Danh sách các cổ phiếu bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục do thiếu hụt vốn lưu động hoặc bao gồm: THV, TNG, SHN, VNA, VTA, KSD.
Hàng loạt cổ phiếu bị liệt vào “danh sách đen” của hai sở lần lượt bị hủy niêm yết và rời sàn như AGC, VKP, VSP…đã khiến nhiều nhà đầu tư phải cảnh giác khi mạo hiểm mua cổ phiếu của các công ty bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Danh sách các cổ phiếu bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục do thiếu hụt vốn lưu động hoặc bao gồm: THV, TNG, SHN, VNA, VTA, KSD,V11, Chứng khoán Trường Sơn. Đặc điểm chung của các công ty này là nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, ngoại từ VTA, các công ty đều đã có kế hoạch khắc phục khó khăn và kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Tình hình tài chính của các công ty tại thời điểm 31/1/2012
Tình hình tài chính của các công ty tại thời điểm 31/12/2011 (kiểm toán)CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam - THV: Chủ tịch bảo không phá sản? Tại thời điểm kiểm toán 31/12/2012, lỗ lũy kế của công ty này là 218 tỷ, công nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là gần 320 tỷ đồng. Do đó kiểm toán dẫn tới nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của công ty. Khả năng tiếp tục hoạt động của công ty phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có thể thu được trong tương lai, việc tiếp tục nhận được các đơn hàng và sự hỗ trợ tài chính của các cổ đông.
Tính đến hết quý I/2012, lỗ lũy kế của THV gần 320 tỷ, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 454 tỷ, tức là tăng hơn 130 tỷ so với cuối năm 2011. Tuy nhiên theo lời của Chủ tịch HĐQT THV, THV không thể phá sản, công ty đã làm việc tích cực với các ngân hàng như Agribank, Maritime Bank, VDB để cơ cấu lại nguồn vốn. Hiện chỉ còn 198 tỷ đồng nợ của Vietcombank tiến độ chậm do phía ngân hàng đề nghị tái cơ cấu thông qua mua bán nợ tại DATC.
Ban lãnh đạo cố gắng cơ cấu nợ để từ 1/9 khi bước vào vụ cà phê mới có thể kinh doanh bình thường. Các đối tác cũng tạm ứng cho THV khoảng 600 tấn cà phê để sử dụng như phần vốn đối ứng thu mua nguyên liệu cà phê và thực hiện các hợp đồng đã ký.
CTCP Đầu tư và thương mại TNG: Lãi vẫn cảnh báo
TNG năm nào cũng lãi, kết thúc năm 2011, báo cáo kiểm toán của TNG cho thấy công ty này lãi ròng 24,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2010. Tuy nhiên kiểm toán Delloite vẫn lưu ý nhà đầu tư về vốn lưu động của công ty bị thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục hoạt động của công ty.
Tại thời điểm lập báo cáo kiểm toán 31/12/2011, tài sản ngắn hạn của TNG đạt 381,4 tỷ, trong đó tiền mặt đạt gần 60 tỷ, tuy nhiên nợ ngắn hạn lên đến 489,4 tỷ, như vậy công nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 108 tỷ đồng.
Sang đến quý I/2012, tiền mặt của công ty còn lại 3 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 128 tỷ.
Trước đó, TNG nóng lên thông tin Chủ tịch HĐQT TNG là ông Nguyễn Văn Thời và con trai đăng ký chào mua công khai 300.000 cổ phiếu TNG và đẩy giá chào mua từ 8.700 đồng/cp lên 16.000 đồng/cp. Tuy nhiên việc chào mua này bị UBCK yêu cầu tạm dừng trong thời UBCKNN xem xét xử lý vi phạm giao dịch khớp lệnh trong thời gian chào mua công khai cổ phiếu TNG của ông Nguyễn Đức Mạnh.
CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội - SHN: “Người mới” có cứu được công ty?
Tính đến 31/12/2011, tiền mặt của SHN chỉ còn hơn 1,1 tỷ đồng, công nợ ngắn hạn của SHN là 359 tỷ, tài sản ngắn hạn là 355 tỷ trong đó các khoản phải thu liên quan đến Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân là 238 tỷ đã quá hạn thanh toán, SHN đã trích lập dự phòng 71,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến 31/12/2011 là 147 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2012, tiền mặt của SHN còn hơn 670 triệu đồng, lỗ lũy kế hơn 164 tỷ đồng.
Tuy nhiên SHN đã có Bộ máy lãnh đạo mới sau 3 lần tổ chức ĐHCĐ. Tân chủ tịch là ông Dương Mạnh Hải, là chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư PV-Inconess, dơn vị thành viên của PVN và ông Nguyễn Đăng Chiều, thành viên HĐQT CTCP Thương mại bưu chính Viễn thông.
Ông Đinh Hồng Long, nguyên Chủ tịch SHN bây giờ trở thành Tổng giám đốc, ông Long có kinh nghiệm về pháp lý, sẽ có nhiều thời gian để theo đuổi vụ BetaBQP. Ông Long cũng cho biết trong 2 năm tới SHN không thể phá sản, nhưng một số dự án đầu tư của SHN đã phải tạm dừng do thị trường BĐS còn nhiều khó khăn như dự án văn phòng, TTTM tại Phạm Hùng, dự án Thủy điện ĐăkPru Hanic, dự án Tài nguyên EcoCity..
CTCP Vận tải biển Vinaship - VNA: Bán tàu có bù đắp được vốn lưu động bị thiếu hụt?
Theo báo cáo kiểm toán tại ngày 31/12/2011, vốn lưu động của công ty bị thiếu hụt do công nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là 226 tỷ đồng (năm 2010 vượt 182 tỷ đồng). Việc thiếu hụt vốn lưu động có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện tại và hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo Ban giám đốc VNA, dựa trên các kế hoạch đã đề ra thì công ty vẫn đảm bảo đủ vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong 12 tháng tới (tính từ thời điểm lập báo cáo ngày 31/12/2011). Bao gồm: thanh lý 3 tàu Hà Nam, Hà Đông, Hà Tiên dự kiến thu về 60 tỷ đồng, lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản tài sản cố định năm 2012 từ 115-120 tỷ đồng, giãn trả nợ vay các khoản đầu tư dài hạn trong năm 2012 70 tỷ đồng và nếu thị trường thuận lợi thực hiện tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ.
VNA cũng kỳ trọng vào việc xử lý nợ của Vinalines tại các TCTD theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, NHNN yêu cầu một số NHTM cơ cấu lại nợ với các khoản vay mua, đống mới tàu biển của Vinalines và các công ty thành viên đến hết năm 2013.
Đến quý I/2012, nợ ngắn hạn của VNA vượt tài sản ngắn hạn 281 tỷ, quý I/2012 lỗ 43 tỷ trong khi cùng kỳ 2011 lãi 7,8 tỷ.
Tổng CTCP Xuất khẩu Đông Nam Á Hamico - KSD: Vụ kiện chống bán phá giá có thể ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của công ty
Ngày 18/2/2012, KSD nhận được phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc lựa chọn KSD làm đại diện là bị đơn bắt buộc trong vụ kiện chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt nam với 2 dòng sản phẩm.
Nợ ngắn hạn của KSD vượt tài sản ngắn hạn từ quý I/2012, mức chênh lệch khoảng hơn 600 triệu đồng nhưng phán quyết của Bộ thương mại Hoa kỳ về việc kiện chống bán phá giá đối với 2 dòng sản phẩm của KSD có thể ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của công ty.
CTCP Vitaly - VTA: Kết thúc năm 2011 vốn chủ sở hữu âm 1,5 tỷ đồng
VTA đang giao dịch tại thị trường UpCOM, kết thúc năm 2011, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty âm 71,9 tỷ đồng, vốn điều lệ 60 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1,5 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn gấp 3,7 lần tài sản ngắn hạn.
Công ty bị ảnh hưởng nặng nề do năm 2010 lỗ 42 tỷ đồng, năm 2011 công ty đã lãi 9,5 tỷ đồng. Tuy nhiên tính đến thời điểm 31/12/2011, các khoản phải trả người bán, khoản ứng trước người bán và khoản phải trả khác chưa được đối chiếu xác nhận đầy đủ. Tổng hợp các vấn đề trên sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm lãi từ 9,5 tỷ xuống 4 tỷ, Lợi nhuận chưa phân phối sẽ từ âm 71,9 tỷ thành âm 112 tỷ.
Năm 2012 công ty đặt kế hoạch lỗ 12 tỷ đồng.
Danh sách các cổ phiếu bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục do thiếu hụt vốn lưu động hoặc bao gồm: THV, TNG, SHN, VNA, VTA, KSD,V11, Chứng khoán Trường Sơn. Đặc điểm chung của các công ty này là nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, ngoại từ VTA, các công ty đều đã có kế hoạch khắc phục khó khăn và kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Tình hình tài chính của các công ty tại thời điểm 31/1/2012
Tình hình tài chính của các công ty tại thời điểm 31/12/2011 (kiểm toán)
Tính đến hết quý I/2012, lỗ lũy kế của THV gần 320 tỷ, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 454 tỷ, tức là tăng hơn 130 tỷ so với cuối năm 2011. Tuy nhiên theo lời của Chủ tịch HĐQT THV, THV không thể phá sản, công ty đã làm việc tích cực với các ngân hàng như Agribank, Maritime Bank, VDB để cơ cấu lại nguồn vốn. Hiện chỉ còn 198 tỷ đồng nợ của Vietcombank tiến độ chậm do phía ngân hàng đề nghị tái cơ cấu thông qua mua bán nợ tại DATC.
Ban lãnh đạo cố gắng cơ cấu nợ để từ 1/9 khi bước vào vụ cà phê mới có thể kinh doanh bình thường. Các đối tác cũng tạm ứng cho THV khoảng 600 tấn cà phê để sử dụng như phần vốn đối ứng thu mua nguyên liệu cà phê và thực hiện các hợp đồng đã ký.
CTCP Đầu tư và thương mại TNG: Lãi vẫn cảnh báo
TNG năm nào cũng lãi, kết thúc năm 2011, báo cáo kiểm toán của TNG cho thấy công ty này lãi ròng 24,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2010. Tuy nhiên kiểm toán Delloite vẫn lưu ý nhà đầu tư về vốn lưu động của công ty bị thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục hoạt động của công ty.
Tại thời điểm lập báo cáo kiểm toán 31/12/2011, tài sản ngắn hạn của TNG đạt 381,4 tỷ, trong đó tiền mặt đạt gần 60 tỷ, tuy nhiên nợ ngắn hạn lên đến 489,4 tỷ, như vậy công nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 108 tỷ đồng.
Sang đến quý I/2012, tiền mặt của công ty còn lại 3 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 128 tỷ.
Trước đó, TNG nóng lên thông tin Chủ tịch HĐQT TNG là ông Nguyễn Văn Thời và con trai đăng ký chào mua công khai 300.000 cổ phiếu TNG và đẩy giá chào mua từ 8.700 đồng/cp lên 16.000 đồng/cp. Tuy nhiên việc chào mua này bị UBCK yêu cầu tạm dừng trong thời UBCKNN xem xét xử lý vi phạm giao dịch khớp lệnh trong thời gian chào mua công khai cổ phiếu TNG của ông Nguyễn Đức Mạnh.
CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội - SHN: “Người mới” có cứu được công ty?
Tính đến 31/12/2011, tiền mặt của SHN chỉ còn hơn 1,1 tỷ đồng, công nợ ngắn hạn của SHN là 359 tỷ, tài sản ngắn hạn là 355 tỷ trong đó các khoản phải thu liên quan đến Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân là 238 tỷ đã quá hạn thanh toán, SHN đã trích lập dự phòng 71,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến 31/12/2011 là 147 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2012, tiền mặt của SHN còn hơn 670 triệu đồng, lỗ lũy kế hơn 164 tỷ đồng.
Tuy nhiên SHN đã có Bộ máy lãnh đạo mới sau 3 lần tổ chức ĐHCĐ. Tân chủ tịch là ông Dương Mạnh Hải, là chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư PV-Inconess, dơn vị thành viên của PVN và ông Nguyễn Đăng Chiều, thành viên HĐQT CTCP Thương mại bưu chính Viễn thông.
Ông Đinh Hồng Long, nguyên Chủ tịch SHN bây giờ trở thành Tổng giám đốc, ông Long có kinh nghiệm về pháp lý, sẽ có nhiều thời gian để theo đuổi vụ BetaBQP. Ông Long cũng cho biết trong 2 năm tới SHN không thể phá sản, nhưng một số dự án đầu tư của SHN đã phải tạm dừng do thị trường BĐS còn nhiều khó khăn như dự án văn phòng, TTTM tại Phạm Hùng, dự án Thủy điện ĐăkPru Hanic, dự án Tài nguyên EcoCity..
CTCP Vận tải biển Vinaship - VNA: Bán tàu có bù đắp được vốn lưu động bị thiếu hụt?
Theo báo cáo kiểm toán tại ngày 31/12/2011, vốn lưu động của công ty bị thiếu hụt do công nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là 226 tỷ đồng (năm 2010 vượt 182 tỷ đồng). Việc thiếu hụt vốn lưu động có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện tại và hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo Ban giám đốc VNA, dựa trên các kế hoạch đã đề ra thì công ty vẫn đảm bảo đủ vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong 12 tháng tới (tính từ thời điểm lập báo cáo ngày 31/12/2011). Bao gồm: thanh lý 3 tàu Hà Nam, Hà Đông, Hà Tiên dự kiến thu về 60 tỷ đồng, lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản tài sản cố định năm 2012 từ 115-120 tỷ đồng, giãn trả nợ vay các khoản đầu tư dài hạn trong năm 2012 70 tỷ đồng và nếu thị trường thuận lợi thực hiện tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ.
VNA cũng kỳ trọng vào việc xử lý nợ của Vinalines tại các TCTD theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, NHNN yêu cầu một số NHTM cơ cấu lại nợ với các khoản vay mua, đống mới tàu biển của Vinalines và các công ty thành viên đến hết năm 2013.
Đến quý I/2012, nợ ngắn hạn của VNA vượt tài sản ngắn hạn 281 tỷ, quý I/2012 lỗ 43 tỷ trong khi cùng kỳ 2011 lãi 7,8 tỷ.
Tổng CTCP Xuất khẩu Đông Nam Á Hamico - KSD: Vụ kiện chống bán phá giá có thể ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của công ty
Ngày 18/2/2012, KSD nhận được phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc lựa chọn KSD làm đại diện là bị đơn bắt buộc trong vụ kiện chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt nam với 2 dòng sản phẩm.
Nợ ngắn hạn của KSD vượt tài sản ngắn hạn từ quý I/2012, mức chênh lệch khoảng hơn 600 triệu đồng nhưng phán quyết của Bộ thương mại Hoa kỳ về việc kiện chống bán phá giá đối với 2 dòng sản phẩm của KSD có thể ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của công ty.
CTCP Vitaly - VTA: Kết thúc năm 2011 vốn chủ sở hữu âm 1,5 tỷ đồng
VTA đang giao dịch tại thị trường UpCOM, kết thúc năm 2011, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty âm 71,9 tỷ đồng, vốn điều lệ 60 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1,5 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn gấp 3,7 lần tài sản ngắn hạn.
Công ty bị ảnh hưởng nặng nề do năm 2010 lỗ 42 tỷ đồng, năm 2011 công ty đã lãi 9,5 tỷ đồng. Tuy nhiên tính đến thời điểm 31/12/2011, các khoản phải trả người bán, khoản ứng trước người bán và khoản phải trả khác chưa được đối chiếu xác nhận đầy đủ. Tổng hợp các vấn đề trên sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm lãi từ 9,5 tỷ xuống 4 tỷ, Lợi nhuận chưa phân phối sẽ từ âm 71,9 tỷ thành âm 112 tỷ.
Năm 2012 công ty đặt kế hoạch lỗ 12 tỷ đồng.
Phương Mai
Theo TTVN
No comments:
Post a Comment