệu quả hợn

8. Chấp nhận lỗi lầm của mình:
Ta sẽ rất bực nếu một người bạn cứ chối trong khi lỗi của họ đã rõ. Đáng buồn, điều này xảy ra rất thường xuyên, con người có thể thấy lỗi lầm của người khác một cách dễ dàng nhưng ít khi chấp nhận lỗi lầm của mình. Khi ta không biết bơi thì đi học bơi, không thể ngồi nhà để người khác không biết điều đó. Nếu ta biết chấp nhận lỗi của mình, ta sẽ mau tiến bộ hơn và càng được mọi người yêu quý.
9. Vui vẻ vì người khác:
Bạn có thấy vui khi bạn của bạn gặp chuyện vui ? Nếu câu trả lời là có, xin chúc mừng, bạn đã có một nguồn dinh dưỡng rất quý cho cuộc sống hạnh phúc của bản thân. Nếu ta biết vui với niềm vui của người khác, ta đã làm lợi cho chính bản thân, có thêm niềm vui và làm ấm thêm tình bạn, trên hết, ta đã góp phần vào một thế giới cùng vui vẻ.
10. Hỏi người thân của bạn một cách chân thành:
"Điểm yếu của tôi là gì ?": nghe những điểm yếu của ta từ miệng người khác không làm cho ta xấu hổ, vì có nói ra hay không thì họ cũng đã nhận ra điều đó, và bây giờ ta lắng nghe điều đó là có ích cho chính ta, một mặt biết được những ý kiến khách quan về bản thân để sửa đổi, mặt khác giúp cho người khác biết ta là một con người cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác, khiến cho tình bạn cũng như tình cảm được bền lâu . 



Theo chialy1904

No comments:

Post a Comment