Wednesday, January 5, 2011

Chúng ta có "vô cảm" ?!

Nhân đọc bài viết  Chủ nghĩa" vô cảm " Hình như cuộc sống hiện đại, xô bồ khiến người ta ích kỉ hơn, thực dụng chỉ biết mỗi bản thân mình. Chủ nghĩa Makeno (mặc kệ nó) đang trở nên phổ biến. Sự vô cảm là nguồn gốc của bao tai họa", tôi xin kể một câu chuyện kinh điển để cùng suy nghĩ.


Chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử và phân tích tâm lý học của Robert B.Cialdini để hiểu hơn sự thật phía sau sự thờ ơ, một trong muôn vàn yếu tố của thành phố lớn. Đó là vấn đề của tồn tại tâm lý khi một người bị hàng triệu người bao vây và dồn ép, để ngăn họ không chạm vào ta,cách duy nhất là càng lờ họ đi càng tốt. Sự thờ ơ trở thành một phản xạ có điều kiện trong lối sống của người dân nhiều thành phố lớn.

Tính ỳ trệ của những người ngoài cuộc đã gây ra nhiều tranh luận của báo giới, chính trị, khoa học bắt đầu bằng một vụ giết người bình thường ở khu Nữ Hoàng (Queens), thành phố New York. Một phụ nữ gần 30 tuổi, Catherine Genovese, bị giết hại trong một vụ tấn công đêm khuya trên đường đi làm về nhà. Giết người là hành động không  dễ bị lãng quên, nhưng trong một thành phố với quy mô và lề lối như New York, nó chỉ chiếm một cột báo trong tờ New York Times. Câu chuyện của Catherine Genovese sẽ chết  vào một ngày nào đó của tháng 3 năm 1946 nếu không có một sự nhầm lẫn.

Tổng biên tập tờ Times, A.M Rosenthal đã tình cờ ăn trưa cùng quyền cảnh sát thành phố một tuần sau đó. Rosenthal hỏi vị cảnh sát về một vụ giết người trên địa bàn khu Nữ Hoàng, nhưng ông này lại nghĩ đó là vụ của Genovese nên đã kể lại một chi tiết thật sự choáng váng mà cảnh sát đã khám phá. Điều đó khiến cho những người nghe, trong đó cả vị quyền cảnh sát , đều kinh hoàng và muốn có một lời giải thích. Catherine đã không bị bóp cổ và chết nhanh chóng. Cái chết của cô kéo dài, đau đớn, ồn ào và công khai. Kẻ tấn công đã đuổi theo và tấn công cô trên đường 3 lần trong vòng 35 phút trước khi con dao của hắn khiến cô im bặt tiếng kêu cầu cứu.

Trong hơn 30 phút, 38 công dân đáng kính, tôn trọng pháp luật của khu Nữ Hoàng theo dõi một kẻ giết người săn đuổi và đâm chết một phụ nữ trong 3 cuộc tấn công tại Vườn Kew.

Hai lần, tiếng nói và ánh sáng đột ngột từ phòng ngủ của họ rọi ra khiến tên giết người ngừng tay và sợ hãi. Mỗi lần quay lại hắn lại tìm nạn nhân và đâm thêm một lần nữa. Không ai gọi cảnh sát khi vụ tấn công dã man diễn ra, chỉ có một nhân chứng gọi cảnh sát khi người phụ nữ đã chết.
.
Cảm giác sốc và thất bại là cảm giác chung của hầu hết mọi người khi biết chi tiết vụ việc này.  Vì sao 38 người tốt lại không biết làm gì trong tình huống đó? Không ai hiểu nổi? Những lý do yếu ớt như "e sợ", "tôi không biết", "không muốn tham gia vào sự vụ" cũng không giải thích được và đứng vững được. Sự lo sợ những rắc rối có thể xảy ra với bản thân sẽ không giải thích được vì chỉ cần một người dấu tên gọi cho cảnh sát là có thể cứu sống  Catherine Genovese mà không phải gặp nguy hiểm trong tương lai.

Nguyên tắc "Bằng chứng xã hội"
Khi câu chuyện được nhiều biết đến, nó trở thành tâm điểm của vô số các bài báo, tư liệu cho các chương trình thời sự và chủ đề cho các vở kịch - thu hút sự chú ý của hai giáo sư tâm lý học ở New York là Bibb Latane và John Darley.

Họ xem xét kỹ các bài báo cáo tình tiết, dựa trên kiến thức tâm lý xã hội để tìm ra lý giải. Latane và Darley đưa ra một giả thuyết là không có ai giúp đỡ vì có quá nhiều người cùng quan sát. Các nhà tâm lý học biện luận bằng 2 lý do.
  • Thứ nhất, một người đứng ngoài quan sát một tình huống khẩn cấp chắc chắc sẽ không giúp đỡ khi có rất nhiều người quan sát. Lý do này khá thẳng thắn. Nếu có vài người có thể giúp đỡ xung quanh, trách nhiệm cá nhân của mỗi người sẽ giảm : "Có lẽ một người nào đó sẽ giúp hay gọi cứu trợ, có lẽ một người nào đó đã làm vậy". Bởi vì mọi người đều nghĩ có ai khác đã hoặc sẽ giúp nên không ai làm gì cả.
  • Lý do thứ hai là kích thích sự tò mò vè mặt tâm lý học, nó được thiết lập dựa trên nguyên tắc bằng chứng xã hội bao gồm cả hiệu ứng ngu dốt đa nguyên. Một việc khẩn cấp xảy ra rất thường xuyên và rõ ràng sẽ không còn khẩn cấp. Một người đàn ông nằm trên đường là nạn nhân của một vụ tấn công hay chỉ là một gã xay rượu. Những tiếng động bên nhà hàng xóm là một vụ tấn công cần gọi cảnh sát hay tiếng đập vỡ đồ đạc mà người xen vào sẽ cực kỳ vô duyên? Vì sự không chắc chắn này, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta sẽ nhìn quanh, tìm kiếm xem người khác làm gì.

    Trong trường hợp này, mọi người đã quên rằng những người đang quan sát khác cũng đang tìm kiếm một bằng chứng xã hội. Bởi vì chúng ta đều thích tự chủ và không bị bấn loạn giữa những người khác, chắc chắc chúng ta sẽ lẳng lặng tìm kiếm bằng chứng đó, với cái nhìn nguy trang. Do mọi người đều thấy những người khác điềm tĩnh và không hành động gì. Hậu quả là, sự kiện này sẽ được hiểu là không có gì khẩn cấp.
Bài học:
Dựa trên các kết quả nghiên cứu,  khi chúng ta cần sự trợ giúp hãy chọn một cá nhân trong đám đông, nhìn chăm chú trao trách nhiệm cho họ :"ông, người mặc áo khoác màu xanh đấy ạ. Tôi cần giúp đỡ. Làm ơn gọi cảnh sát".

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề này trong chương "Nguyên tắc bằng chứng xã hội", quyển "Thuyết phục bằng tâm lý" với nhiều câu chuyện sởn gai ốc khác. 

No comments:

Post a Comment