Tháng 6 sắp kết thúc, các DN niêm yết chuẩn bị phải làm báo cáo tài chính bán niên có soát xét của kiểm toán. Nguy cơ “dồn toa” kiểm toán là hiện hữu, khi có thêm nhiều DN phải làm báo cáo này.
Nguy cơ dồn toa
Hiện trên hai sàn có hơn 700 DN đang niêm yết. Bên cạnh đó là hàng trăm công ty đại chúng chưa niêm yết thuộc diện phải công bố thông tin như DN niêm yết, từ ngày 1/6/2012, theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC. Trong khi đó, số DN kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận tính đến thời điểm này chỉ là 43 công ty.
Tỷ lệ DN phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) bán niên có soát xét của kiểm toán trên công ty kiểm toán (CTKT) quá lớn, đặc biệt là hầu hết DN đều có niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 của năm và kết thúc vào cuối năm, sẽ gây áp lực rất lớn đối với các CTKT, đồng thời dễ gây ra tình trạng báo cáo soát xét có sai sót.
Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC cho biết, cứ vào mùa làm báo cáo soát xét (giữa năm) và làm báo cáo kiểm toán (cuối năm) là các CTKT lại bận rộn, bởi một số lượng công việc lớn dồn vào một thời điểm. Báo cáo soát xét thì đơn giản hơn báo cáo kiểm toán, nhưng đối với các khách hàng mới, thì việc làm báo cáo soát xét mất nhiều thời gian hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, một khi khối lượng công việc lớn, lại chịu sức ép về thời hạn nộp báo cáo, thì khó đảm bảo được chất lượng báo cáo kiểm toán cao. Chưa kể, có nhiều trường hợp, kiểm toán và DN không thống nhất được ý kiến, dẫn đến kiểm toán khó phát hành được báo cáo kiểm toán.
Trên thực tế, cũng vì sự “dồn cục” thông tin BCTC tại một thời điểm, một số DN đã cố tình gian lận, chế biến số liệu kế toán và “qua mắt” được CTKT. Chẳng hạn như trường hợp CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) hay CTCK SME… Sau những “cú sốc” này, nhà đầu tư vốn tin tưởng vào các số liệu BCTC được kiểm toán viên chấp nhận toàn phần, đang và sẽ khó tránh khỏi hoài nghi về các con số trên BCTC.
Giải pháp thay đổi niên độ kế toán
Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) là người luôn ủng hộ việc các DN nên thay đổi niên độ kế toán, nhằm giãn áp lực đối với các CTKT. Đề xuất này được nhiều CTKT ủng hộ.
Theo ông Tùng, nếu các DN thay đổi niên độ kế toán thì không chỉ làm giảm áp lực với các CTKT, mà các DN làm BCTC soát xét và BCTC kiểm toán “trái mùa” sẽ giảm được chi phí so với khi làm đúng “mùa vụ”. Nếu thực hiện được điều này thì “đôi bên cùng có lợi”, DN được giảm phí, còn CTKT có nhiều thời gian để thực hiện kiểm toán kỹ càng hơn.
Tuy nhiên, số lượng DN thay đổi niên độ kế toán chỉ mới đếm trên đầu ngón tay. Cụ thể, đầu năm 2012, CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (GLT) xin thay đổi niên độ tài chính từ 1/1 - 31/12 sang 1/4 - 31/3. Trước đó, CTCP Hữu Liên Á Châu quyết định thay đổi niên độ kế toán, với năm tài chính kế tiếp bắt đầu từ ngày 1/10/2011 và kết thúc vào ngày 30/9/2012. Xa hơn nữa, trong năm 2010, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMG (CMG) và CTCP Giao nhận ngoại thương TP. HCM (TMS) thay đổi niên độ kế toán, bắt đầu từ ngày 1/4 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/3 của năm kế tiếp.
Theo ông Mai, cần khuyến khích các DN thay đổi niên độ tài chính, thay vì cuối niên độ dồn hết vào ngày 31/12 như hiện nay, thậm chí cần có những khuyến khích như được giảm phí, giãn nộp thuế… Trên thực tế, việc DN áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ đầu năm và kết thúc vào cuối năm chỉ là một thói quen. Chính thói quen này đã gây ra không ít hệ lụy, tạo áp lực đối với các CTCK thực hiện kiểm toán BCTC soát xét bán niên; BCTC năm, quyết toán thuế… cũng dồn hết tại một thời điểm.
Cũng theo ông Mai, đứng trên góc độ thị trường, việc hàng loạt DN công bố thông tin BCTC soát xét, báo cáo kiểm toán năm cùng một thời điểm sẽ gây tình trạng “loãng” thông tin. Nếu thông tin được công bố đều đặn, rải rác trong năm sẽ giúp NĐT cân bằng thông tin hơn. Về phía cơ quan quản lý, sẽ có sự sâu sát hơn với DN.
Lãnh đạo Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho biết, Sở rất ủng hộ các DN thay đổi niên độ kế toán, tất nhiên là phải được sự đồng thuận của các cổ đông và được ĐHCĐ thông qua, đặc biệt là phải thông báo rộng rãi cho NĐT để họ có điều kiện theo dõi.
Hiện trên hai sàn có hơn 700 DN đang niêm yết. Bên cạnh đó là hàng trăm công ty đại chúng chưa niêm yết thuộc diện phải công bố thông tin như DN niêm yết, từ ngày 1/6/2012, theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC. Trong khi đó, số DN kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận tính đến thời điểm này chỉ là 43 công ty.
Tỷ lệ DN phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) bán niên có soát xét của kiểm toán trên công ty kiểm toán (CTKT) quá lớn, đặc biệt là hầu hết DN đều có niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 của năm và kết thúc vào cuối năm, sẽ gây áp lực rất lớn đối với các CTKT, đồng thời dễ gây ra tình trạng báo cáo soát xét có sai sót.
Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC cho biết, cứ vào mùa làm báo cáo soát xét (giữa năm) và làm báo cáo kiểm toán (cuối năm) là các CTKT lại bận rộn, bởi một số lượng công việc lớn dồn vào một thời điểm. Báo cáo soát xét thì đơn giản hơn báo cáo kiểm toán, nhưng đối với các khách hàng mới, thì việc làm báo cáo soát xét mất nhiều thời gian hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, một khi khối lượng công việc lớn, lại chịu sức ép về thời hạn nộp báo cáo, thì khó đảm bảo được chất lượng báo cáo kiểm toán cao. Chưa kể, có nhiều trường hợp, kiểm toán và DN không thống nhất được ý kiến, dẫn đến kiểm toán khó phát hành được báo cáo kiểm toán.
Trên thực tế, cũng vì sự “dồn cục” thông tin BCTC tại một thời điểm, một số DN đã cố tình gian lận, chế biến số liệu kế toán và “qua mắt” được CTKT. Chẳng hạn như trường hợp CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) hay CTCK SME… Sau những “cú sốc” này, nhà đầu tư vốn tin tưởng vào các số liệu BCTC được kiểm toán viên chấp nhận toàn phần, đang và sẽ khó tránh khỏi hoài nghi về các con số trên BCTC.
Giải pháp thay đổi niên độ kế toán
Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) là người luôn ủng hộ việc các DN nên thay đổi niên độ kế toán, nhằm giãn áp lực đối với các CTKT. Đề xuất này được nhiều CTKT ủng hộ.
Theo ông Tùng, nếu các DN thay đổi niên độ kế toán thì không chỉ làm giảm áp lực với các CTKT, mà các DN làm BCTC soát xét và BCTC kiểm toán “trái mùa” sẽ giảm được chi phí so với khi làm đúng “mùa vụ”. Nếu thực hiện được điều này thì “đôi bên cùng có lợi”, DN được giảm phí, còn CTKT có nhiều thời gian để thực hiện kiểm toán kỹ càng hơn.
Tuy nhiên, số lượng DN thay đổi niên độ kế toán chỉ mới đếm trên đầu ngón tay. Cụ thể, đầu năm 2012, CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (GLT) xin thay đổi niên độ tài chính từ 1/1 - 31/12 sang 1/4 - 31/3. Trước đó, CTCP Hữu Liên Á Châu quyết định thay đổi niên độ kế toán, với năm tài chính kế tiếp bắt đầu từ ngày 1/10/2011 và kết thúc vào ngày 30/9/2012. Xa hơn nữa, trong năm 2010, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMG (CMG) và CTCP Giao nhận ngoại thương TP. HCM (TMS) thay đổi niên độ kế toán, bắt đầu từ ngày 1/4 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/3 của năm kế tiếp.
Theo ông Mai, cần khuyến khích các DN thay đổi niên độ tài chính, thay vì cuối niên độ dồn hết vào ngày 31/12 như hiện nay, thậm chí cần có những khuyến khích như được giảm phí, giãn nộp thuế… Trên thực tế, việc DN áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ đầu năm và kết thúc vào cuối năm chỉ là một thói quen. Chính thói quen này đã gây ra không ít hệ lụy, tạo áp lực đối với các CTCK thực hiện kiểm toán BCTC soát xét bán niên; BCTC năm, quyết toán thuế… cũng dồn hết tại một thời điểm.
Cũng theo ông Mai, đứng trên góc độ thị trường, việc hàng loạt DN công bố thông tin BCTC soát xét, báo cáo kiểm toán năm cùng một thời điểm sẽ gây tình trạng “loãng” thông tin. Nếu thông tin được công bố đều đặn, rải rác trong năm sẽ giúp NĐT cân bằng thông tin hơn. Về phía cơ quan quản lý, sẽ có sự sâu sát hơn với DN.
Lãnh đạo Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho biết, Sở rất ủng hộ các DN thay đổi niên độ kế toán, tất nhiên là phải được sự đồng thuận của các cổ đông và được ĐHCĐ thông qua, đặc biệt là phải thông báo rộng rãi cho NĐT để họ có điều kiện theo dõi.
Theo Hải Vân
ĐTCK
ĐTCK
No comments:
Post a Comment