Tuesday, July 12, 2011

Cho trẻ uống nước (3 bài)

Bài 1. Mẹo dụ bé uống nhiều nước lọc trong mùa hè


Bé Ti rất lười uống nước lọc, cứ mỗi lần mẹ cho Ti uống nước là ngay lập tức cu cậu nhăn mặt khó chịu rồi phun phì phì.

Các chuyên gia cho rằng, uống nước lọc cũng như đồ ăn, thức uống khác phải dựa vào độ tuổi và cân nặng của từng bé. Với bé 10kg, bước vào tuổi ăn dặm nhưng dưới 1 tuổi thì cần 100ml nước lọc/ngày. Với bé nặng 10kg trên 1 tuổi thì có thể cho bé uống tối đa 0,5- lít nước mỗi ngày nếu bé chạy nhảy trong mùa hè nóng nực và ra nhiều mồ hôi. Sau đó, cứ với mỗi kg cân nặng thì thêm 50ml nước/ngày. Khi bé trên 10 tuổi, bé có thể uống mỗi ngày 2 lít nước, giống như người lớn.

Bổ sung nước trong mùa hè là điều vô cùng quan trọng giúp bé không bị mất nước. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong tất cả các loại nước thì uống nước lọc là tốt nhất cho sức khỏe của bé. Vậy nhưng trẻ em thường không thích loại đồ uống “nhạt nhẽo” này, các bé thích những loại đồ uống nhiều màu sắc và có vị ngọt hơn. Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng “dụ” bé yêu ham uống nước lọc hơn:

“Hô biến” cốc nước thành loại đồ uống thần kỳ

Bé Ti rất lười uống nước lọc, cứ mỗi lần mẹ cho Ti uống nước là ngay lập tức cu cậu nhăn mặt khó chịu rồi phun phì phì. Nếu bị mẹ ép quá thì Ti khóc ầm lên và lăn ra đất ăn vạ. Cu cậu chỉ dừng khóc khi thấy mẹ cất cốc nước đi. Bất lực vì con không chịu uống nước, rồi mẹ Ti phát hiện, Ti rất thích xem phim hoạt hình, mà có một nhân vật trong phim sau khi uống nước “thần” thì lập tức trở nên cao to, khỏe mạnh. Ti rất thích nhân vật này, cứ mỗi lần xem là cười khanh khách. Thế là mẹ nghĩ ra cách cầm cốc nước lọc bảo với Ti rằng: “Đây là cốc nước thần kỳ, nếu Ti chịu khó uống thì cũng có thể cao lớn như nhân vật hoạt hình kia”. Không biết Ti có hiểu không nhưng vài phút sau thấy cu cậu ngẩn mặt ra rồi cầm cốc nước uống ngon lành mà không có bất cứ dấu hiệu ăn vạ nào.
Cùng bé uống nước

Trẻ em thường rất thích bắt chước những hành động của người lớn. Nếu bạn làm gì thì ngay lập tức bé cũng làm theo. Vậy tại sao bạn không tận dụng điều này để tập cho bé thói quen chịu khó uống nước trong mùa hè.

Khi xem phim, cu Bi nhà chị Hạnh nhìn thấy người lớn thường chạm ly với nhau trước khi uống. Bi cũng bắt chước người lớn làm như vậy, thấy con mấy lần cầm cái cốc nhựa lon ton chạy lại chỗ bố cầm cốc lên, miệng bi bô “chạm ly, chạm ly”. Chị Hạnh liền nảy ra ý định cho bé uống thêm nước lọc bằng cách này. Thế là cứ mỗi khi ăn cơm xong, bố cu Bi liền đi lấy 2 cốc nước, sau đó hai bố con cùng chạm ly và cùng uống hết cốc nước.

Cha mẹ cũng có thể dùng cách cùng bé chơi trò chơi, và nếu ai thua thì sẽ phải uống nước.

Thách thức bé

Thay vì ép bé uống nước, bạn có thể dùng cách thách thức bé. Trẻ em tính cách thường hiếu thắng, bạn có thể tận dụng điều này để bé yêu ham uống nước hơn. Ví dụ, bạn có thể nói với bé rằng: “Con yêu, mẹ không tin là con có thể uống được hết cốc nước này, mẹ nghĩ con chỉ uống hết một nửa thôi”. Khi nghe điều này, bạn đã chạm vào lòng tự ái của bé, lúc này, để chứng minh cho bạn biết rằng bạn đã sai, bé sẽ tự động uống hết cốc nước.

Bài 2. Bé nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?


Làm thế nào cho trẻ uống nhiều nước hơn vào mùa hè để vừa giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể vừa giúp duy trì sự trao đổi chất cần thiết cho bé yêu?

Tầm quan trọng của nước với trẻ

Nước là một thành phần quan trọng của cơ thể con người nói chung và cơ thể trẻ nói riêng. Đối với người lớn, nước chiếm tới 60% trọng lượng của cơ thể nhưng lượng nước này còn chiếm nhiều hơn nữa ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân là do nước chứa rất nhiều khoáng chất như clo, phốt pho, lưu huỳnh. Nước cũng có thể giữ cân bằng nhiệt độ cơ thể và duy trì sự trao đổi chất của cơ thể.

Tín hiệu báo hiệu cơ thể đang bị thiếu nước đầu tiên là bạn cảm thấy khát nước. Nhưng đối với những em bé sơ sinh, khi chúng cảm thấy khát thì cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé đã bị mất cân bằng và các tế bào cơ thể của họ đã bị mất nước trầm trọng.

Đặc biệt là trong mùa hè, khi trẻ bị đổ mồ hôi nhiều, nếu không được bổ sung bằng nước kịp thời, có thể gây đột quỵ vì nóng. Các triệu chứng của đột quỵ vì mất nước ở trẻ như: sốt cao, hôn mê, co giật các chi.

Trẻ sơ sinh nên uống bao nhiêu nước/ ngày?

Trẻ sơ sinh nên uống lượng nước bao nhiêu/ ngày cần phải được xác định theo độ tuổi. Trong thời kỳ sơ sinh, những em bé sơ sinh có thận chưa phát triển hoàn toàn do đó chỉ cần uống khoảng 20ml nước mỗi lần là đủ.

Khi chúng lớn hơn chút nữa, lượng nước uống hàng ngày cho trẻ nên nhiều hơn. Nói chung, những em bé đang bú sữa mẹ cần tương đối ít nước hơn hẳn những em bé đang uống sữa ngoài.

Khi em bé của bạn từ 1 tuổi cũng đồng nghĩa với việc những hoạt của trẻ nhiều hơn và hiếu động hơn. Do đó, cha mẹ trẻ cần cho trẻ uống nước ít nhất 3 lần nước/ngày, với mỗi lần khoảng 100 - 200ml nước. Đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước hơn và uống thường xuyên hơn trong ngày.

Sau khi trẻ hơn 1 tuổi trở đi, bạn nên cho trẻ uống nhiều hơn 500 ml nước mỗi ngày. Trẻ từ 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống 1-1,5 ml/ ngày.

Cho trẻ uống nước như nào mới đúng cách?

Nếu cha mẹ trẻ muốn giảm tỷ lệ nguy cơ mắc một số bệnh cho trẻ sơ sinh ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển thì bạn cần phải chú ý đến cách lựa chọn đồ uống và cách uống nước đúng cách cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ giúp tăng cường chức năng của ruột và dạ dày, giảm gánh nặng cho thận và thúc đẩy tăng trưởng thể chất cũng như phát triển trí não của trẻ.

Ngoài định mức số lượng nước được khuyến cáo cho từng độ tuổi của trẻ, cha mẹ trẻ nên lưu ý:

- Không cho trẻ uống nước trước khi ăn bởi vì uống nước trước bữa ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày mà khiến trẻ không tiêu hóa thức ăn và bên cạnh đó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng trong bữa ăn của trẻ.

- Uống ít nước hơn trước khi đi ngủ: Những em bé dưới 5 tuổi nếu uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể không hoàn toàn kiểm soát được bàng quang dẫn đến chứng đái dầm ban đêm ngay cả khi trẻ đang ngủ vào ban đêm. Chưa kể, việc uống nước quá nhiều trước khi đi ngủ còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm của trẻ.

Bài 3. Thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ uống nhiều nước?



Sẽ không phải là một ý tưởng tốt để cho trẻ uống nhiều nước cho đến khi bé yêu nhà bạn được khoảng 6 tháng tuổi.
Bởi vì từ lúc 6 tháng tuổi trở về trước, trẻ sẽ nhận được tất cả các hydrat hóa mà trẻ cần từ sữa mẹ hoặc từ những công thức sữa bột ngay cả trong thời tiết nắng nóng.

Nếu một em bé dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng của cơ thể trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc sữa bột.

Ngoài ra, trẻ uống quá nhiều nước cũng có thể gây ra đầy bụng. Vì thế các mẹ lưu ý không nên cho trẻ uống một lượng nước quá nhiều tại cùng một thời điểm. Ngược lại, chỉ nên cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ để không làm tổn thương cơ thể bé.

Trong những trường hợp hiếm hoi, một em bé uống quá nhiều nước có thể phát triển tình trạng nhiễm độc nước. Điều này có thể gây nên tình trạng co giật và thậm chí hôn mê. Nhiễm độc nước xảy ra khi trẻ uống quá nhiều nước làm loãng nồng độ natri trong cơ thể, từ đó chúng cũng làm xáo trộn sự cân bằng điện giải và khiến các mô bị sưng lên.

Nếu cha mẹ tự ý thêm nước quá nhiều vào công thức ăn uống của bé hàng ngày không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm độc nước mà còn khiến em bé của bạn nhận được ít các chất dinh dưỡng hơn thực tế trẻ cần. Do đó, cha mẹ nên cẩn trọng khi pha sữa theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất đã chỉ dẫn cho trẻ, không nên cố gắng pha sai lệch đi công thức này bằng cách sử dụng nhiều hơn số lượng nước được đề nghị pha nhé!

Trong một số trường hợp, nếu con bạn bị viêm dạ dày, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho trẻ uống nhiều thức uống điện giải như Pedialyte hay Infalyte để giúp ngăn ngừa mất nước ở trẻ.

Nói chung, trước khi em bé được 6 tháng tuổi, nếu trẻ khát, bạn chỉ cần cho trẻ uống vài ngụm nước nhỏ là đủ. Nếu quá lạm dụng cho trẻ uống nước hàng ngày, em bé của bạn có thể bị đau bụng hay làm cho bụng của trẻ quá đầy để có thể ăn uống tốt.

Và ngay sau sinh nhật đầu tiên của trẻ, khi các bé bắt đầu ăn các thực phẩm rắn và uống sữa nguyên chất thì bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước như sở thích của bé mà ít phải lo ngại nhiều về lượng nước cần cung cấp hàng ngày cho trẻ như lúc trước đây.

Theo http://afamily.vn/nuoi-day-con/

No comments:

Post a Comment