Friday, October 5, 2012

Mô hình Kiến Trúc Thương Hiệu Chuẩn

Hôm nay, khi tôi chia sẻ về về cách lập kế hoạch Online Marketing tại iNET, một học viên là Đinh Gia Hoàng đã hỏi tôi : "Thầy gọi Trà Xanh, Dr Thanh, Soya là thương hiệu là không đúng. Theo tôi biết thì chỉ có thể gọi Tân Hiệp Phát là thương hiệu, còn lại sẽ nhãn hiệu thôi, như các công ty Unilever, P&G mới đúng"

Tôi trả lời: "Câu hỏi rất hay, đó chỉ là cách nói thôi. Các tên mà bạn nói là thương hiệu, gọi như vậy là đúng." Tôi cũng gợi ý thêm "để giải thích thấu đáo bạn nên tìm thông tin về kiến trúc thương hiệu, bạn sẽ có câu trả lời". Câu hỏi vẫn chưa được giải thích một cách cặn kẽ, người hỏi cũng chưa hoàn toàn bị thuyết phục và hài lòng với câu trả lời của tôi. Đó là lý do bạn có bài viết này.

Kiến trúc thương hiệu đóng vai trò như kết cấu, sơ đồ của một toà nhà đồ sộ. Thiết kế của nó càng vững chắc, thì thương hiệu càng phát triển mạnh mẽ, ngược lại nó có thể kéo theo cả một sự sụp đổ trên phạm vi hẹp hoặc quy mô hơn.

Có nhiều tài liệu giải thích các mô hình kiến trúc thương hiệu nhưng hiếm có một tài liệu nào hay và dễ hiểu cho bằng "5 mô hình kiến trúc thương hiệu chuẩn thịnh hành" của ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch điều hành công ty ý tưởng thương hiệu và thiết kế chiến lược Left Brain Connectors dưới đây:

5 Mô Hình Kiến Trúc Thương Hiệu Chuẩn Thịnh Hành:
Các trường hợp cụ thể
Master Brand - hai thương hiệu độc lập hoàn toàn
Khi nhà sản xuất nổi tiếng ở phân khúc thị trường xe hơi giá trung bình Toyota quyết định tung ra dòng xe cao cấp với tính năng ưu việt, họ đã quyết định không giới thiệu mẫu xe mới này như một thương hiệu nhánh. Thay vào đó, Toyota quyết định tạo ra một thương hiệu hoàn toàn mới, không liên hệ gì tới Toyota và họ đã rất thành công. Việc liên hệ các thương hiệu nhánh gần gũi hay tách xa thương hiệu mẹ là một quyết định rất quan trọng khi xây dựng một gia đình thương hiệu mạnh.
Mono brand - Một thương hiệu cho tất cả.
Thông thường cấu trúc này sẽ áp dụng với sản phẩn mới sẽ thay thế và cải tiến tốt hơn sản phẩm cũ.
Một số đặc điểm
  1. Sử dụng duy nhất một thương hiệu mẹ áp dụng vào nhiều sản phẩm/dịch vụ
  2. Sử dụng tên mô tả (sản phẩm) cùng với thương hiệu mẹ
  3. Cùng một hệ thống nhận diện


Thương hiệu mẹ bảo trợ cho thương hiệu con, xuất hiện cùng với thương hiệu con như Lipton và Ice Tea: thương hiệu mẹ là chính, thương hiệu con là phụ (description)

Cách tiếp thị theo kiểu “Chùm Thương hiệu” có thể giúp công ty rất linh hoạt trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, song họ cũng phải tiêu tốn nhiều khoản ngân sách truyền thông khác nhau cho từng thương hiệu.
Tôi rất thích câu hỏi, nhất là câu hỏi hay. Trong thời gian tôi chia sẻ ở nhiều trung tâm khác nhau, thường là không có nhiều học viên đặt câu hỏi.

Khi đi học chúng ta luôn được phép hỏi. Lớp học là nơi an toàn nhất để bạn làm điều đó. Bạn có thể đặt câu hỏi mà không sợ người khác nói bạn không biết, vì không biết bạn mới phải đến lớp. Đây cũng là dịp để bạn trả lời câu hỏi của giảng viên mà bạn không sợ sai, vì sai sẽ có người sửa cho bạn. Không ai đánh giá bạn nếu bạn trả lời sai. Nếu bạn phải đi làm thuê (như tôi), bạn nói sai một điều căn bản trong marketing trước mặt sếp có thể bạn không được an toàn như trong lớp học.

Người đặt câu hỏi thường là người tò mò và muốn khám phá thêm những kiến thức mới. Từ một bài học về cách lập kế hoạch internet marketing, anh Hoàng đã giúp cả lớp hiểu hơn về một mảng kiến thức mới liên quan đến thương hiệu. Thương hiệu là gì, vì sao lại gọi là nhãn hiệu, vì sao lại gọi là thương hiệu..

Albert Einstein đã tự nhận xét về mình “tôi không có tài năng gì đặc biệt cả. Tôi đơn giản chỉ đam mê như một kẻ tò" vì "tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng."

Gần gũi hơn với chúng ta là tâm sự của Giáo sư Ngô Bảo Châu. Trong buổi giao lưu giữa 112 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội cùng GS Ngô Bảo Châu, thủ khoa ĐH FPT Trương Thanh Long cho rằng, khó khăn nhiều như vậy, nhưng điều mà các bạn trẻ ngưỡng mộ nhất là GS đã duy trì được niềm đam mê toán học của mình. “Có bao giờ GS mất đi niềm đam mê đó”, Long hỏi. “Niềm đam mê đó không tự dưng mà có, phải biết cách giữ nó. Muốn thế phải biết đam mê đến từ đâu. Tôi cho rằng cội nguồn của niềm đam mê chính là con mắt từ tuổi thơ chúng ta. Sau này chúng ta lớn lên phải luôn giữ được con mắt trẻ thơ của mình: luôn tìm hiểu mọi vật, luôn phải trả lời các câu hỏi” - GS Châu tâm sự. Hãy luôn biết đặt câu hỏi, nhất là câu hỏi hay.

Bài viết này hy vọng sẽ là câu trả lời làm làm hài lòng anh Hoàng cũng như các bạn học viên, thêm thông tin để các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. 

Chúc các bạn luôn giữ được sự tươi mới và tính tò mò!

Tham khảo :

No comments:

Post a Comment