Tuesday, November 8, 2011

Trái phiếu chuyển đổi: “Lỗ hổng” kế toán và sai lệch trên BCTC

Trái phiếu chuyển đổi: “Lỗ hổng”

kế toán và sai lệch trên BCTC

Trong những năm gần đây, nhiều công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam đã lựa chọn phương thức phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) để huy động vốn. Ở nước ta, đây được coi là công cụ tài chính mới, đem lại nhiều lợi ích cho DN phát hành. Không chỉ góp phần giảm chi phí tài chính trong bối cảnh lãi suất ngân hàng cao, việc phát hành và chuyển đổi thành công TPCĐ còn giúp nhiều công ty đại chung tăng nhanh vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, từ thời điểm DN phát hành TPCĐ đến thời điểm trái phiếu được chuyển thành cổ phiếu phổ thông, việc hạnh toán công cụ tài chính này trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp lại chưa được quy định rõ ràng.

Th.s Hà Thị Tường Vy

Phó trưởng ban Quản lý hành nghề kế toán

Hội kế toán và Kiểm toán viên Việt Nam

Trước hết TPCĐ là một loại công cụ tài chính phức hợp, gồm một phần là công cụ nợ và một phần là công cụ vốn. Nó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp theo tỷ lệ chuyển đổi và khuôn khổ thời gian xác định ngay tại thời điểm phát hành.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), sau khi phát hành TPCĐ, trên báo cáo tài chính của DN phát hành phải phản ánh tách bạch được giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu từ đợt phát hành TPCĐ. Phần nợ phải trả sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả. Phần chênh lệch giữa số tiền thu được khi phát hành TPCĐ và giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả sẽ được phản ánh trong phần vốn của chủ sở hữu. Trong hệ thống chính sách về kế toán Việt Nam cho đến nay chưa có văn bản nào hướng dẫn, quy định cho giao dịch này. Bởi vậy, các DN phát hành TPCĐ, khi phát hành xong đều ghi nhận toàn bộ giá trị phát hành vào nợ phải trả. Chỉ khi nào giao dịch chuyển đổi thực sự thành cổ phiếu phổ thông, DN mới ghi nhận giá trị phát hành vào vốn chủ sở hữu. Như vậy, vô hình chung, DN đang làm sai, vô tình cung cấp cho người đọc báo cáo tài chính các thông tin không chính xác! Minh chứng là tại các đợt phát hành TPCĐ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) những năm qua, cả hai ngân hàng trên đều ghi nhận công cụ này trên báo cáo tài chính theo đúng số tiền thu được khi phát hành, mà không tách biệt được giá trị phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của công cụ này.

PTT

Lãi

Gốc

Giá trị hiện tại (chiết khấu 9%)

Năm thứ 1

9.000

8.256

Năm thứ 2

9.000

7.575

Năm thú 3

9.000

100.000

84.171

Cộng

27.000

100.000

100.002

Việc ghi nhận sai phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu có thể minh họa bằng ví dụ sau: Giả sử DN phát hành 100.000 TPCĐ với mệnh giá là 1 triệu đông/ trái phiếu, thời hạn phát hành là 3 năm. Trả lãi mỗi năm một lần vào cuối năm. Lãi suất 9%/ năm, bằng lãi suất trên thị trường, giá phát hành là 1,2 triệu đồng/ trái phiếu. Tổng số tiền thu được của đợt phát hành TPCĐ là 120.000 triệu đồng. Nếu tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), DN phải ghi nhận số nợ phải trả là 100.002 triệu đồng và vốn chủ sở hữu là 19.998 triệu đồng (phần chênh lệch giữa giá phát hành và giá trị hợp lý của khoản nợ). Do không có hướng dẫn nên khi TPCĐ chưa tới hạn chuyển sang cổ phiếu phổ thông, DN vẫn trình bày trên báo cáo tài chính là 120.000 triệu đồng thuộc nợ phải trả.

Trong khi đó, phần nợ phải trả trong TPCĐ được tính là giá trị hiện tại của các khoản thanh toán trong tương lai gồm có gốc và lãi trái phiếu được chiết khấu theo tỷ lệ 9% như bảng dưới.

Như vậy nợ phải trả đã tăng thêm 19.998 triệu đồng và vốn chủ sở hữu thì mất đi tương ứng 19.998 triệu đồng. Điều này khiến các nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính dễ nhận định sai lệch về tình hình tài chính của DN, việc tính toán các chỉ số EPS, P/E… không chính xác, gây khó khăn cho quyết định đầu tư.

Để giải quyết vấn đề trên, thiết nghĩ, Bộ Tài chính cần sớm ban hành hướng dẫn về kế toán cho giao dịch này, theo chuẩn mực quốc tế càng sớm càng tốt.

(Theo ĐTCK)
Nguon VACPA

No comments:

Post a Comment