Báo cáo tài chính (BCTC) hiện nay là một thông tin tài chính quan trọng để đánh giá "sức khỏe" của một doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng gia tăng. Chính vì vậy, kiểm toán độc lập có vai trò kiểm tra để cung cấp cho bên thứ ba (người sử dụng thông tin) những thông tin tài chính chính xác và tin cậy nhất. Để có được những báo cáo kiểm toán đối với tài chính DN đạt chất lượng không phải là công việc dễ dàng đối với các công ty kiểm toán (CTKT) trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có một số yếu tố quan trọng luôn chi phối và quyết định đối với kết quả, chất lượng các cuộc kiểm toán.
Tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị
Đa số các kiểm toán viên lâu năm đều khẳng định, quá trình chuẩn bị cho cuộc kiểm toán sẽ quyết định đến hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán.
Giai đoạn này có vai trò quan trọng bởi nó chuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất, con người để tiến hành một cuộc kiểm toán, điều này chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Làm tốt công tác chuẩn bị sẽ hạn chế được những rủi ro, những bất đồng với đơn vị được kiểm toán.
Bên cạnh đó sự đồng thuận, phối hợp giữa CTKT và phía đơn vị được kiểm toán cũng giữ vai trò quyết định đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc trong nghề, ông Ngô Đức Đoàn - Tổng giám đốc Công ty tư vấn tài chính kế toán & kiểm toán (AASC) chia sẻ: Để một cuộc kiểm toán được thành công cần phải có sự hợp tác và nỗ lực của cả đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Công tác phối hợp này xuyên suốt từ giai đoạn trao đổi, ký kết hợp đồng kiểm toán đến giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán.
Ông Đoàn cũng cho biết, mục tiêu của hai bên là đều hướng đến việc đơn vị được kiểm toán có một BCTC minh bạch, có giá trị và hiệu quả. Để làm được điều này, các kiểm toán viên cần phải có sự hiểu biết sâu về đơn vị được kiểm toán như về cấu trúc quản lý, tổ chức sản xuất và đặc biệt là ban tài chính kế toán của đơn vị. Có hiểu rõ đơn vị được kiểm toán thì lập kế hoạch kiểm toán, xác định mục tiêu, xây dựng chương trình kiểm toán mới đảm bảo chất lượng. Ngược lại phía đơn vị được kiểm toán thì lập kế hoạch kiểm toán cũng cần hiểu bộ máy điều hành, kinh nghiệm thực tế của các công ty kiểm toán từ đó lựa chọn công ty kiểm toán phù hợp với doanh nghiệp mình nhất. Có sự hiểu biết về nhau thì việc phối hợp trong công việc, cung cấp hồ sơ tài liệu, thủ tục cần thiết mới thuận lợi, ít vướng mắc.
Tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp
Một trong những khó khăn lớn của CTKT là vừa phải tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp vừa phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Chính yếu tố này tiềm ẩn nguy cơ suy giảm vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế và xói mòn giá trị của các dịch vụ kiểm toán. Bằng chứng của sự ảnh hưởng của nhân tố trên là sự mở đường cho các "sản phẩm" kém chất lượng - hiện tượng gian lận, báo cáo sai số liệu.
Trọng tâm của hiện tượng này là sự thiếu hụt về sự hiểu biết và tầm nhìn về giá trị của hoạt động kiểm toán. Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và DN không đơn thuẩn là quan hệ cung cấp dịch vụ thông thường vì kiểm toán là một hoạt động phức tạp có liên quan chặt chẽ đến các quy định của pháp luật về chất lượng kiểm toán và chuẩn mực nghề nghiệp. Do đó hoạt động kiểm toán chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố môi trường kiểm toán.
Theo quan điểm của Bà Hà Thu Thanh - Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, với lĩnh vực kiểm toán, không có khái niệm thỏa hiệp, mà chỉ có khái niệm chuẩn mực đạo đức và tính độc lập. Một khi được đối tác trả tiền để tư vấn, chúng tôi phải nói ra những điều có ích cho DN, dù họ không muốn nghe.
Một số chuyên gia cho rằng, lý do của sự phụ thuộc của các CTKT đối với các khách hàng là muốn duy trì mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, những hợp đồng có thời gian dài thường kéo theo những mối quan hệ, tâm lý nhượng bộ những khách hàng quen biết và xu hướng dựa vào những số liệu kiểm toán của các năm trước để lập báo cáo kiểm toán cho năm sau. Để khắc phục cần thực hiện việc chuyển đổi các CTKT. Hợp đồng kiểm toán chỉ nên được ký kết với một thời hạn ngắn, từ 1 đến 3 năm.
Bên cạnh đó hoạt động kiểm toán liên quan đến các bên thứ ba là những đối tượng sử dụng thông tin tài chính của các đơn vị được kiểm toán (nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế...), những đối tượng này không chi trả trực tiếp cho việc sử dụng dịch vụ kiểm toán nhưng là những thành tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán và nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán của DN.
Rủi ro gian lận
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới các DN Việt Nam. Dưới sức ép cạnh tranh trên thị trường, chi cổ tức cho cổ đông, khả năng thanh toán..., thì việc xuất hiện những gian lận để "làm đẹp" BCTC là điều không khó hiểu.
Những ví dụ điển hình về chất lượng báo cáo kiểm toán còn nhiều hạn chế thời gian qua có thể kể đến là trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết, CTCP Dược Viễn Đông...
Theo kinh nghiệm của một số kiểm toán viên lâu năm, khi đối mặt với rủi ro gian lận, kiểm toán viên cần phải giữ được thái độ hoài nghi nghề nghiệp, cho dù đó là khách hàng lâu năm và trong quá khứ không có dấu hiệu gian lận nào. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp cần phải đặt câu hỏi về những cơ hội gian lận và bản chất của giao dịch cho từng bộ phận.
Việc làm cho các thông tin tài chính trung thực và khách quan, trở nên tin cậy hơn do có dự chứng thực của kiểm toán viên ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Các CTKT cần hiểu, có được những báo cáo tài chính tin cậy hiệu quả vừa là thách thức cũng là cơ hội khẳng định thương hiệu, vai trò của mình trong nền kinh tế./.
(Theo Báo KTNN - số 23)
Tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị
Đa số các kiểm toán viên lâu năm đều khẳng định, quá trình chuẩn bị cho cuộc kiểm toán sẽ quyết định đến hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán.
Giai đoạn này có vai trò quan trọng bởi nó chuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất, con người để tiến hành một cuộc kiểm toán, điều này chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Làm tốt công tác chuẩn bị sẽ hạn chế được những rủi ro, những bất đồng với đơn vị được kiểm toán.
Bên cạnh đó sự đồng thuận, phối hợp giữa CTKT và phía đơn vị được kiểm toán cũng giữ vai trò quyết định đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc trong nghề, ông Ngô Đức Đoàn - Tổng giám đốc Công ty tư vấn tài chính kế toán & kiểm toán (AASC) chia sẻ: Để một cuộc kiểm toán được thành công cần phải có sự hợp tác và nỗ lực của cả đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Công tác phối hợp này xuyên suốt từ giai đoạn trao đổi, ký kết hợp đồng kiểm toán đến giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán.
Ông Đoàn cũng cho biết, mục tiêu của hai bên là đều hướng đến việc đơn vị được kiểm toán có một BCTC minh bạch, có giá trị và hiệu quả. Để làm được điều này, các kiểm toán viên cần phải có sự hiểu biết sâu về đơn vị được kiểm toán như về cấu trúc quản lý, tổ chức sản xuất và đặc biệt là ban tài chính kế toán của đơn vị. Có hiểu rõ đơn vị được kiểm toán thì lập kế hoạch kiểm toán, xác định mục tiêu, xây dựng chương trình kiểm toán mới đảm bảo chất lượng. Ngược lại phía đơn vị được kiểm toán thì lập kế hoạch kiểm toán cũng cần hiểu bộ máy điều hành, kinh nghiệm thực tế của các công ty kiểm toán từ đó lựa chọn công ty kiểm toán phù hợp với doanh nghiệp mình nhất. Có sự hiểu biết về nhau thì việc phối hợp trong công việc, cung cấp hồ sơ tài liệu, thủ tục cần thiết mới thuận lợi, ít vướng mắc.
Tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp
Một trong những khó khăn lớn của CTKT là vừa phải tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp vừa phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Chính yếu tố này tiềm ẩn nguy cơ suy giảm vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế và xói mòn giá trị của các dịch vụ kiểm toán. Bằng chứng của sự ảnh hưởng của nhân tố trên là sự mở đường cho các "sản phẩm" kém chất lượng - hiện tượng gian lận, báo cáo sai số liệu.
Trọng tâm của hiện tượng này là sự thiếu hụt về sự hiểu biết và tầm nhìn về giá trị của hoạt động kiểm toán. Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và DN không đơn thuẩn là quan hệ cung cấp dịch vụ thông thường vì kiểm toán là một hoạt động phức tạp có liên quan chặt chẽ đến các quy định của pháp luật về chất lượng kiểm toán và chuẩn mực nghề nghiệp. Do đó hoạt động kiểm toán chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố môi trường kiểm toán.
Theo quan điểm của Bà Hà Thu Thanh - Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, với lĩnh vực kiểm toán, không có khái niệm thỏa hiệp, mà chỉ có khái niệm chuẩn mực đạo đức và tính độc lập. Một khi được đối tác trả tiền để tư vấn, chúng tôi phải nói ra những điều có ích cho DN, dù họ không muốn nghe.
Một số chuyên gia cho rằng, lý do của sự phụ thuộc của các CTKT đối với các khách hàng là muốn duy trì mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, những hợp đồng có thời gian dài thường kéo theo những mối quan hệ, tâm lý nhượng bộ những khách hàng quen biết và xu hướng dựa vào những số liệu kiểm toán của các năm trước để lập báo cáo kiểm toán cho năm sau. Để khắc phục cần thực hiện việc chuyển đổi các CTKT. Hợp đồng kiểm toán chỉ nên được ký kết với một thời hạn ngắn, từ 1 đến 3 năm.
Bên cạnh đó hoạt động kiểm toán liên quan đến các bên thứ ba là những đối tượng sử dụng thông tin tài chính của các đơn vị được kiểm toán (nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế...), những đối tượng này không chi trả trực tiếp cho việc sử dụng dịch vụ kiểm toán nhưng là những thành tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán và nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán của DN.
Rủi ro gian lận
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới các DN Việt Nam. Dưới sức ép cạnh tranh trên thị trường, chi cổ tức cho cổ đông, khả năng thanh toán..., thì việc xuất hiện những gian lận để "làm đẹp" BCTC là điều không khó hiểu.
Những ví dụ điển hình về chất lượng báo cáo kiểm toán còn nhiều hạn chế thời gian qua có thể kể đến là trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết, CTCP Dược Viễn Đông...
Theo kinh nghiệm của một số kiểm toán viên lâu năm, khi đối mặt với rủi ro gian lận, kiểm toán viên cần phải giữ được thái độ hoài nghi nghề nghiệp, cho dù đó là khách hàng lâu năm và trong quá khứ không có dấu hiệu gian lận nào. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp cần phải đặt câu hỏi về những cơ hội gian lận và bản chất của giao dịch cho từng bộ phận.
Việc làm cho các thông tin tài chính trung thực và khách quan, trở nên tin cậy hơn do có dự chứng thực của kiểm toán viên ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Các CTKT cần hiểu, có được những báo cáo tài chính tin cậy hiệu quả vừa là thách thức cũng là cơ hội khẳng định thương hiệu, vai trò của mình trong nền kinh tế./.
(Theo Báo KTNN - số 23)
No comments:
Post a Comment