Wednesday, March 20, 2013

IFRS 9 - Công cụ tài chính: Vấn đề của quy định và nguyên tắc


Mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 mới là đưa ra nguyên tắc hạch toán và đơn giản hóa việc xử lý các công cụ tài chính. Chuẩn mực IFRS 9 sẽ chính thức áp dụng từ kỳ kế toán bắt đầu ngày 01/01/2013 hoặc sau đó. Một số công ty có thể lựa chọn áp dụng sớm nhưng phần lớn các công ty có thể sẽ tiếp tục áp dụng chuẩn mực hiện nay (đó là Chuẩn mực IAS 39/21).
Lisa Nguyễn - Trần Thị Kim Anh

V
ấn đề của các chuẩn mực hiện tại xử lý cách phân loại và đo lường các công cụ tài chính (IAS 39/32) là chúng rất phức tạp và mang nhiều tính quy định theo kiểu chúng được trình bày dưới hình thức đặt ra các câu hỏi và các câu hỏi được trả lời theo cách hướng dẫn áp dụng. Vì lý do này mà nhiều chuyên gia kế toán vẫn ưu thích những quy định và đang có xu hướng thích áp dụng và giữ lại những gì mà họ đã hiểu rõ, nắm vững, đó là Chuẩn mực IAS 39/32. Tuy nhiên, trong một vài năm tới, một số nước có thể áp dụng đồng thời cả nội dung có tính quy định và tính nguyên tắc. Để minh họa, các thay đổi trong IFRS 9 có thể được xem xét một ví dụ tiêu biểu của chuẩn mực có tính nguyên tắc bởi vì chuẩn mực này trình bày các nguyên tắc ghi nhận, đo lường và công bố thông tin.
Nguyên tắc ghi nhận
Thông qua Chuẩn mực IFRS 9 nghĩa là việc phân loại và đo lường không hồi tố sẽ được áp dụng kể từ khi ghi nhận ban đầu. Theo Chuẩn mực này, nguyên tắc ghi nhận được thực hiện trên cơ sở mô hình kinh doanh của công ty. Mục đích là hài hòa các xử lý trong kế toán theo hướng phù hợp với mô hình kinh doanh và cách xử lý tài sản và công nợ của doanh nghiệp. Ví dụ: có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau như: một ngân hàng nắm giữ một giỏ đầu tư để thực hiện lãi, một công ty tài chính quản trị một danh sách tài sản cho thuê để thu hồi các dòng tiền từ các hợp đồng, một chính quyền địa phương có thể nắm giữ một giỏ chứng khoán niêm yết hoặc không niêm yết vì lợi nhuận đầu tư vốn, một công ty đa quốc gia nắm giữ trái phiếu để tài trợ các hoạt động... Vì vậy, nguyên tắc là một khi đã đưa ra một lựa chọn ghi nhận phù hợp với mô hình kinh doanh, thì sẽ không được thay đổi.
Nguyên tắc đo lường
Nguyên tắc áp dụng cho phép hai lựa chọn, đó là sự đơn giản hóa dưới hình thức giảm bớt số lượng các mô hình đo lường thành cách tiếp cận theo mô hình kinh doanh đơn giản với ít cách phân loại hơn. Điều đó làm giảm các loại tài sản và công nợ tài chính được đánh giá theo:
- Giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Khấu trừ giá gốc.
Nếu mô hình kinh doanh của công ty kéo theo việc thanh toán hoặc thu về các dòng tiền theo hợp đồng, một điều kiện khác duy nhất để áp dụng cách đo lường theo khấu trừ giá gốc là nếu điều khoản đưa ra dẫn đến các dòng tiền theo hợp đồng là các khoản thanh toán gốc và lãi cho chủ nợ được thực hiện vào thời điểm cụ thể. Chuẩn mực trình bày nhiều ví dụ để giúp chúng ta vận dụng điều kiện này. Nhiều nội dung được đơn giản hóa làm giảm bớt số trường hợp trong đó áp dụng giá hợp lý cho tài sản tài chính. Chuẩn mực cũng cung cấp hướng dẫn để áp dụng việc phân loại của các giỏ đầu tư thay vì cách tiếp cận theo từng công cụ tài chính như trước đây, đồng thời cho phép nhiều mô hình kinh doanh và cách xử lý kế toán trong cùng một công ty. Với tất cả các sự giản lược hữu ích trên, Chuẩn mực dễ hiểu và dễ áo dụng hơn. Một thay đổi đáng kể nữa là ở cách xử lý lãi và lỗ từ các khoản đầu tư công cụ vốn không được niêm yết mà không phải được nắm giữ để bán. Nhà quản trị giờ đây được lựa chọn trình bày giá trị hợp lý trong OCI (Other comprehensive Income) hoặc trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, IFRS 9 loại bỏ chọn lựa về nguyên tắc ghi nhận là sẵn có và không được thay đổi, tuy nhiên nếu như qua OCI sẽ không có tái chế những thay đổi thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mặc dù cổ tức từ các khoản đầu tư đó sẽ tiếp tục được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuy vậy, điều đáng ghi nhận trong sự đơn giản của Chuẩn mực IFRS 9 ở chỗ, Chuản mực IFRS 9 mang tính nguyên tắc nhiều hơn dựa trên sự cần thiết phải có sự đánh giá chủ quan ở mức độ cao hơn. Đây chính là điểm khó xử của các nhà làm Chuẩn mực: là làm thế nào để tính chủ quan và sự phán đoán có thể được chuyển giao một cách đáng tin cậy cho nghề kế toán? Ví dụ, có khả năng nhà quản trị nắm giữ trái phiếu với kỳ vọng về sự thay đổi giá hợp lý để thuyết phục các kiểm toán viên của họ rằng họ có ý định nắm giữ các trái phiếu đó để thu về các dòng tiền theo hợp đồng, trong khi biết rằng họ có thể cần trao đổi một số trái phiếu đó để giữ khả năng thanh toán. Chính bởi những yêu cầu "quá khắt khe" được giải tỏa, có thể một số nhà quản trị lựa chọn các cơ sở đo lường vì mục đích ngắn hạn. Ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASB) đã nhận thấy rằng rất ít mô hình doanh nghiệp nắm giữ tất cả các công cụ đến kỳ hạn và rất có thể là một công cụ sẽ bị bán ra trước kỳ hạn. Về khía cạnh này, nếu có nhiều đợt bán ra một cách bất thường, thì IFRS 9 đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá xem xét liệu những việc bán ra đó có phù hợp với mục tiêu ban đầu là nắm giữ những công cụ đó đén hết kỳ hạn hay không.
Các chuẩn mực dựa trên quy định tránh được sự chủ quan trên nhưng lại rất dài và khó hiểu như thể chúng được viết ra để tuân thủ pháp luật và bao gồm nhiều cách xử lý kế toán khác nhau. Giống như pháp luật về thuế, kết quả cuối cùng của một chuẩn mực dựa trên quy định là cung cấp một văn bản gần như không đọc được giống như một sự cố gắng vô ích để đề cập đến mọi trường hợp xử lý.
Trong bối cảnh hiện nay, IASB đã đúng khi ban hành chuẩn mực IFRS 9 để đơn giản hóa chuẩn mực hiện nay theo hướng tư duy dựa trên nguyên tắc của họ. Tuy nhiên, tính chủ quan vẫn còn là một vấn đề trọng tâm của việc xây dựng chuẩn mực dự trên nguyên tắc: chúng ta có thể tin vào các quan tòa đưa ra các phán quyết khách quan và minh bạch? Để có thể minh bạch thì các phán quyết đó sẽ đòi hỏi sự rõ ràng trong phần thuyết minh - đó cũng là điểm mà những kế toán viên không giỏi có xu hướng ghi chú giải cho các tài khoản. Điều này là không sáng suốt và không có ý nghĩa./.
(Theo Tạp chí KT&KiT số 12)

No comments:

Post a Comment