Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn.
Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi là Lã Bố, một chiến binh dũng mãnh, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền.
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên sau một loạt những sự kiện sau đó. Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc.
Cũng trong thời gian này, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá…
Xem tệp PDF hoặc tải về máy tính của bạn
No comments:
Post a Comment